Tiêm kích Su-30 của Nga bám đuổi máy bay ném bom Mỹ
Hai máy bay chiến đấu su-30 của Nga đã xuất kích để ngăn chặn hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ ở khu vực Biển Đen hôm 19/10.
Nga xuất kích Su-30 ngăn chặn máy bay ném bom của Mỹ
Máy bay Su-30 của Nga chặn máy bay ném bom của Mỹ ở Biển Đen (Ảnh: Sputnik).
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cận cảnh máy bay của Nga tiếp cận máy bay Mỹ. Đoạn video xuất hiện sau khi Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết: “Hôm 19/10, thiết bị giám sát phòng không của Nga đã phát hiện các mục tiêu trên không tiếp cận biên giới Nga”.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, để phát hiện các mục tiêu trên không và ngăn chặn các hành động xâm phạm biên giới Nga, hai máy bay Su-30 của Hạm đội Biển Đen đã phải xuất kích.
Mục tiêu trên không mà Moscow đề cập là hai máy bay ném bom B-1B hộ tống bởi hai máy bay tiếp liệu KC-135. Các máy bay chiến đấu của Nga đã áp sát, buộc nhóm bay của Mỹ chuyển hướng.
Cơ quan này khẳng định, các phi công Su-30 đã tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế về sử dụng không phận.
Mỹ chi 2 tỷ USD phát triển 1.000 siêu tên lửa hạt nhân mới
Mỹ thông báo chi 2 tỷ USD cho dự án phát triển tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ trên không mới, trong bối cảnh Washington lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng năng lực hạt nhân.
Một máy bay Mỹ phóng tên lửa trên không (Ảnh minh họa: Không quân Mỹ).
Sputnik đưa tin, chính phủ Mỹ đã quyết định phân bổ dự án trị giá 2 tỷ USD cho nhà thầu quốc phòng đình đám Raytheon ở Arizona nhằm phát triển và chế tạo tên lửa hành trình hạt nhân mới.
"Raytheon đã được trao hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để thực hiện giai đoạn chế tạo và phát triển Hệ thống Vũ khí tấn công tầm xa (LRSO)", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo cuối tuần trước.
Theo hợp đồng, Raytheon sẽ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân LRSO có tầm tấn công hơn 2.400 km. Bloomberg dẫn nguồn tin cho hay, không quân Mỹ dự kiến sẽ mua 1.000 tên lửa LRSO nhằm thay thế cho các tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM), khí tài vốn đã có trong kho vũ khí từ năm 1982 và dự kiến về hưu vào những năm 2030.
LRSO có thể tích hợp trên nhiều loại máy bay, bao gồm các máy bay ném bom B-52 và B-21. Mỹ trước đó tiết lộ, chương trình LRSO được tiến hành nhằm phát triển một vũ khí có thể thâm nhập và sống sót khi đối mặt với hệ thống phòng không tích hợp của đối phương, cũng như nhằm vào các mục tiêu chiến lược.
Hồi tháng 6, Mỹ đã chi 3,12 tỷ USD cho Raytheon để phát triển hệ thống radar cho tiêm kích F-15. Hồi tháng 5, nhà thầu này thắng hợp đồng trị giá 275 triệu USD kéo dài 5 năm nhằm nâng cấp hoạt động quản lý thông tin từ dữ liệu Hệ thống quan sát trái Đất của Mỹ.
Thông báo chi "khủng" để phát triển tên lửa mới của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bộ Ngoại giao nước này tuần trước phát đi thông báo quan ngại về việc Trung Quốc đang tích cực tăng cường kho vũ khí hạt nhân.
Trước đó, Washington nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga và Mỹ, nhưng Bắc Kinh từ chối, cho rằng kho vũ khí của họ không đáng kể so với của Moscow và Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 3 nước Biển Đen Khẳng định cam kết của Washington Trong Chiến lược an ninh quốc gia mới, Mỹ xoay trục sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, song không vì thế mà Washington xem nhẹ các khu vực ảnh hưởng truyền thống như châu Âu-Đại Tây Dương. Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Ross. Ảnh: AFP/ TTXVN Ngày 17/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã...