Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?
Số ca mắc sởi tại TP.HCM ở tuần gần nhất tăng 29% so trung bình 4 tuần trước, dù tiêm vaccine sởi đã đạt độ bao phủ.
Tại khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, chị HMS (27 tuổ.i, ngụ quận 11) đang chăm con trai mới 3 tháng tuổ.i bị bệnh sởi.
Nhập viện khi đã biến chứng viêm phổi
Chị S cho biết trước đó chị bị sốt cao liên tục, tưởng cảm cúm nên chỉ mua thuố.c uống nhưng không đỡ. 4 ngày sau, chị S sốt 41 độ C nên đến phòng khám truyền dịch. Hôm sau người chị nổi ban đỏ, nhập Bệnh viện quận 11 điều trị gần một tuần.
Khi chị S xuất viện được một ngày thì con trai chị bắt đầu ho, sốt liên tục 38 độ C. Chị đưa bé đi phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán bé bị dị ứng, viêm mũi họng, cho siro uống nhưng không đỡ, vẫn tiếp tục ho sặc.
Chị HMS chăm con trai mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
“Ba ngày sau bé đỡ sốt nhưng vòm miệng nổi mẩn đỏ mỗi lúc mỗi nhiều nên tôi đưa con đến bệnh viện quận, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán bé lên sởi, biến chứng viêm phổi phải thở ôxy. May mà giờ bé đã đỡ hơn nhiều” – chị S chia sẻ.
Kế giường con chị S là con trai 1 tuổ.i của chị LTQN (23 tuổ.i, ngụ Bạc Liêu), cũng mắc bệnh sởi, đang thở ôxy. Chị N cho hay trước đó bé sốt cao liên tục 4 ngày, đi khám ở địa phương bác sĩ nói sốt thường.
Video đang HOT
2 ngày sau bé sốt cao hơn, ho, sổ mũi, nổi ban vùng lưng và bụng nên chị đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Con chị N chưa tiêm vaccine sởi vì đến lịch tiêm bé lại bệnh. “Lúc nhập viện, bác sĩ nói con tôi bị sởi nặng, biến chứng viêm phổi. Bé phải thở ôxy từ lúc nhập viện đến nay đã 5 ngày” – chị N tâm sự.
Đa số bệnh nhi mắc bệnh đều không tiêm vaccine sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bệnh nhi dưới 9 tháng tuổ.i tiếp tục tăng
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết gần đây, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3-5 ca sởi mới.
Hiện nơi đây đang điều trị khoảng 32 ca mắc sởi, trong đó 2 ca biến chứng viêm phổi, phải thở ôxy. Tỉ lệ bệnh nhi dưới 9 tháng tuổ.i chiếm khoảng 20% số ca nhập viện trong khi trước đây chỉ khoảng 5-10%.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, số ca mắc sởi nhập viện có địa chỉ ở TP.HCM giảm nhẹ, số ca ở tỉnh lên chiếm từ 70-80%. Trong đó có số ít chuyển viện vì tình trạng nặng, còn lại đa số là người dân lo lắng nên tự đưa con lên TP điều trị.
Mỗi ngày khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 ca sởi mới. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
“Ngoài bao phủ vaccine tại TP, cần tăng cường tiêm vaccine sởi ở các tỉnh lân cận, đồng thời tăng cường năng lực điều trị sởi tại các tỉnh, hội chẩn với các bệnh viện tuyến trên, chỉ chuyển bệnh khi cần thiết. Cùng với đó, các địa phương cũng nên truyền thông để người dân hạn chế đưa con lên TP, hạn chế lây lan trên các chuyến xe công cộng” – bác sĩ Tiến khuyến cáo.
ThS.BS Nguyễn Thanh Trang, khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1), cho hay mỗi ngày khoa tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 ca mới. Hiện khoa đang điều trị khoảng 80 ca nội trú, trong đó 10 ca nặng phải hỗ trợ hô hấp; số ca ở tỉnh lên khám chiếm 70-80%. Đa số bệnh nhi mắc sởi đều không tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Đợt dịch sởi này đã ghi nhận nhiều bệnh nhân ở các lứa tuổ.i khác nhau. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
“Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổ.i, nhóm này chưa đủ tuổ.i tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổ.i có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.
Dấu hiệu mắc sởi của nhóm này không điển hình, sốt không cao và nổi ban không rầm rộ, nên dễ nhầm với các bệnh khác. Do đó việc tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổ.i là rất cần thiết, giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn dịch này” – bác sĩ Trang nhận định.
TP Hồ Chí Minh ghi nhận 3 trường hợp t.ử von.g do sởi
Ngày 11/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, các bệnh viện của Thành phố đã ghi nhận có đến 3 trường hợp t.ử von.g liên quan đến bệnh sởi.
Trước nguy cơ dịch sởi đang hiện hữu, cần hành động quyết liệt để ngăn chặn dịch.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cả 3 trẻ t.ử von.g đều mắc những bệnh lý mạn tính dẫn đến biến chứng nặng khi mắc bệnh sởi, dù được tích cực điều trị.
Các nốt phát ban trên trẻ bị bệnh sởi.
Cụ thể, trường hợp t.ử von.g thứ nhất là b.é gá.i 3 tuổ.i, có bệnh nền suy giảm miễn dịch thể giảm kháng thể, chậm phát triển tâm vận, suy dinh dưỡng, bé chưa được tiêm chủng vaccine sởi; trường hợp thứ 2 là trẻ gái 4 tháng tuổ.i, hội chứng Cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổ.i tiêm chủng và trường hợp thứ 3 là b.é tra.i 7 tuổ.i, bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm chủng 2 mũi vaccine sởi.
Theo thống kê của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, đến hết ngày 28/7, toàn khu vực có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, trong đó có 481 ca có xét nghiệm dương tính (ca xác định); số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 4/8 đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính; hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại thành phố.
Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh thì có 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong khi đó, từ năm 2021 đến năm 2023, cả Thành phố chỉ có 1 ca sởi xét nghiệm dương tính.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Hiện TP Hồ Chí Minh đã có 48 phường, xã của 14 quận, huyện có ca bệnh sởi xác định; 8 quận, huyện có từ 2 phường, xã trở lên có ca bệnh. Trong 116 ca xác định, có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổ.i, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổ.i. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiề.n sử tiêm chủng.
Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trước sự gia tăng nhanh chóng của số ca bệnh sởi trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, khống chế số ca biến chứng nặng và t.ử von.g.
Theo đó, Sở đã chỉ đạo Trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức, các trạm y tế xã phường, thị trấn đẩy mạnh hoạt động tiêm bù, tiêm vét cho trẻ trong độ tiêm chủng; tích cực rà soát trẻ sống trên địa bàn và tư vấn gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine sởi và các vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả mạng lưới giám sát ca bệnh, hoạt động tiêm chủng và truyền thông phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm túc các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện; đảm bảo dự trữ đầy đủ thuố.c điều trị, dịch truyền, thiết bị... phục vụ công tác thu dung điều trị người bệnh. Giao các bệnh viện đang quản lý bệnh nhân rà soát tiề.n sử tiêm chủng đối với các bệnh nhân có bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý nền; tổ chức tiêm vaccine tại bệnh viện cho những bệnh nhi có đủ điều kiện tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng cho người nhà của những bệnh nhi không đủ điều kiện.
Trước nguy cơ dịch sởi hiện hữu, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi gia đình có tr.ẻ e.m hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo các thông báo của y tế địa phương đang cư ngụ; những người sống chung với bệnh nhân mắc bệnh nền nên tiêm chủng phòng bệnh để góp phần bảo vệ người thân của mình.
Đồng Nai ghi nhận thêm ca bệnh sởi Thông tin từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa, trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố xuất hiện thêm 2 ca mắc sởi. Cả 2 đều được tiêm chỉ một mũi vaccine phòng bệnh sởi. Tính đến nay, tổng số ca mắc sởi trong toàn tỉnh Đồng Nai lên 25 ca, tăng 24 ca so với cùng kỳ năm 2023....