Tiệm mì Triều Châu với công thức gia truyền ‘không một giọt nước’
Gia đình ông Minh Hòa vốn là người gốc Triều Châu. Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề làm mì sợi gia đình đã cho ra sản phầm mì dai, giòn, thơm với công thức không sử dụng nước thường.
Sợi mì ở tiệm dai, giòn do kỳ công trong khâu chế biến
Ông Minh Hòa gắn bó với nghề làm mì đã lâu năm, nay vì tuổi cao nên dần chuyển giao cho con trai để nối nghiệp. Anh Thế Duy con trai ông say mê với nghề làm mì từ nhỏ. Sau khi chính thức được giao khâu làm mì anh đã kiên trì rèn luyện để có thể làm nghề được thuần thục nhất.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Đến đường Điện Biên Phủ ăn "hủ tiếu bà Lan" 25 năm tuổi
Những ai sinh sống lâu năm tại Q.3, Q.10 (TP.HCM) chắc đều một lần nghe hay ghé đến quán hủ tiếu của bà Lan ở hẻm 702 Điện Biên Phủ.
Chỉ là quán cóc trong hẻm nhỏ nhưng đã ra đời từ năm 1990. 25 năm qua, biết bao người đã "ghiền" món hủ tiếu tại đây bởi những điều rất đặc biệt.
Đầu tiên phải kể đến cọng hủ tiếu Mỹ Tho dẻo ngon, ăn vào có cảm giác hủ tiếu tan dần trên đầu lưỡi chứ không nát nhừ sau khi nhai.
Lát thịt heo trong tô hủ tiếu rất được bà Lan chăm chút, từng miếng thịt xắt đều nhau, trông rất bắt mắt. Hơn thế, miếng thịt nhờ bí quyết chọn lựa và luộc riêng của bà Lan mà khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng độ mềm ngọt mà không khô.
Một bí quyết khác khiến hủ tiếu của bà Lan hút khách là nhờ món tương đen gia truyền. Theo anh Lâm Hoàng Vũ, con trai bà Lan, món tương đen do ba mẹ anh mày mò tìm công thức chế biến và đã thành công từ khá lâu.
Ai đến quán hủ tiếu này cũng tự nêm nếm một chén tương đen to. Tương đen cho thêm chanh, ít sa tế hay ớt trái xắt nhỏ, nếu ăn mặn thì cho thêm nước mắm. Lát thịt mềm chấm qua tương đen gia truyền, khi ăn vào sẽ có vị ngọt thơm của thịt, của tương, thêm chút cay của ớt, chua của chanh, thật khoái khẩu. Nhiều khách ăn xong còn mua tương đen mang về để dành ăn dần.
Tương đen gia truyền của nhà bà Lan
Tương đen cho thêm chanh, ít sa tế hay ớt trái xắt nhỏ
Bà Lan rất kỹ trong việc chế biến
Để thưởng thức tô hủ tiếu nơi đây khách phải chịu khó ngồi đợi bởi bà Lan rất "cầu toàn" trong việc chế biến. Khách đến đông, hối thúc cũng mặc, bà cứ tỉ mẩn chế biến tô hủ tiếu cho ngon lành, tới khi bà hài lòng mới mang ra cho khách. Vì thế tô hủ tiếu chẳng những ngon mắt, ngon vị mà lúc nào cũng nóng bỏng.
"Tôi đặc biệt thích hương vị nơi đây dù chỉ là quán vỉa hè. Tô hủ tiếu ở đây có hương vị đặc trưng, rất riêng, ăn xong vẫn còn thòm thèm dù đã no. Chỉ với 30.000 đồng cho một tô to, giá khá bình dân. Mỗi tuần tôi đều đến đây một lần để thưởng thức tô hủ tiếu có tiếng 25 năm này", chị Trần Thị Thanh Thảo, nhà ở quận 8 cho biết.
Theo Amthuc365
Ba quán ăn gây tò mò cho nhiều thực khách ở Hà Nội Nhiều thực khách tới hàng bánh cuốn chị Phượng để thử vị nước chấm không làm từ mắm, hay quán ngan Nhàn để biết món có gì ngon. Trước khi biết đến vị ngon của món ăn, nhiều thực khách tìm đến ba địa chỉ dưới đây đều bởi tò mò những điều khác. Phở Sướng Tấm bảng hiệu khiến nhiều thực khách...