SVĐ 2 vạn người “chết lặng” & hé lộ đằng sau thất bại cay đắng nhất lịch sử ĐT Việt Nam
Rất nhiều CĐV Việt Nam đã khóc, cả sân vận động như chết lặng. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng, nỗi đau mà bóng đá mang đến lại cay đắng như vậy.
Ảnh minh họa.
‘Giải đấu năm ấy thực sự rất đáng tiếc. Thời điểm đó, lứa cầu thủ chúng tôi đang vào đúng độ chín, ĐT Việt Nam không ngại đối thủ nào cả. Nhưng tiếc rằng mình lại thua ở tình huống rất ngớ ngẩn’.
Đó là những cảm xúc của cựu danh thủ Triệu Quang Hà trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, khi anh nhớ lại thất bại cay đắng của ĐT Việt Nam tại Tiger Cup 98 . Với rất nhiều CĐV Việt Nam , giải đấu năm ấy cũng được coi là thất bại cay đắng bậc nhất lịch sử bóng đá nước nhà.
Sân Hàng Đẫy với sức chứa 2 vạn khán giả chật kín đã chuẩn bị sẵn những cuộc ăn mừng, nhưng rồi tất cả phải lặng lẽ ra về trong cay đắng.
Còn với Triệu Quang Hà, lý do khiến ĐT Việt Nam thất bại trước Singapore ở trận chung kết vẫn luôn là điều khiến anh cảm thấy tiếc nuối.
Triệu Quang Hà (số 17) khi thi đấu tại Tiger Cup 98 . (Ảnh tư liệu)
‘Nhiều người nói sự hưng phấn quá lớn khi thắng Thái Lan 3-0 ở bán kết khiến tâm lý của ĐT Việt Nam bị ảnh hưởng. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Theo quan điểm của tôi, có hai lý do khiến ĐT Việt Nam thất bại ở chung kết Tiger Cup 98 .
Đầu tiên là việc tình huống đội để thủng lưới rất đáng tiếc, và sau đó là vấn đề tâm lý, khi tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng mình có thể ăn lại được đối thủ’, cựu tuyển thủ ĐT Việt Nam và Thể Công tiết lộ,
Triệu Quang Hà kể tiếp: ‘Do đối thủ yếu hơn khiến mình cảm thấy nôn nóng. Nhưng càng nôn nóng bao nhiêu thì sự tỉnh táo lại càng mất đi bấy nhiêu. Đá trong sân mình mới thấy sự cuốn hút, nôn nóng trong trận đấu nó tác động đến cầu thủ lớn thế nào.
Khi thời gian dần trôi về những phút cuối, tâm lý mình càng bị cuốn vào, sự tỉnh táo không còn nữa. Ví dụ với tôi, việc lựa chọn giữa chuyền hay sút không còn được bình tĩnh, khiến mình bị mắc ở hai vấn đề đó. Và nhìn đồng đội tôi cũng hiểu rằng tất cả các cầu thủ đều bị tâm lý như vậy.
Mình càng nôn nóng thì trận đấu càng cuốn đi, mình không còn tỉnh táo nữa. Các cầu thủ Việt Nam phải chịu một sức ép tâm lý lớn, không thể cởi bỏ ra để thăng hoa được’.
Sasikumar không chỉ khiến hàng công đội chủ nhà ‘tắt điện’ mà còn ghi bàn thắng duy nhất ở trận chung kết sau sai lầm của thủ môn ĐT Việt Nam. (Ảnh: Quang Minh)
Để giải thích rõ hơn về tác động của tâm lý thi đấu đề các cầu thủ Việt Nam tại giải đấu năm đó, Triệu Quang Hà lấy trận thắng trước Thái Lan ở bán kết để lý giải.
‘Tôi nghĩ ở bán kết Việt Nam cũng may mắn vì vụ lùm xùm tại vòng bảng giữa Thái Lan và Indonesia. Thành ra các cầu thủ Thái Lan gặp vấn đề tâm lý. Nhưng với chúng tôi, trước khi vào trận cũng thấy hồi hộp.
Ngày ấy Việt Nam hay đá 3-5-2 hoặc 5-3-2, trong khi Thái Lan chơi 4-4-2. Bóng đá Thái Lan khi đó chơi với sơ đồ hiện đại hơn Việt Nam. Tôi cảm thấy hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam bị thiếu một người so với đối thủ. Với quân số 4 người ở tuyến giữa, họ di chuyển linh hoạt hơn và kiểm soát thế trận. Còn chúng ta tuyến dưới thì thừa, nhưng ở trên lại thiếu.
Đó cũng là một phần lý do mà bao nhiêu năm Thái Lan họ luôn dẫn bàn rất sớm, rồi ĐT Việt Nam phải rượt đuổi, càng đá càng bị tâm lý’, Triệu Quang Hà phân tích.
ĐT Việt Nam thăng hoa trong trận bán kết với Thái Lan. (Ảnh: Quang Minh)
Anh nói tiếp: ‘Nhưng ở bán kết Tiger Cup 98 , mọi thứ lại khác. Khi mình khoác lên màu cờ sắc áo tổ quốc, đứng ở sân nghe quốc cất lên, cả người ‘nổi gai ốc’, tinh thần xúc động. Lúc ấy thì chẳng còn sợ ai nữa cả, cứ lăn xả hết mình vào đá bóng, thi đấu quyết liệt mà chẳng lo sợ bị chấn thương.
Và rồi Việt Hoàng đưa ĐT Việt Nam dẫn trước từ sớm, giúp chúng tôi thi đấu cũng rất hưng phấn. Với riêng tôi, hôm đó đúng vào ngày sinh nhật nên mình rất quyết tâm. Bàn thắng nâng tỉ số lên 3-0 tôi cũng đóng góp dấu giầy. Đó là kỷ niệm rất đáng nhớ với mình.
Sau trận đấu, bản thân tôi thấy hưng phấn lắm. Thể thao là vậy. Nhiều khi tập trung suy nghĩ cho trận đấu quá mà bị mất ngủ. Rồi thắng xong hưng phấn nên cũng mất ngủ.
Rồi đến khi thua Singapore ở chung kết, mình cũng mất ngủ vì buồn. Nhưng nếu nói là suy sụp thì không, bởi bóng đá có thắng có thua. Về tâm lý, mình cũng buồn lắm chứ, nhưng đặc thù nghề nghiệp chỉ cho phép mình vui, buồn trong hôm nay thôi, còn mai lại phải lấy lại tập trung để hướng đến mục tiêu tiếp theo. Tôi nghĩ đã xác định theo nghiệp thể thao thì ai cũng phải chuẩn bị cho mình tâm lý đó’, Triệu Quang Hà nhớ lại.
CĐV Việt Nam phải chứng kiến ĐT Singapore nâng cúp vô địch ngay tại sân Hàng Đẫy .
Sau thất bại đáng tiếc trên sân nhà năm đó, lứa cầu thủ của Triệu Quang Hà còn có thêm một lần lọt vào chung kết giải đấu khu vực. Tiếc rằng ĐT Việt Nam lại một lần nữa ‘gục ngã trước cửa thiên đường’, khi để thua Thái Lan 0-2 ở chung kết SEA Games 1999 trên đất Brunei.
Phải mất 10 năm sau thất bại cay đắng khiến hàng triệu trái tim CĐV chết lặng ở Tiger Cup 98, bóng đá Việt Nam mới có thể giành được ngôi vương Đông Nam Á.
Tuy nhiên trong lòng người hâm mộ Việt Nam, lứa cầu thủ Hồng Sơn , Huỳnh Đức , Quang Hà, Văn Sỹ Hùng , Đỗ Khải… vẫn luôn được coi là ‘thế hệ vàng’ của bóng đá nước nhà, với những dấu ấn lớn lao mà họ đã tạo ra ở thời kỳ chúng ta hội nhập trở lại với thể thao khu vực.
BLV Quang Tùng chỉ ra cái khó trong việc đáp ứng mong mỏi của HLV Park
BLV Quang Tùng đã chia sẻ góc nhìn đa chiều về câu chuyện sử dụng ngoại binh, một trong những lý do khiến ĐT Việt Nam thiếu chân sút chất lượng trên hàng công hiện nay.
Vừa qua, câu chuyện đội tuyển Việt Nam thiếu hụt tiền đạo lại được HLV Park Hang Seo nhắc đến trong buổi họp báo sau trận đấu giữa ĐT Việt Nam và U22. Một trong những mong mỏi của chiến lược gia người Hàn Quốc là việc Liên đoàn tìm ra phương án hạn chế sự ảnh hưởng của ngoại binh tới khả năng thi đấu của nội binh, mà ở đây cụ thể là các tiền đạo nội.
Ý kiến này nhận nhiều phản ứng trái chiều. Vừa qua BLV Quang Tùng cũng có bài phát biểu, chia sẻ góc nhìn đa chiều về vấn đề này.
'V-League rất khốc liệt nên các HLV không đủ tự tin giữa ranh giới mong manh tồn tại và không tồn tại, vì vậy họ ưu tiên sử dụng cầu thủ kinh nghiệm, đã qua va vấp. Trong khi chất lượng đào tạo trẻ không phải đồng đều đến mức không sử dụng người này thì sử dụng người kia. Các HLV không dám dùng các cầu thủ trẻ là chuyện không trách họ được.
V-League là giải đấu nhà nghề, các nhà tài trợ muốn chất lượng cao. CLB đầu tư nhiều tiền của cho cầu thủ ngoại nên họ không dại gì dùng cầu thủ trẻ, và thành tích thì không có gì cầu thủ nội đảm bảo được so với một cầu thủ ngoại trong việc cung cấp bóng, tạo cơ hội ghi bàn.
HLV Park Hang Seo mong muốn phương án mới trong việc sử dụng ngoại binh ở V-League
Vì vậy chúng ta cần quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, công tác tìm kiếm để bồi dưỡng, xây dựng phong cách chơi cho các cầu thủ tấn công của chúng ta. Để từ đó tìm ra Công Vinh, Văn Quyến, Việt Thắng, Huỳnh Đức mới. Chứ ta không thể trông chờ vào việc tập luyện đến giải U21 xong rồi để lên đội một. Sau đó cứ đá giãn dần ra biên, bóng nhồi hết cho tiền đạo ngoại phía trong, thì chúng ta không thể đi tìm những cầu thủ tấn công tốt người bản địa được.
Tôi ủng hộ hộ phương án các đội bắt buộc có thêm suất cầu thủ trẻ để họ có ý thức về việc đào tạo làm nòng cốt cho đội bóng'.
Những lý do mà BLV Quang Tùng đưa ra cũng là nỗi trăn trở của những nhà làm bóng đá nhiều năm qua. Dù vậy VFF cũng đã có những bước đi đầu tiên trong việc tạo sân chơi cho bóng đá trẻ. 2020 là năm đầu tiên hai lứa tuổi U15 và U17 tổ chức thêm giải cúp quốc gia.
Hi vọng trong năm tới, những phương án mới sẽ được vạch ra và sớm đưa vào hệ thống để cân bằng lợi ích mong muốn giữa ĐTQG và CLB.
HLV Park bẻ đôi bánh cho chiến sỹ cán bộ ngồi cạnh
Cựu HLV Thể Công - Vương Tiến Dũng: 'Người lính già rưng rưng kể chuyện Thể Công' Khi nhìn thấy cựu cầu thủ, HLV của Thể Công Vương Tiến Dũng ngồi an nhiên trong căn phòng mộc mạc của mình. Đôi mắt dần phủ đầy mây lãng đãng lướt qua tấm hình chụp đội Thể Công vô địch quốc gia năm 1998, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông: "Người lính già đầu bạc. Kể...