Người quan sát: Vừa chạy vừa xếp hàng
Hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2021 sẽ trở lại vào trung tuần tháng Ba này. Đó là một tín hiệu rất, rất đáng mừng, khi nhịp đập – hơi thở làng túc cầu nội sẽ được duy trì, sau thời gian đóng băng vì Covid-19 . Nhưng…
Các CLB (và cả nhà tổ chức VPF) sẽ phải tính toán rất kỹ các phương án, khi ĐTQG sẽ hội quân vào cuối tháng 5/2021, đặng chuẩn bị thi đấu tập trung các trận đấu còn lại của bảng G, Vòng loại FIFA World Cup 2022 . Xen lẫn đó là lịch thi đấu AFC Champions League và AFC Cup 2021, với các đại diện Việt Nam như Viettel , CLB Hà Nội và CLB Sài Gòn .
Trước đây, các đại diện Việt Nam vẫn kêu trời khi không được tạo điều kiện tốt nhất có thể, mà yên tâm bơi ra đấu trường châu lục. Ví như các suất đăng ký (và thay thế) ngoại binh, rồi việc xếp lịch thi đấu, di chuyển. Đó là lý do mà phần lớn đều chơi cho có, bởi sự sống còn của đội bóng vẫn là giải đấu quốc nội.
Duy chỉ có B.Bình Dương năm 2009 và CLB Hà Nội mùa 2019, tạo ra sự khác biệt. Nhưng làng túc cầu nội, mấy ai được như họ, ở thời hoàng kim!
Không kể quãng thời gian hơn một năm qua, khi bóng đá thế giới phải chịu tác động xấu từ đại dịch Covid-19 , hệ thống các giải đấu vốn dĩ đã được kiện toàn. Tuy nhiên, việc đó dường như lại chẳng mảy may đến các con tính của VFF và VPF. Bằng chứng là các đại diện Việt Nam khi trở về, phải chơi dồn toa các trận đấu. Không có ưu tiên nào cả, và điều này là không công bằng.
V-League đã trở lại, nhưng mục tiêu quan trọng hơn của bóng đá Việt Nam trong năm nay vẫn phải là hướng ra đấu trường châu lục, trong đó có Sài Gòn FC là đại diện. Ảnh: VPF
Phải vất vả lắm, V-League và Cúp quốc goa mới giới thiệu đủ 3 đại diện ra châu lục, bao gồm các yếu tố về hạ tầng phục vụ di chuyển, ăn ở (cho đối phương) và thi đấu; hệ thống các tuyến trẻ được kiện toàn (đôi khi là sự lấp liếm cho qua); mô hình CLB chuẩn chuyên nghiệp (với công ty cổ phần được thành lập, có thu chi, danh chính) và tiềm lực tài chính… Trước đó một thời gian dài, V-League đánh mất vị thế, bị hạn chế hoặc tước suất chơi.
CLB Hà Nội từng công khai tham vọng vươn ra tầm châu Á, chơi giải đấu cao nhất là AFC Champions League , nhưng chỉ một sơ suất nhỏ, họ đã mất suất chơi mùa giải 2020. Đó là một bài học. Và bài học đó không giống như Quảng Nam (2018) hay Quảng Ninh phải thuê sân Mỹ Đình, cách đây nửa thập niên…
Nói chung, bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam, vẫn vừa chạy vừa xếp hàng. Nhiều CLB thậm chí còn phải thuê mướn sân bãi tập luyện, thi đấu và nơi ăn, chốn ở. Không sở hữu bất cứ yếu tố cấu thành nào, ngoài cái tên mua đi bán lại.
Trở lại với mật độ thi đấu dày đặc, ở nhiều cấp độ và hạng mục giải đấu trong năm 2021, vốn dĩ đã được cảnh báo trước vì đại dịch Covid-19 . Việc được báo trước, xem như thành công đã đến phân nửa, nửa còn lại là nỗ lực cải thiện của người trong cuộc, nhà tổ chức đến đâu mà thôi. Theo quan điểm của người viết, ưu tiên cho ĐTQG và các CLB đại diện Việt Nam ra châu Á, vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Đơn giản, đó là bộ mặt, là đỉnh cao nhất mà nền bóng đá và hệ thống các giải đấu quốc nội (bao gồm cả giải chuyên nghiệp và giải trẻ) giới thiệu với bè bạn quốc tế. V-League, hạng Nhất, hay Cúp quốc gia, đương nhiên vẫn phải chạy, nhưng chúng ta đã chạy từ hơn 20 năm qua, mà đã ra chiến thuật đâu. Tít mù rồi lại vòng quanh, khái niệm chuyên nghiệp vẫn là thứ xa xỉ.
Chúng ta đã nỗ lực đủ chưa? Hỏi mà như đã trả lời vậy.
VFF “đau đầu” xếp lịch thi đấu
Việc đội tuyển Việt Nam cần có 3 tuần tập trung chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 và Viettel đá vòng bảng AFC Champions League đã khiến cho VFF và VPF đau đầu tìm ra phương án tối ưu.
VFF và VPF đã sơ bộ thống nhất, V.League sẽ trở lại từ ngày 13 hoặc 19-3 tuỳ vao tình hình dịch bệnh Covid-19 nhưng đều phải kết thúc vào ngày 19-9. Giải hạng Nhất năm 2021 sẽ khai mạc muộn hơn vào ngày 20-3 và kết thúc vào ngày 18-9, cùng thời điểm với V.League để sau đó tiến hành trận play-off giữa đội thứ nhì Giải hạng Nhất và đội áp chót V.League nhằm xác định suất tham dự V.League 2022.
Tất cả vì đội tuyển
Theo tính toán, Cúp QG cũng sẽ khởi tranh vòng đấu loại vào ngày 23-4. Mùa giải chuyên nghiệp 2021 chính thức khép lại bằng trận chung kết Cúp QG vào ngày 30-9. Đây là cái đích của mùa giải vì sau đó ông Park Hang-seo phải cùng học trò toàn tâm toàn ý cho đội tuyển U.22 hướng tới vòng loại U.23 châu Á, SEA Games 31, còn đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho vòng loại cuối cùng World Cup 2022 (nếu đoạt vé) và AFF Cup.
Ông Park đã dự kiến đội tuyển sẽ hội quân 2 tuần từ ngày 21-4 đến 7-5 mà không có các cầu thủ Viettel. Ảnh CLB Viettel.
Vòng bảng AFC Champions League dự kiến sẽ diễn ra tập trung từ ngày 21-4 đến ngày 7-5. Bảng F của Viettel nhiều khả năng do CLB đang dẫn đầu Thai League Pathum United đăng cai. Nước chủ nhà Thái Lan cam kết 3 đội khách chỉ phải cách ly tối thiểu 5 ngày, nhưng khi về nước thầy trò HLV Trương Việt Hoàng vẫn phải cách ly đủ 14 ngày thì Viettel sẽ mất tổng cộng 35 ngày. Làm thế nào để xếp lịch cho Viettel đá bù là cả một vấn đề lớn.
Về phần mình ông Park đã dự kiến đội tuyển sẽ hội quân 2 tuần từ ngày 21-4 đến 7-5 (sẽ không có các cầu thủ Viettel) khi V.League tạm nghỉ cho mục tiêu 6 điểm trong 3 trận còn lại của vòng loại World Cup 2022. Đây không phải là vấn đề quá lớn khi các cầu thủ Ngọc Hải, Tiến Dũng, Nguyên Mạnh...đều đã khẳng định được đẳng cấp và có thể lắp ráp thi đấu ngay.
Đợt thứ 2, đội tuyển sẽ tập trung vào ngày 22-5 cho đến khi lên đường trước ngày 31-5, tức sẽ có 1 tuần làm quen với khí hậu, thời tiết trước trận gặp Indonesia vào ngày 7-6. Nếu không thương lượng được thì nhiều khả năng thủ môn Đặng Văn Lâm (CLB Cerezo Osaka) và chỉ có thể bay từ Nhật Bản sang thẳng địa điểm thi đấu để hội quân sau trận đấu tại J1-League sẽ diễn ra đến tận ngày 30-5.
Lịch thi đấu dày sít
Ngoài Viettel, mùa giải này CLB Hà Nội và Sài Gòn sẽ thi đấu tập trung vòng bảng AFC Cup (chỉ đá 1 lượt 3 trận) từ ngày 22 đến 28-6. Nếu tình trạng dịch Covid-19 không tiến triển họ cũng phải mất 14 ngày cách ly, nên V.League chỉ có thể nối lại vào ngày 12-7.
Tiền đạo Geovane háo hức chờ trái bóng tròn lăn trở lại. Ảnh CLB HN.
Khi đó các đội V.League chỉ có khoảng 8 tuần để hoàn tất 10 vòng còn lại (3 lượt cuối giai đoạn 1 và 7 lượt giai đoạn 2 của nhóm đua trụ hạng) để về đích đúng hạn 19-9, nhường chỗ cho 3 chiến dịch: vòng loại U.23 châu Á (tháng 10), SEA Games 31 (tháng 11) và AFF Cup (tháng 12).
Một lịch thi đấu dày đặc và buộc các đội bóng phải chuẩn bị kỹ nền tảng thể lực cho cầu thủ và công tác y tế chăm sóc vết thương phải được chuẩn bị hết sức chu đáo, nếu như không muốn phải nhận các bất lợi về lực lượng.
2 cột mốc để V.League trở lại Dịch Covid-19 tái bùng phát buộc các giải đấu trong nước bị đình trệ trong thời gian qua. Tuy nhiên khi mà tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát tốt, VFF và VPF đã công bố lịch thi đấu (dự kiến) của các giải trong nước sắp tới. Đến thời điểm này, dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn....