Tiêm kích tàng hình Mỹ đâm máy bay tiếp dầu
Tiêm kích F-35B Mỹ đâm xuống đất sau khi va chạm máy bay tiếp dầu KC-130J ở California, phi công phóng ghế thoát hiểm an toàn.
“Chiếc F-35B va chạm máy bay KC-130K trong lúc tiếp dầu trên không lúc 16h ngày 29/9 và lao xuống đất. Phi công F-35B phóng ghế thoát hiểm an toàn và đang được điều trị. Máy bay KC-130J cũng hạ cánh gần sân bay Thermal, tất cả thành viên tổ lái đều an toàn”, phát ngôn viên Thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Butterfield cho biết.
Chiếc KC-130J hạ cánh khẩn cấp trên cánh đồng sau sự cố. Ảnh: USNI.
Hình ảnh từ hiện trường cho thấy chiếc KC-130J hạ cánh khẩn cấp bằng bụng xuống một cánh đồng và không có dấu hiệu bị hư hỏng nặng. Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết đang điều tra nguyên nhân sự cố.
Video đang HOT
F-35B là phiên bản tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được phát triển cho thủy quân lục chiến Mỹ, nổi bật nhờ khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), cho phép nó hoạt động trên các tàu đổ bộ có sàn đáp nhỏ hơn tàu sân bay thông thường. Tuy nhiên, hệ thống STOVL khiến F-35B có tầm hoạt động và khả năng cơ động thua kém biến thể F-35A không quân và F-35C hải quân, đồng thời F-35B cũng là phiên bản đắt nhất với mức giá 115 triệu USD/chiếc.
Một tiêm kích F-35B thủy quân lục chiến Mỹ từng bị rơi khi bay huấn luyện tại bang Nam Carolina hồi năm 2018. Nguyên nhân được xác định là lỗi trong hệ thống ống dẫn nhiên liệu của máy bay.
Vì sao Thủy quân lục chiến Mỹ nghĩ lại việc phân bố lực lượng ở châu Á?
Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ xem xét các vị trí tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa bối cảnh lực lượng này đang chuẩn bị cho viễn cảnh xung đột với Trung Quốc.
Theo Tướng David Berger - Chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ, hàng chục nghìn binh lính của lực lượng này đang đóng tại California, Hawaii, Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên. Đây là sự bố trí mà các nhà lãnh đạo đã áp dụng kể từ cuối Thế chiến II và đã thành công trong nhiều thập kỷ qua.
Thủy quân lục chiến Mỹ, Philippines và lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại một cuộc tập trận ở Philippines ngày 12/10/2019. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Dù vậy, ông Berger cho rằng, nếu xem xét 10 năm nữa kể từ bây giờ, "đây không phải một sự bố trí tuyệt vời cho các lực lượng chung".
Lính Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn được bố trí chủ yếu giống như các vị trí từ cách đây 30 - 40 năm ở Nhật Bản và trên Bán đảo Triều Tiên. Khi Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá liệu sẽ bố trí các lực lượng ở đâu trên khắp thế giới, ông Berger cho biết, lực lượng Thủy quân lục chiến tại Thái Bình Dương cần "phải phân tán".
"Chúng ta phải phân tán các lực lượng được phân bố ở Thái Bình Dương, vốn cho phép chúng ta hợp tác với tất cả các đồng minh và đối tác trong khu vực, đồng thời ngăn cản các quốc gia, giống như Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc viết lại các quy chuẩn toàn cầu vốn được định hình ổn định trong 50, 60, 70 năm qua", Tướng Berger đánh giá.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang trải qua đợt tái cơ cấu lực lượng, vốn sẽ sa thải một số quân nhân và dừng sử dụng các thiết bị hạng nặng, để tập trung vào các lực lượng có thể dễ dàng hoạt động linh hoạt ở Thái Bình Dương. Kế hoạch trên tập trung lớn vào sự hợp nhất hải quân, đưa Thủy quân lục chiến quay trở lại nhiệm vụ ban đầu, đó là cung cấp lực lượng tiến công từ phía biển sau nhiều năm tham gia các cuộc xung đột trên đất liền ở Trung Đông.
Theo ông Berger, giữa bối cảnh Mỹ phải đối phó với những đối thủ tinh vi như Trung Quốc, Nga và Iran, không chỉ vị trí của Thủy quân lục chiến tại Thái Bình Dương sẽ thay đổi mà cả các nhánh khác cũng vậy.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gần đây đã ghé thăm Palau ở Tây Thái Bình Dương. Ông là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ thăm quốc gia này, nơi bao gồm hàng trăm đảo ở phía đông Philippines. Theo Wall Street Jounal, sau chuyến thăm trên, Palau đã đề xuất sẽ xây dựng các cảng biển, phi trường và các căn cứ mà quân đội Mỹ có thể sử dụng.
Các chuyên gia đã nhận định với Military.com hồi năm ngoái rằng Mỹ cũng có thể sẽ để mắt đến quan hệ đối tác với Indonesia Papua New Guinea, Micronesia và một số địa điểm khác nếu sự hiện diện quân sự trong khu vực gia tăng.
Theo chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama, Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu hoạt động luân phiên ở Australia mỗi năm, mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và hợp tác với các đối tác mới. Lực lượng này cũng có kế hoạch dịch chuyển hàng nghìn quân nhân từ Okinawa, Nhật Bản sang đảo Guam vào những năm tới.
Tướng Paul Rock, người phụ trách các kế hoạch và chiến lược hoạt động của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương hôm 23/9 đã thảo luận về các thách thức và cơ hội mà lực lượng này phải đối mặt ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong một cuộc trao đổi với các phóng viên qua điện thoại, ông từ chối thông tin về việc có các quốc gia cụ thể nào mà Thủy quân lục chiến sẽ sớm luân phiên lực lượng và tiến hành các cuộc tập trận mới tại đó.
Theo ông Rock, Mỹ "đang ở trong một tình huống đầy biến động tại Tây Thái Bình Dương", đồng thời khẳng định liên minh giữa Mỹ với Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giữ vai trò quan trọng với những kế hoạch mà lực lượng Thủy quân lục chiến đang thực hiện ở Thái Bình Dương./.
Tướng Mỹ muốn tái bố trí quân ở châu Á, răn đe Trung Quốc Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ đề xuất tái cấu trúc, tăng cường phân tán lực lượng tại châu Á - Thái Bình Dương để răn đe Trung Quốc. "Tôi biết chúng ta đang đánh giá lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Họ được bố trí và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, giống như một mũi tên từ California đến Nhật...