Tiền cho vay của gói lãi suất 2% là tiền huy động từ dân
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Theo NHNN, nguồn tiền cho vay là tiền huy động từ người dân, từ nền kinh tế nên các ngân hàng vẫn phải xác định đúng đối tượng, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng quy định.
Thúc tiến độ giải ngân gói vốn vay hỗ trợ lãi suất 2% để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trong bối cảnh đợt dịch COVID-19 kéo dài, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các thị trường, đối tác mới. Qua khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, có 42% doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi đó doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ 350 ngàn tỷ đồng của Chính phủ do thủ tục còn rườm rà, phức tạp.
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tập trung tháo gỡ, để các doanh nghiệp được sớm tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh…
Tuy nhiên theo NHNN Việt Nam, chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP là chính sách sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) có quy mô lớn triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), các khoản cho vay phải đáp ứng điều kiện tín dụng thông thường, đối tượng thụ hưởng là những khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi theo đúng tinh thần của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, nguồn tiền cho vay là tiền huy động từ người dân, từ nền kinh tế, do đó, các ngân hàng vẫn phải xác định đúng đối tượng, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng quy định.
Video đang HOT
Thực tế, công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2022 đã được ngành Ngân hàng triển khai đồng bộ và có kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện cơ cấu nợ hơn 87.337 tỷ đồng cho 418.808 khách hàng; miễn, giảm lãi đạt 4.274 tỷ đồng cho 138.264 khách hàng; cho vay mới đạt 455.152 tỷ đồng cho 713.170 khách hàng. Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ đạt 659 tỷ đồng với 172 khách hàng còn dư nợ.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng còn đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Đến cuối tháng 8/2022, các ngân hàng đã cho vay được 336.118,61 tỷ đồng đối với 26.790 khách hàng. Tính chung, đến ngày 31/8/2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống và phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế trên địa bàn.
Đề cập về việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) Trịnh Thị Ngân đánh giá: Việc Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay ưu đãi 2% là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi, góp phần tăng trưởng kinh tế.
“Cùng việc triển khai chính sách phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ…việc chậm đến với doanh nghiệp cần làm rõ là vướng ở đâu để có ngay các giải pháp tập trung cởi gỡ”, bà Trịnh Thị Ngân đề xuất.
“Doanh nghiệp đã tiếp cận ngân hàng và hỏi về khoản hỗ trợ này nhưng thiếu hướng dẫn, cũng như tư vấn hoàn tất thủ tục để bảo đảm các điều kiện thụ hưởng. Trong khi chậm một ngày, một tháng là mất đi nhiều cơ hội phục hồi của doanh nghiệp”, bà Trịnh Thị Ngân cho biết.
Hơn 80.000 tỷ đồng vốn chính sách đến tay các hộ nghèo
Ngày 13/1, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết đã giải ngân trên 80.000 tỷ đồng cho hơn 2 triệu lượt hộ vay vốn trong năm 2021.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608.700 lao động; 1.357 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương cho hơn 379.000 người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19; giúp 37.500 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập...
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cờ đỏ giải ngân vốn vay cho hộ nghèo xã Thới Xuân. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Theo Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng, nhiều địa phương trên cả nước trong năm 2021 phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến cho hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là hoạt động giao dịch xã.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban điều hành và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động trong toàn hệ thống, NHCSXH đã hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 256.324 tỷ đồng, tăng 22.779 tỷ đồng so với cuối năm 2020; trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt 24.702 tỷ đồng.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 247.970 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 209.875 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2020, hoàn thành 100% kế hoạch, với gần 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Đến 31/12/2021, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,7% tổng dư nợ tại NHCSXH.
Bà Danh Thị Bông (phải) thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách để chăn nuôi lợn. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Năm 2022, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu toàn hệ thống tiếp tục triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, tập trung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao ngay từ đầu năm, gói tín dụng chính sách ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 của Quốc hội, Chính phủ và các chính sách tín dụng để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.
Tổng Giám đốc NHCSXH cũng xác định phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của ngân hàng là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng quản lý và xử lý nợ trong toàn hệ thống, đảm bảo việc xử lý nợ đúng đối tượng, công bằng, khách quan; quan tâm đến xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan; theo dõi, nắm bắt tình hình thiên tai xảy ra ở các địa phương, những thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh...
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% Qua 3 tháng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất ước đạt trên 4.400 tỷ đồng. Khó khăn trong triển khai giải ngân tiếp tục được ngành ngân hàng và bộ ngành chung tay tháo gỡ. Khó khăn trong triển khai hỗ trợ lãi suất 2% đang...