Tiêm vi điểm trẻ hóa da, nhiều ca bị biến chứng nhiễm trùng
Kỹ thuật tiêm vi điểm trẻ hóa da (mesotherapy) đang được thực hiện từ tiệm uốn tóc bình dân cho tới các thẩm mỹ viện sang trọng bởi không đòi hỏi kỹ năng điêu luyện và không sợ gây tắc mạch như tiêm chất làm đầy.
Tuy nhiên, gần đây, Báo Phụ Nữ TP.HCM liên tục nhận được phản ánh về những trường hợp bị biến chứng nhiễm trùng sau khi làm đẹp bằng kỹ thuật này.
Một trường hợp bị biến chứng nổi cục u, nhiễm trùng sau khi tiêm vi điểm trẻ hóa da đón tết – ảnh do bệnh viện cung cấp
Trẻ hóa da mặt, rước về hàng chục cục u
Ngày 25/1, thạc sĩ – bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – cho biết khoảng một tuần nay, ngày nào ông cũng khám 3 – 5 ca bị biến chứng sau khi “trẻ hóa da” bằng kỹ thuật tiêm vi điểm. Cụ thể, vào sáng cùng ngày, bác sĩ Hưng đã tiếp nhận trường hợp chị P.T.T.A., 32 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM, vào bệnh viện với trên 20 cục u cứng, đường kính khoảng 1cm, nổi trên khuôn mặt.
Chị A. kể: cách đây gần một tháng chị đã đi tiêm vi điểm trẻ hóa da tại tiệm uốn tóc gần nhà với giá một triệu đồng/liệu trình. Nhân viên của tiệm giới thiệu, họ sẽ dùng kim tiêm nhỏ để tiêm vitamin và dưỡng chất vào da mặt của chị, tiêm thành từng hàng, mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng 1cm. Sau hai liệu trình tiêm, chị A. được cấp ẩm, căng bóng, nhờ thế những nếp nhăn ở rãnh mũi, trán sẽ mờ đi, hiệu quả trẻ hóa được duy trì trong ba tháng.
Nghĩ, chỉ tốn hai triệu đồng mà được “trẻ đẹp” trong ba tháng nên chị A. đã đồng ý thực hiện tiêm vi điểm. Vài tuần sau đó, những điểm tiêm trên mặt của chị A. bị nổi u, khiến chị phải mang khẩu trang suốt ngày vì mắc cỡ. Bác sĩ Hưng chẩn đoán, chất được tiêm vào da chị A. có thể là hàng trôi nổi đã bị nhiễm khuẩn nên xảy ra tình trạng nhiễm trùng, khiến mặt chị A. nổi cục. Theo bác sĩ, bệnh nhân phải dùng thuốc kháng viêm đặc hiệu, tái khám và theo dõi ít nhất bốn tháng thì gương mặt mới có thể phục hồi.
Áp- xe đầy mặt và nỗi lo bị hủy hoại dung nhan
Bệnh nhân đến chăm sóc da tại Bệnh viện Da liễu TPHCM
Chiều 19/1, tiến sĩ – bác sĩ Lê Thái Vân Thanh – Trưởng Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – cũng trực tiếp điều trị một ca bị biến chứng phức tạp sau tiêm vi điểm. Bệnh nhân tên N.T.D., 27 tuổi, chưa lập gia đình, ở tỉnh Khánh Hòa, đến bệnh viện trong trạng thái tâm lý khủng hoảng. D. kể mình đi tiêm vi điểm tại một spa ở địa phương, chưa tròn ba ngày thì khắp mặt nổi cục mủ đau nhức, suốt đêm không ngủ được. D. hoảng sợ và suy sụp trước khuôn mặt đầy áp-xe mủ đang hành hạ, sợ di chứng sẽ hủy hoại dung nhan, không thể phục hồi.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Thanh xác định bệnh nhân đang bị nhiễm trùng tại những vị trí thực hiện tiêm vi điểm, có hai nốt làm mủ sâu dưới da, những nốt còn lại sưng nề, viêm đỏ, chai cứng. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do hoạt chất tiêm vào da bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân bằng kháng sinh đặc hiệu trong hai tuần phối hợp giảm đau, kháng viêm. Nếu tình trạng không thuyên giảm, có khả năng sẽ phải xác định tác nhân gây viêm nhiễm bằng cách chọc hút dịch hoặc lấy mẫu mô ở da mặt bệnh nhân đi xét nghiệm. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, sẽ để lại sẹo, nên phải cân nhắc.
Chị D. là trường hợp thứ mười bị biến chứng do tiêm vi điểm làm đẹp tại các cơ sở không uy tín được bác sĩ Thanh tiếp nhận trong vòng năm ngày qua.
Mesotherapy (thủy châm trị liệu, tiêm vi điểm) là kỹ thuật dùng kim rất nhỏ (như châm cứu) tiêm trong da hoặc dưới da để đưa vào những hoạt chất như vitamin, a-xít amin… Kỹ thuật viên sẽ tiêm từng hàng trên da, mỗi vị trí tiêm cách nhau 1cm. Có thể hình dung, cách làm này như là “đục lỗ bón dưỡng chất” cho da. Đối với tiêm dưới da còn có tác dụng tiêu hủy chất lipid của tế bào mỡ. Khi kim tiêm vào da còn kích thích những thụ thể thần kinh, từ đó hỗ trợ da săn chắc hơn.
Trong vài năm nay, dịch vụ tiêm vi điểm nở rộ vì kỹ thuật tương đối đơn giản, không cần kỹ năng điêu luyện và đặc biệt là tránh được nguy cơ tắc mạch so với tiêm chất làm đầy, bởi hoạt chất tiêm vào da ở dạng nước. Thế nhưng, khi thực hiện kỹ thuật này ở những cơ sở thiếu uy tín, khách hàng có thể sẽ gặp những rủi ro như sản phẩm được tiêm là hàng trôi nổi, thiếu an toàn, chưa được kiểm định.
Khi tiêm những hoạt chất thiếu an toàn này, nhẹ thì có thể bị các phản ứng nhiễm trùng, nguy hiểm hơn có thể là dị ứng, sốc phản vệ. Ngoài ra, nếu dụng cụ tiêm không đảm bảo vô khuẩn còn có thể ẩn chứa nguy cơ lây truyền viêm gan siêu vi, lao, HIV… Sau khi bị nhiễm trùng, dù được điều trị lành thì các mô u hạt trong da cũng sẽ biến thành sẹo teo, ảnh hưởng nặng nề về thẩm mỹ và tâm lý.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên chị em nên lựa chọn những bệnh viện, thẩm mỹ viện có uy tín cùng với các chuyên gia giỏi để gửi gắm niềm tin.
Vợ người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin chân của chồng được giữ lại
Chị T. - vợ anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn cho biết, bác sĩ thông báo với chị rằng chân của anh T. (nơi bị rắn cắn) sẽ giữ lại được. Nghe đến đây, chị T. thực sự mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn đã khá hơn, X-Quang phổi được cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá.
Những ngày chồng nhập viện vì bị rắn cắn, chị T. - vợ anh P.V.T phải liên tục túc trực tại bệnh viện. Trước đó chị vô cùng lo lắng vì bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của chồng chị diễn biến khá phức tạp.
Thế nhưng, sáng nay, chị mừng rỡ hơn khi biết tin chân của chồng mình được giữ lại chứ không bị cắt bỏ đi.
Chia sẻ với báo Đất Việt, chị T. mừng rỡ thông báo chồng của chị đã tạm ổn: " Sáng nay bác sĩ phát loa gọi tên tôi, tôi lo sợ lắm, khi bác sĩ nói tình trạng ảnh đã ổn hơn thì tôi thở phào. Tôi được vào thăm chồng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút.
Khi tôi hỏi bác sĩ là chân của ảnh (nơi bị rắn cắn) có giữ lại được không? Bác sĩ trả lời là có. Bác sĩ có giải thích là không bị tắc mạch máu, tôi nghe được đến đó chứ không hiểu nhiều lắm".
Chị T. - vợ anh P.V.T, người đàn ông bị rắn hổ mang cắn.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Lý Minh Duy (Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: "Vết thương ở đùi của bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô chết. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân, có khả năng phải cắt lọc phần mô chết thêm nhiều lần nữa và sẽ tiến hành ghép da khi vết thương ổn định".
Anh T. đang được theo dõi, chưa trị
Trước đó, vào ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hoại tử, nhiễm trùng tại vị trí vết cắn ở đùi.
Anh T. đem cả con rắn mình đến bệnh viện
Đây là trường hợp bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa dài 2,5 mét, nặng 4,6kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, anh T. được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh T. được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Nhìn thấy đồ ăn dầu mỡ là buồn nôn: Có thể gan đang gặp vấn đề Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các diễn tiến của sự sống của bạn. Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho cuộc sống. Chán ăn, mệt mỏi Khi gan không tốt, hiện tượng thường gặp nhất là chán ăn. Khi mắc bệnh gan, chỉ cần...