Tiề.n đái tháo đường có nguy hiểm không?
Tiề.n đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt, không chỉ trở thành bệnh đái tháo đường mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiề.n đái tháo đường là gì?
Tiề.n đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong má.u cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường, bao gồm những người rối loạn glucose má.u lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose, hoặc tăng HbA1c (chỉ số phản ánh lượng đường trung bình trong má.u).
PGS.TS. Vũ Bích Nga, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tiề.n đái tháo đường thường không có biểu hiện gì, nhưng hay gặp ở những người có nguy cơ cao như thừa cân, béo phì, tiề.n sử gia đình có người mắc đái tháo đường, phụ nữ có tiề.n sử đái tháo đường thai kỳ, tiề.n sử sinh con to, vòng bụng lớn hơn 90cm ở nam và hơn 80cm ở nữ.
Tiề.n đái tháo đường thường gặp ở nam giới có vòng bụng lớn hơn 90cm.
Tiề.n đái tháo đường là giai đoạn rất sớm của đái tháo đường, nếu không được phát hiện và quản lý tốt thì sẽ gây nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai. Nghiêm trọng hơn, tiề.n đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ gây ra các biến cố về tim mạch, về mạch má.u lớn (gây nhồi má.u cơ tim, tắc mạch não, tắc mạch chi…), mạch má.u nhỏ (ở mắt gây mù mắt, ở thận gây suy thận)…
Chính vì những mức độ nguy hiểm với sức khỏe nên bên cạnh các biện pháp thay đổi lối sống, một số trường hợp đã được chỉ định điều trị bằng thuố.c ở giai đoạn tiề.n đái tháo đường để ngăn ngừa tiến triển và dự phòng biến chứng.
Video đang HOT
Biện pháp hiệu quả nhất để sàng lọc tiề.n đái tháo đường là thực hiện xét nghiệm má.u. Với những trường hợp nguy cơ cao đã nêu trên hay người thiếu vitamin D, người bị rối loạn mỡ má.u, tăng huyết áp, hút thuố.c lá… cũng có thể sàng lọc đái tháo đường và tiề.n đái tháo đường để có biện pháp kiểm soát kịp thời, phòng tránh biến chứng.
Có thể ngăn ngừa tiề.n đái tháo đường thành bệnh không?
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tiề.n đái tháo đường tiến triển thành bệnh cũng như những biến chứng có thể gặp phải.
Thậm chí dinh dưỡng đúng và lối sống lành mạnh ở giai đoạn sớm của tiề.n đáo tháo đường có thể đưa đường má.u trở lại mức bình thường. Ví dụ, người thừa cân béo phì có chế độ giảm cân đúng, những người ăn uống quá nhiều carb và đồ ngọt nay ăn theo chế độ khoa học…
Ở các trường hợp tiề.n đái tháo đường, đường má.u cao có thể do lượng carb từ khẩu phầ đưa vào quá nhiều làm cơ thể không chuyển hóa kịp, hoặc do hoạt tính của hormone insulin bị kháng lại.
Do đó, cần sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, với lượng phù hợp để tránh tăng đường má.u. GI bằng 55 hoặc ít hơn, tức là GI thấp (tốt), GI bằng 56-69, tức GI ở mức trung bình, GI bằng 70 trở lên tức là GI ở mức cao (xấu). GI càng nhỏ có nghĩa là sản phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong má.u.
Thực phẩm có GI thấp thường thấy trong thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, rau lá xanh, đậu, khoai lang, các loại hạt… Nếu lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần chú ý đến nhãn thực phẩm và dinh dưỡng, trường hợp trên nhãn không đề cập đến GI thì cần lưu ý đến hàm lượng chất xơ được liệt kê để xác định thứ hạng GI của thực phẩm. Thực phẩm GI trung bình bao gồm bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngô…
Thực phẩm có GI cao thường là thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn và thiếu chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng khác. Điều cảnh báo quan trọng là gạo xay xát trắng và bánh mỳ trắng là 2 loại người Việt thường ăn hàng ngày lại có GI rất cao (trên 90), là yếu tố nguy cơ và không tốt cho người bệnh đái tháo đường. Nếu bạn bị tiề.n đái tháo đường, bạn cần hạn chế những thực phẩm và đồ uống này để kiểm soát lượng đường trong má.u.
Tuy nhiên, cơ thể của mỗi người có thể xử lý những thực phẩm này khác nhau. Hơn nữa, khi chế biến một loại thực phẩm hoặc ăn cùng với protein hoặc chất béo, rau xanh, có thể làm thay đổi GI của thực phẩm đó. Chính vì vậy, bạn cần thực hành các bữa ăn hỗn hợp để giảm GI của thực phẩm, không ăn bữa ăn quá lớn, nên chia ra các bữa ăn nhỏ để giảm tình trạng tăng đột biến lượng đường trong má.u.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đã biến chứng
Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến hiện nay, gây các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị rất cao.
Tuy nhiên, những biến chứng và thiệt hại kinh tế này có thể ngăn ngừa được nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt.
Mới đây, Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Thông tin cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.
Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20-79 tuổ.i tới nay đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua, chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên gấp ba lần.
Hiện có khoảng 537 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số. Trong đó có hơn 6,7 triệu người t.ử von.g do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ĐTĐ. Điều đáng nói là có tới 240 triệu người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán trên thế giới, nghĩa là khoảng gần một nửa người mắc ĐTĐ mà không mình mắc bệnh.
Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng... Trong số người trưởng thành tuổ.i từ 30-69, tỉ lệ mắc ĐTĐ là 2,7% vào năm 2002, nhưng đến năm 2020, tỉ lệ này đã tăng lên là 7,3%. Trong đó tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 62,6%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại mít tinh kỷ niệm Ngày đái tháo đường thế giới.
Phát biểu tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 do chính phủ phê duyệt, chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.
Với sự quyết tâm của cả hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương, và của bệnh viện nội tiết trung ương với vai trò là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh Nội tiết - Rối loạn chuyển hóa, chỉ đạo tuyến, công tác phòng, chống bệnh các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường, rối loạn các rối loạn do thiếu Iốt đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ý thức của người dân đã ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở Y tế; người dân đã được theo dõi, tư vấn để giảm thiểu biến chứng của bệnh, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi má.u cơ tim, suy thận và các biến chứng nguy hiểm khác.
Chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là khống chế tỉ lệ đái tháo đường dưới 10%, chúng ta đã thực hiện được ở mức 7,3%, khống chế tỉ lệ tiề.n đái tháo đường dưới 20%, chúng ta đã giữ được ở mức 17%. Tuy nhiên trước tình hình các bệnh không lây nhiễm trên thế giới vẫn có xu hương gia tăng, trong đó có bệnh đái tháo đường, các cán bộ y tế và mỗi người dân chúng ta cần đề cao tinh thần phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe hơn nữa để bảo vệ bản thân và gia đình cũng như xã hội trước các nguy cơ bệnh tật, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tư vấn cho người dân trong ngày ngày đái tháo đường thế giới năm 2023 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Nỗ lực đẩy lùi bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết ở vùng cao Sơn La Mặc dù không lây nhiễm, nhưng các bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết như: đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nguy cơ t.ử von.g cao. Mỗi ngày, Bệnh viện Nội tiết tỉnh...