Tiêm kích Su-27 của Nga rơi ở Biển Đen khi làm nhiệm vụ, chưa tìm ra phi công
Bộ Quốc phòng Nga đã điều nhiều máy bay và tàu đến cứu hộ sau khi tiêm kích Su-27 rơi ở Biển Đen khi thực hiện nhiệm vụ hôm 25.3 (giờ địa phương).
Su-27 có nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không . Ảnh Bộ Quốc phòng Nga
Hãng Sputnik ngày 26.3 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một tiêm kích Su-27 rơi ở Biển Đen ngoài khơi thị trấn Feodosia ở vùng Crimea.
Theo thông báo, vào khoảng 8 giờ 10 giờ Moscow ngày 25.3 (0 giờ 10 ngày 26.3, giờ VN), một tiêm kích Su-27 biến mất khỏi màn hình radar khi bay thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch trên Biển Đen cách thị trấn Feodosia khoảng 50 km.
Cơ quan chức năng phát hiện tín hiệu vô tuyến khẩn cấp trong khu vực, nhưng việc tìm kiếm phi công rất phức tạp do điều kiện thời tiết xấu.
Hiện Bộ Quốc phòng đã điều nhóm cứu hộ cùng máy bay vận tải chiến thuật AN-26 và trực thăng MI-8 cùng nhiều tàu đến để tìm kiếm phi công. Cũng trong ngày 25.3, một máy bay huấn luyện L-39 của Nga rơi tại vùng Krasnodar khiến 1 phi công thiệt mạng.
Máy bay chiến đấu Su-27 Nga áp sát máy bay trinh sát Mỹ
Theo ProtectRussia, Su-27 là tiêm kích do Liên Xô phát triển để đương đầu loại tiêm kích F-15 Eagle, F-14 của Mỹ, sản xuất từ năm 1985.
NATO và Mỹ gọi Su-27 là Flanker. Su-27 có 2 động cơ, hình dáng khí động học và động cơ lực đẩy vector giúp máy bay này bay linh hoạt và cơ động cao, nổi tiếng nhất là thế bay “rắn hổ mang” khi đang bay (kiểu bay Pugachev, do phi công Viktor Pugachev biểu diễn ở triển lãm hàng không Le Bourget ở Pháp vào năm 1989).
Thế bay “rắn hổ mang” do phi công Viktor Pugachev thực hiện trên máy bay Su-27
Su-27 có tốc độ tối đa đến 2.500 km/giờ (hơn 2 lần vận tốc âm thanh), tầm bay trên biển vào khoảng 1.340 km. Máy bay chiến đấu này được trang bị một pháo 30 mm và 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo hai bên cánh và dưới bụng.
Thông thường, mỗi chiếc Su-27 mang theo 6 tên lửa đối không R27 và 4 tên lửa đối không R73. Ngoài ra, một số phiên bản khác của Su-27 còn được trang bị bom dẫn đường.
Tuần dương hạm của Nga bị tàu tên lửa Ukraine 'truy sát' ở Biển Đen?
Ukraine vừa thông báo rằng, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân nước này mới đây đã ngăn chặn và khóa mục tiêu tàu tuần dương của Nga, buộc tàu này phải tháo chạy.
Ngày 21/3, truyền thông Ukraine cho biết, Hải quân Ukraine đã đạt được một "thắng lợi lớn" hôm 19/3. Theo báo cáo, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân Ukraine đã tiến hành xua đuổi tàu tuần dương của Nga khi con tàu này cố gắng tiếp cận lãnh hải Ukraine. Tàu Priluki đã chủ động sử dụng hệ thống radar khống chế hỏa lực để khóa mục tiêu tàu Nga, điều này buộc tàu Nga phải bỏ chạy. Phía Ukraine cho biết, với sự xuất hiện của tàu Priluki, Hải quân Ukraine đã tính toán đến trường hợp xảy ra một trận hải chiến, tuy nhiên tàu Nga đã nhanh chóng bị dọa sợ và chạy trốn.
Hình ảnh được cho là cuộc rượt đuổi của tàu Nga và tàu Ukraine trên Biển Đen. Nguồn: Sohu.
Thông báo của Hải quân Ukraine nêu rõ: "Trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, tàu tên lửa của Hải quân Ukraine đã nhận được lệnh khẩn cấp và ngay lập tức chuyển hướng ngăn chặn hành động khiêu khích của tàu tuần dương Nga". Hiện Quân đội Nga chưa đưa ra báo cáo nào về vụ việc này, nhưng nhiều chuyên gia và truyền thông Nga đã phân tích vụ việc và đưa ra kết luận rằng, đây là tuyên bố sai sự thật của Hải quân Ukraine.
Avia-Pro dẫn thông tin từ ấn phẩm FAN cho biết: "Theo ghi nhận, không chỉ có đèn chiếu sáng của tàu tuần tra Nga, mà cả ánh sáng trên boong của nó cũng có thể được quan sát. Chính vì vậy cáo buộc của Ukraine cho rằng tàu Nga lén lút xâm nhập là sai sự thật. Trong khi đó, có vẻ tàu của Hải quân Ukraine không thả neo mà lợi dụng bóng tối để tìm cách khiêu khích, hòng vượt qua các tàu chiến Nga để tới giàn khoan dầu. Tuy nhiên, tàu chiến Ukraine đã gặp phải sự kháng cự và buộc phải rút lui".
Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga. Nguồn: Sohu.
Chuyên viên quan sát của Hãng thông tấn Tin tức Liên bang đã phân tích bối cảnh vụ việc và đi đến kết luận rằng con tàu của Ukraine đã tự mình thực hiện các hành động khiêu khích.
"Sự hiện diện của tàu chiến Nga trong vùng biển quốc tế không liên quan đến bất kỳ hành vi xâm phạm nào. Tại sao tàu tuần dương Nga lại chủ động chạy trốn khi đối mặt với tàu tên lửa của Ukraine? Nếu có bất kỳ hành động khiêu khích nào, tàu tuần dương của Nga sẽ cố gắng chiến đấu trên vùng biển quốc tế và Hạm đội Biển Đen của Nga có thể dễ dàng phá hủy tất cả các tàu hiện có của Hải quân Ukraine, bao gồm cả tàu tên lửa lần này", chuyên gia Nga Ilyushin nói.
Tuyên bố sai sự thật của Ukraine nhằm thu hút sự chú ý của "những người yêu nước Ukraine", và đây cũng là tuyên bố mang tính chất "mị dân" khi cho rằng, một tàu tên lửa của Hải quân Ukraine có thể dễ dàng thách thức tàu tuần dương Nga.
Priluki là tàu tên lửa duy nhất của Hải quân Ukraine nhưng đã mất tên lửa. Nguồn: Sohu.
Trên thực tế, tàu tên lửa Priluki (P153) không phải là một chiếc tàu hiện đại. Priluki (P153) là chiếc tàu duy nhất thuộc lớp tàu tên lửa cánh ngầm Đề án 206MR Vikhr (NATO định danh là lớp Matka) do Liên Xô đóng từ những năm 1970. Chiếc tàu này chỉ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 250 tấn, dài chưa tới 40m và được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hành trình P-15M Termit có tầm bắn khoảng 80km.
Với tên lửa "cổ lỗ" như P-15M (tốc độ bay thấp, hệ thống dẫn đường lỗi thời dễ bị gây nhiễu, kích thước thì lại quá lớn) thì rõ ràng Priluki (P153) không là đối thủ của các chiến hạm Nga hiện đại. Dẫu vậy, Priluki (P153) là thứ duy nhất của Hải quân Ukraine ít ra có thể tấn công tầm xa lên tới gần trăm km nhắm vào các tàu chiến Nga trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
Tuy nhiên, sự thật càng gây "sốc" hơn đó là, dù mang tiếng là tàu tên lửa nhưng tàu P153 Priluki đã không còn đạn Termit để sử dụng trong một thời gian dài, và Hải quân Ukraine đã tiến hành cắt bỏ bệ phóng đưa con tàu trở thành tàu pháo tuần tra. Không có bất kỳ một yếu tố bất ngờ nào cho thấy Priluki có thể là cho tàu tuần dương của Nga phải bỏ chạy ở Biển Đen.
Đức Trí (lược dịch)
Nga bắn tên lửa vào khu trục hạm Mỹ cố tiếp cận Crimea Theo Bulgarian Military, quân đội Nga đã bị bắn tên lửa chống hạm vào một tàu chiến Mỹ cố tình tiếp cận bán đảo Crimea cuối năm ngoái - động thái được cho là nhằm dạy cho Mỹ một bài học ở Biển Đen. Theo công bố trên trang riafan.ru - trang web của hãng thông tấn chính thức của Nga, tên lửa...