Tiêm vắc xin COVID-19 có tính bắt buộc?
Có bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19, việc tăng học phí đối với các cấp học như thế nào? Những câu hỏi này đã được giải đáp tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4-6.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương trả lời về quy định có bắt buộc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Họp báo Chính phủ thường kỳ được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Chưa đủ căn cứ bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19
Liên quan đến việc có bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân hay không, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại các vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin hoặc khi đến vùng có dịch phải sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin.
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành quy định dịch COVID-19 là đại dịch nhóm A, có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, hiện COVID-19 chưa được cập nhật vào danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế bắt buộc, cũng như độ tuổi trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng, quy định độ tuổi và độ tuổi bắt buộc theo tình hình dịch.
Bà Hương cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng không khuyến cáo bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19.
“Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tổ chức tiêm vắc xin COVD-19 tự nguyện hơn là bắt buộc. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện cũng tiêm vắc xin COVID-19 theo tinh thần tự nguyện, không bắt buộc (chỉ một số quốc gia bắt buộc với một số đối tượng như quân nhân, chưa bắt buộc với trẻ em). Ngoài ra, các loại vắc xin COVID-19 hiện vẫn đang nghiên cứu theo dõi các đối tượng sử dụng và hiệu quả của vắc xin.
Căn cứ vào quy định hiện hành và những lý do trên, tại thời điểm hiện nay việc bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt là nhóm trẻ 5-12 tuổi chưa có đủ cơ sở.
Video đang HOT
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Tư pháp và các đơn vị khác, các chuyên gia để xem xét về việc bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19″, bà Hương nói.
Sẽ chuyển quy định 5K thành V2K
Đại diện Bộ Y tế đánh giá đến nay về thực chất quy định 5K đã giảm thiểu.
“Quy định 5K đã được sử dụng hiệu quả và góp phần lớn trong công tác phòng, chống dịch. Đến nay, Bộ Y tế đã tạm dừng việc khai báo y tế, không tập trung đông người, giữ khoảng cách. Như vậy, thực chất chỉ còn thực hiện khẩu trang, khử khuẩn.
Hiện việc tiêm vắc xin COVID-19 đúng lịch, đủ liều là rất quan trọng để duy trì phòng, chống dịch. Do đó, Bộ Y tế đã thảo luận và xin ý kiến để chuyển 5K thành V2K là vắc xin, khẩu trang và khử khuẩn. Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ Y tế vẫn sẽ sử dụng thông điệp 5K để sử dụng khi có dịch bệnh mới”, bà Hương thông tin.
Mức học phí sẽ phù hợp tình hình kinh tế địa phương
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí về kế hoạch tăng học phí đối với các cấp học đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.
Ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, trả lời báo chí trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Theo ông Sơn, năm 2020 – 2021 bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định số 81 về khung học phí. Tại thời điểm chuẩn bị ban hành thì dịch diễn biến phức tạp, đã đề nghị giữ nguyên học phí năm 2021 – 2022. Khung học phí giáo dục phổ thông các năm tiếp theo đã quy định cụ thể trong nghị định 81.
“Từ các năm sau trở đi, các địa phương sẽ căn cứ tình hình cụ thể, điều kiện kinh tế – xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng để quy định khung học phí, mức học phí mầm non, phổ thông không tăng quá 7,5%/năm.
Dự kiến năm 2025 mới tính đủ chi phí với giáo dục đại học, giáo dục phổ thông và mầm non đến năm 2030, việc tính đủ chi phí đã kéo dài theo chủ trương của Chính phủ. Tại nghị định đã quy định rõ mức khung học phí, mức trần và sàn, còn các địa phương quy định mức cụ thể trong khung đó”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc bộ xác định mức học phí, phù hợp quy định cụ thể của địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân, khả năng đóng góp của người dân. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.
Bộ cũng được giao tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh lộ trình tăng học phí, nghiên cứu toàn diện tác động tăng học phí này tới các đối tượng khác nhau, đặc biệt là sinh viên, học sinh, gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó để có đề xuất với Chính phủ biện pháp hỗ trợ cần thiết, đặc biệt bậc phổ thông, mầm non, đại học.
Đồng thời có hướng dẫn, trong khung đó tùy theo tình hình cụ thể có điều chỉnh phù hợp với tình hình của địa phương, khả năng chi trả của địa phương và đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Khi nào cần sử dụng hộ chiếu vắc xin Covid-19?
Bộ Y tế hôm nay 6.4 có thông tin mới nhất về "công dụng" của hộ chiếu vắc xin Covid-19, sau khi nhiều người dân nêu câu hỏi "hộ chiếu vắc xin dùng để làm gì?".
Chứng minh lịch sử tiêm chủng
Theo Bộ Y tế, từ 15.4, Việt Nam cấp "hộ chiếu vắc xin" Covid-19 trên cả nước.
Đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho biết hộ chiếu vắc xin được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19.
Hộ chiếu vắc xin cần thiết với người xuất cảnh, khi nước sở tại có yêu cầu người nhập cảnh phải có chứng nhận tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh BỘ Y TẾ
Hộ chiếu vắc xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng (số mũi vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm, thời điểm tiêm...) hoặc khỏi bệnh Covid-19 của cá nhân.
Hộ chiếu vắc xin không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực... khi ra nước ngoài.
Với người Việt Nam không ra nước ngoài, người dân không cần phải sử dụng hộ chiếu vắc xin, không phải sử dụng hộ chiếu vắc xin khi đi lại vì đã có chứng nhận tiêm chủng trên nền tảng quản lý tiêm chủng như PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử.
Việt Nam chấp nhận hộ chiếu vắc xin và giấy chứng nhận tiêm chủng với người nhập cảnh
Với người từ nước ngoài đến Việt Nam, hộ chiếu vắc xin nước ngoài được coi là hợp lệ và được sử dụng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam nếu được công nhận chính thức hoặc tạm thời bởi Chính phủ Việt Nam.
Đến ngày 22.3, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau với 17 quốc gia. Việt Nam cũng đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm vắc xin của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ, được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.
"Người mang hộ chiếu vắc xin của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc xin ở sở tại", đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết.
"Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận" đại diện Bộ Y tế cho biết.
69 quốc gia hiện không áp dụng chứng nhận tiêm chủng
Về triển khai cấp hộ chiếu vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi khi người Việt Nam nhập cảnh quốc gia khác, trước đó, Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 6891/VPCP-KGVX ngày 25.9.2021 và 7937/VPCP-QHQT ngày 29.10.2021 về việc công nhận hộ chiếu vắc xin, do Bộ Ngoại giao đầu mối.
Hiện tại, có 127/196 quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng xác nhận tiêm vắc xin Covid-19/hộ chiếu vắc xin Covid-19; 69 quốc gia không áp dụng hoặc đã bãi bỏ điều kiện này đối với đối tượng nhập cảnh.
Tại Việt Nam, người nhập cảnh không cần phải có xác nhận đã tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi Covid-19, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (xét nghiệm, khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu; theo dõi sức khoẻ và áp dụng các biện pháp phòng Covid-19).
Gia hạn thanh tra mua kit xét nghiệm, vắc xin tại Hà Nội, TP.HCM, Bộ Y tế Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin Covid-19 trước ngày 15.5, thay vì trong tháng 3 như yêu cầu trước đó. Văn phòng Chính phủ hôm nay 23.3 cho biết Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng...