Tiền cũ nộp về ngân hàng phải được phun thuốc khử khuẩn phòng dịch
Các loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao) và được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra.
Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 11/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công điện số 02/CĐ-NHNN về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.
Đờn vị này yêu cầu đối với công tác phát hành kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ. Các loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao) và được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra tùy thuộc vào khả năng cân đối của từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Căn cứ tình hình tiền mặt trên địa bàn, có thể sử dụng lượng tiền mặt dự trữ trong kho tiền (loại tiền mới in, nhất là các loại mệnh giá nhỏ) để cung ứng cho các tổ chức tín dụng. Trường hợp tiền mới không đủ thì sử dụng tiền cũ đã được khử khuẩn tại kho. Các tổ chức cần báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Phát hành kho quỹ) những khó khăn, vướng mắc phát sinh để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
[Đẩy mạnh thanh toán điện tử nhằm hạn chế lây nhiễm nCoV]
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các máy giao dịch tự động (ATM). Có biện pháp vệ sinh khử trùng tiền mặt (bó, bao) thu về trước khi nhập kho cuối ngày hoặc trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp lượng tiền mặt tồn kho nhiều, chi nhánh các tổ chức tín dụng sau khi khử khuẩn có thể lưu giữ tại kho một thời gian nhất định trước khi xuất tiền chi ra cho khách hàng; trang bị khẩu trang y tế, găng tay, nước rửa tay sát khuẩn và bảo hộ lao động… cho nhân viên giao dịch trực tiếp tiếp xúc với tiền mặt tại các điểm giao dịch của tổ chức tín dụng.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn xin ý kiến của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về việc tổ chức đại hội cổ đông/đại hội thành viên để có hình thức tổ chức phù hợp hoặc xin lùi thời điểm tổ chức.
Các đơn vị cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, góp phần hạn chế các nguy cơ lây lan dịch bệnh./.
Thúy Hà
(Theo Vietnam )
Agribank - Top 20 trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2018
Agribank thuộc Top 20 và xếp thứ 4 trong số các Ngân hàng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp lớn nhất.
Trong Danh sách xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018 (V1000) được Tổng cục Thuế công bố mới đây, Agribank thuộc Top 20 và xếp thứ 4 trong số các Ngân hàng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. Kể từ khi V1000 được công bố (2016-2018), Agribank là Ngân hàng Thương mại 3 năm liên tiếp thuộc Top đầu của Danh sách này.
Bảng xếp hạng năm 2018 tiếp tục là sự ghi nhận của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp của Agribank vào ngân sách quốc gia. Kết quả này cũng khẳng định Agribank là Top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam trong năm 2018. Như vậy, qua 3 năm Tổng cục Thuế thực hiện công khai V1000 (2016-2018), Agribank thuộc 555 doanh nghiệp có 3 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000.
Theo Báo cáo tài chính năm 2018 của Agribank, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Agribank nộp vào ngân sách đạt 1.575,9 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước của Agribank tăng dần qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Agribank đạt 7.552 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 9.700 tỷ đồng (mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 11.000 tỷ đồng). Nhờ vào đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận, sự đóng góp của Agribank đối với ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank trước thềm cổ phần hóa.
Đến 30-9-2019, tổng tài sản Agribank đạt 1.398.110 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1.285.356 tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.120.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ và nguồn vốn chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.
Mới đây, Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất châu Á về quy mô tài sản (theo The Asean Banker). Như vậy, mục tiêu trở thành một trong 150 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất khu vực châu Á vào cuối năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN giao đã được Agribank thực hiện xong sớm trước thời hạn đề ra.
Hiện nay, Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện cổ phần hóa Agribank theo chỉ đạo của Chính phủ.
PV
Theo cand.com.vn
Ngân hàng bội thu Báo cáo quý 3-2019 của các ngân hàng thương mại (NHTM) mới đây cho thấy, ngành ngân hàng tiếp tục "ăn nên làm ra" với tăng trưởng lợi nhuận rất tích cực, trong đó một phần không nhỏ nhờ nguồn thu từ mảng dịch vụ. Giao dịch tại một ngân hàng ở TPHCM. Ảnh: THÀNH TRÍ Nhiều ngân hàng lãi ngàn tỷ đồng...