Tiền đái tháo đường là gì, dùng thuốc nào để phòng ngừa bệnh tiến triển?
Tiền đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến chỉ số đường huyết tăng nhưng chưa được gọi là bệnh đái tháo đường.
Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
1. Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường hay rối loạn dung nạp glucose là tên gọi của chứng đường glucose trong máu tăng cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức người mắc bệnh đái tháo đường.
Đây là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin (kháng insulin). Những người có rối loạn dung nạp đường máu sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch (bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ…). Nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tim mạch. Việc điều trị có hiệu quả nhất là thay đổi lối sống bao gồm cả ăn uống điều độ, giảm cân nếu đang thừa cân, và có chế độ hoạt động thể lực thích hợp.
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường.
2. Khi nào được gọi là tiền đái tháo đường?
NỘI DUNG
1. Tiền đái tháo đường là gì? 2. Khi nào được gọi là tiền đái tháo đường? 3. Yếu tố nguy cơ nào nào dẫn đến tiền đái tháo đường? 4. Biện pháp nào để điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển? 4.1 Thay đổi lối sống 4.2 Phương pháp điều trị tiền đái tháo đường bằng thuốc
Để chẩn đoán bệnh, có thể sử dụng xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose và HbA1c. Cần làm xét nghiệm đường huyết lúc đói vào buổi sáng, sau một đêm không ăn và làm xét nghiệm lần nữa sau 2 giờ uống một dung dịch chứa đường glucose được sử dụng chuyên biệt cho nghiệm pháp dung nạp glucose. Ở người bình thường, đường huyết 2 giờ sau khi uống đường thường dưới 7.8mmol/L(140mg/dL).
Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người có rối loạn dung nạp glucose là khi:
Đường máu đói dưới 7mmol/L; Đường máu sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết 2 giờ từ 7.8 mmol/L đến 11.1mmol/L Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo mức độ HbA1c từ 42 – 47mmol/mol (6.0-6.5%) chỉ ra một nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra cũng cần biết đến tình trạng rối loạn đường máu đói. Tức là khi chỉ số đường máu từ 5.1 mmol/L – 7mmol/L sau một đêm nhịn ăn.
3. Yếu tố nguy cơ nào nào dẫn đến tiền đái tháo đường?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường bao gồm:
- Người mắc bệnh thừa cân hoặc béo phì.
Video đang HOT
- Tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em) có người bị đái tháo đường.
- Người ít hoạt động thể lực.
- Có những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu.
- Hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân ở phụ nữ.
- Đái tháo đường khi mang thai.
4. Biện pháp nào để điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nếu tiền đái tháo đường được điều chỉnh có thể ngăn chặn quá trình tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Ngoài ra điều trị sớm còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của các biến cố tim mạch. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết có mắc tiền đái tháo đường hay không và phương pháp điều trị thế nào nhằm giảm các biến cố bất lợi cho sức khỏe. Hiện nay có hai phương pháp điều trị được áp dụng, bao gồm thay đổi lối sống và phương pháp điều trị bằng thuốc.
4.1 Thay đổi lối sống
Đây là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, nên trước khi dùng thuốc, cần can thiệp vào lối sống. Biện pháp này đã được chứng minh là hiệu quả nhất để ngăn chặn sự tiến triển của tiền đái tháo đường thành bệnh đái tháo đường. Cụ thể như sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: Tùy vào chiều cao, cân nặng, giới tính, lứa tuổi mà nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau, nên chế độ ăn cũng khác nhau. Do đó không có một công thức chung về chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh cho tất cả mọi người.
Khi được chẩn đoán tiền đái tháo đường, người bệnh cần định kỳ đi xét nghiệm máu.
Với mỗi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ làm thế nào để có một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng về cơ bản, nên cố gắng ăn một chế độ ít chất béo, chất béo bão hòa, giảm muối, ăn giàu chất xơ, trái cây và rau quả.
- Giảm cân nếu đang thừa cân: Đặt mục tiêu cân nặng bình thường là không thực tế đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân không chỉ giúp giảm mức đường trong máu mà còn có những lợi ích sức khỏe khác nữa.
Việc giảm cân phải thông qua chế độ ăn cùng với hoạt động thể lực thường xuyên. Cuối cùng mới là biện pháp dùng thuốc hoặc các biện pháp khác.
- Hoạt động thể chất: Nên hoạt động thể lực tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày một tuần.
Để việc luyện tập được thường xuyên và bền vững, mỗi người sẽ cần lựa chọn môn thể dục tùy theo thể trạng, sở thích của mình, không nhất thiết phải luyện tập giống người khác. Ví dụ mỗi người có thể chọn một trong (hoặc kết hợp) các hình thức: Đi bộ, bơi, đạp xe, chạy bộ, nhảy, tập gym, yoga… Lý tưởng nhất là nên thực hiện một hoạt động giúp tăng nhẹ nhịp thở và ra mồ hôi nhẹ.
Hoạt động thể chất thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Luôn luôn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động thể chất nếu đã không hoạt động trong một thời gian dài.
- Ngoài ra còn cần thay đổi những thói quen xấu khác, bao gồm:
Ngừng hút thuốc lá. Hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp cao thì phải điều trị để đảm bảo huyết áp luôn trong giới hạn bình thường. Nếu cholesterol cao thì phải được điều trị để mức cholesterol đạt giới hạn bình thường.
4.2 Phương pháp điều trị tiền đái tháo đường bằng thuốc
Đã có những thử nghiệm xem xét việc sử dụng các thuốc cho người bị rối loạn dung nạp glucose. Các điều trị này nhằm xem hiệu quả với việc giúp ngăn ngừa bệnh đái đường và bệnh tim mạch. Thuốc được thử nghiệm bao gồm metformin, acarbose, thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II.
- Metformin là thuốc được sử dụng trên lâm sàng từ khoảng 50 năm nay trong điều trị đái tháo đường type 2. Đây cũng là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với bệnh lý này.
Thuốc có tác dụng hạ đường huyết chủ yếu do làm giảm sản xuất glucose ở gan, giảm đề kháng insulin. Thuốc không gây hạ đường huyết và không gây tăng tân.
- Acarbose có tác dụng làm chậm sự hấp thu carbohydrate ở ruột. Thuốc được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc hạ đường huyết khác như sulfonylurea, metformin hoặc insulin 14 trong điều trị đái tháo đường type 2.
Thuốc được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng ở người có rối loạn dung nạp glucose và cả ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thuốc được lựa chọn cho người có rối loạn dung nạp glucose nhằm ngăn ngừa tiến triển thành đái tháo đường type 2.
- Với người mắc rối loạn dung nạp glucose, người mắc đái tháo đường type 2 có tỉ lệ khá cao mắc kèm bệnh tăng huyết áp. Việc sử dụng các thuốc kiểm soát huyết áp cũng như kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Sử dụng thuốc hạ huyết áp nhằm giúp giảm tổn thương các mạch máu; làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường/tăng huyết áp cũng như biến chứng do bệnh gây ra.
Nếu đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường, cần đi khám, xét nghiệm máu mỗi năm ít nhất một lần để kiểm tra đường huyết lúc đói.
Cần tuân thủ lịch khám bệnh đúng để kiểm soát đường máu để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra bác sĩ sẽ kiểm tra các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim mạch như theo dõi cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu để kiểm tra rối loạn mỡ máu không. Từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp đối với các bệnh lý này.
Nếu chưa đến lịch hẹn khám, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường, nên đi khám ngay: Khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân… Các triệu chứng này có xu hướng phát triển khá chậm, trong vài tuần hoặc vài tháng.
Tỷ lệ đái tháo đường tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cảnh báo tỷ người mắc đái tháo đường tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa.
Trên thế giới, cứ 5 giây lại có một ca tử vong vì đái tháo đường.
Ngày 13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11 và ngày Toàn dân mua và sử dụng muối I ốt 2/11.
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo, tỷ lệ người mắc đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người mắc đái tháo đường mà không biết, trong khi đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong của nó đứng thứ ba trong các bệnh không lây nhiễm.
Bệnh viện Nội tiết thực hiện tầm soát đái tháo đường miễn phí cho người dân tại buổi mít tinh.
Theo số liệu của IDF năm 2019, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường type 2.
Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Hà Nội, năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có một ca tử vong.
TS Hiệp thông tin thêm, căn bệnh đái tháo đường với triệu chứng âm thầm, không được phát hiện, điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tim mạch, thận... Do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở tim, ở thận, ở chi... nên gây ra nhiều biến chứng, đột quỵ, suy thận và những biến chứng bàn chân.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị tích cực với biến chứng này. Nhiều bệnh nhân trong vòng 10 - 20 năm không biết mình bị đái tháo đường, được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, đường huyết rất cao.
Bởi căn bệnh này không gây ngay các triệu chứng ồ ạt mà diễn biến âm thầm, có những người mang bệnh 10 - 20 năm, khi vào viện hôn mê xét nghiệm đường huyết cao chót vót mới biết mình bị đái tháo đường.
Đặc biệt, đái tháo đường cũng đang gia tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi, trẻ em do lối sống lối sống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, lười vận động thể lực dẫn đến dư thừa năng lượng, rối loạn chuyển hóa.
Rất nhiều người trẻ đã bị béo bụng. Những người này khi đi siêu âm, chụp cắt lớp bộc lộ rất rõ tình trạng mỡ bụng, mỡ nội tạng. Béo bụng cũng thể hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, do rất nhiều nguyên nhân không chỉ riêng ăn uống. Có người ăn không nhiều nhưng stress, căng thẳng cũng gây rối loạn chuyển hóa, tích trữ mỡ bụng.
Tuy nhiên, việc can thiệp để giảm nguy cơ chuyển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường là có cơ hội. Theo lý thuyết, 80% người tiền đái tháo đường chuyển sang đái tháo đường. Mọi người có thể giảm nguy cơ này nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, duy trì nhịp sinh hoạt, làm việc đều đặn và sử dụng thuốc.
Khi thực hiện được những khuyến cáo này có thể làm giảm tỷ lệ chuyển sang đái tháo đường, hoặc kéo dài thời gian chuyển sang đái tháo đường.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thể dục thể thao, hạn chế các đồ ngọt, nước uống có ga, thức ăn nhanh... và duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để kịp thời phát hiện, quản lý bệnh đái tháo đường.
Người cao tuổi, mắc bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid-19? Người nhà tôi 80 tuổi, bệnh đái tháo đường, đau dạ dày, nhân viên y tế khuyên nên tiêm vaccine Covid-19. Xin hỏi bác sĩ vì sao nên tiêm, ảnh hưởng sức khỏe không? (Hùng, TP HCM) Trả lời: Khả năng nhiễm bệnh, nguy cơ nhập viện, nguy cơ diễn tiến nặng trong điều trị Covid-19 thường tăng ở người cao tuổi. Nguyên...