Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản phải đủ liều
Theo chu kỳ, từ tháng 6 đến tháng 10 là đỉnh dịch viêm não Nhật Bản (VNNB). VNNB có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, vì vậy các biện pháp phòng, tránh bệnh cần được đặc biệt chú ý, trong đó quan trọng nhất là tiêm phòng vaccine.
Vaccine là một trong các biện pháp phòng vệ được khuyên dùng hiện nay cho bệnh viêm não Nhật Bản.
VNNB là căn bệnh có nguy cơ mắc trong mùa hè, ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt gặp phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân VNNB nhập viện tử vong và khoảng một nửa số trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Biểu hiện của VNNB là sốt cao kèm theo các dấu hiệu thần kinh như nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ co giật, mê sảng, vật vã hoặc li bì, rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh.
Động vật nhiễm virus có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người (các loài chim, gia súc…). Virus lây qua đường máu, trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Ở nước ta, loại muỗi này sinh sản mạnh vào mùa hè, đỉnh điểm là từ tháng 3 đến tháng 7. Vì vậy, để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; nên ngủ màn và đề phòng muỗi đốt.
Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng đúng lịch và đủ liều vaccine. Theo đó, mũi vaccine ngừa VNNB được tiêm đầu tiên khi trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Với trẻ lớn trên 5 tuổi mà chưa từng được tiêm vaccine thì cũng tiêm càng sớm càng tốt với 3 liều cơ bản và khoảng cách các mũi tương tự như trên.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế lưu ý, riêng với vaccine ngừa VNNB, nếu không tiêm đủ liều thì hiệu quả bảo vệ rất thấp. Theo đó, nếu chỉ tiêm 1 mũi đầu tiên thì gần như không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.
Từ năm 2015, vaccine VNNB chính thức được triển khai trong tiêm chủng mở rộng hàng tháng. Theo đó, thay vì tổ chức tiêm chủng theo đợt diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm tùy theo từng nơi, các địa phương đã tổ chức tiêm vaccine VNNB hàng tháng cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng cùng với các vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, người dân có thể đưa trẻ đến tất cả cơ sở tiêm chủng để được tiêm.
Video đang HOT
Minh Anh
Theo cpv.org.vn
Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%.
Mùa hè - mùa viêm não
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, trong số các ca viêm não, màng não nhập viện đã ghi nhận nhiều bệnh nhi mắc Viêm não Nhật bản B.
Hiện tại đang có 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại viện. Tổng số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 20 ca, phần lớn là bệnh cảnh nặng nề.
Sau một cơn sốt những tưởng sốt vi rút thông thường, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não sau đó, phải trải qua quá trình điều vị nhiều tháng, nguy cơ để lại di chứng thần kinh.
Bệnh nhân thường các trẻ trước 15 tuổi, đặc biệt là 3-9 tuổi. Phần lớn trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề, với khoảng 50% các ca mắc viêm não Nhật bản bị di chứng ở mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ.
PGS Điển cảnh báo, trong mùa dịch viêm não, viêm màng não từ tháng 5 đến tháng 9, nếu trẻ sốt liên quan đến tri giác lơ mơ li bì, kèm theo dấu hiệu co giật khu trú tay chân co cứng, dấu hiệu thần kinh, đau đầu nhiều cần nghĩ đến nguy cơ này để đến viện sớm. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.
Cảnh báo dấu hiệu sớm
Viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi.
Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó.
Vì thế, ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không... để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định. chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không... để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị.
Khi có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.
Vì thế, cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.
Nếu được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn.
Nhất là với viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm. So với các thể viêm não khác, bệnh nhi viêm não Nhật Bản rất nguy kịch, nặng nề, nguy cơ để lại di chứng thần kinh sau này là khó tránh khỏi.
PGS Điển cũng cho biết, tâm lý e ngại tiêm vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ. Để phòng viêm não Nhật Bản, trẻ cần được tiêm mũi 1 khi được 12 tháng tuổi; mũi hai sau mũi một 1-2 tuần; mũi ba cách mũi hai một năm. Cần lưu ý, phải tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ mới đạt 90 - 95%. Còn nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản khoảng 5 năm sau để cũng cố miễn dịch.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Người góp phần xây dựng chuyên ngành Thần kinh học Việt Nam Giáo sư-tiến sỹ-thầy thuốc nhân dân Lê Đức Hinh, nguyên Trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, là người đã có đóng góp lớn trong việc "thanh toán" bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em. Giáo sư-tiến sỹ-thầy thuốc nhân dân Lê Đức Hinh. (Nguồn: hoithankinhhocvietnam.com.vn) Nhắc tới chuyên ngành Thần kinh học Việt Nam, bạn bè quốc tế thường...