Tiêm kích Mỹ dùng răn đe Trung Quốc trên Biển Đông
Với khả năng tác chiến điện tử mạnh, tiêm kích EA-18G của Mỹ có thể là lời cảnh báo đanh thép tới ý đồ lập vùng phòng không của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Trước việc Bắc Kinh ráo riết thực hiện các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo và tăng cường hành vi quân sự hóa trên Biển Đông, Washington đã phản ứng bằng cách liên tục điều thêm nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tới khu vực. Hiện tại, các tiêm kích tấn công điện tử EA-18G hiện đại của hải quân Mỹ đã có mặt tại Phillippines để tham gia nhiệm vụ huấn luyện, đồng thời phát đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ tới Bắc Kinh, theo WarIsboring.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G là đợt triển khai lực lượng thứ hai của Lầu Năm Góc trong kế hoạch đồn trú luân phiên ở căn cứ Clark, Philippines theo thỏa thuận quân sự ký kết với Manila hồi tháng 4. Trước đó, không quân Mỹ đã điều cường kích tấn công mặt đất A-10 Warthog, các trực thăng cứu hộ HH-60 và một vận tải cơ chuyên chở lính biệt kích MC-130 đến căn cứ này trong đợt triển khai đầu tiên.
“Đây là một minh chứng nữa cho thấy quyết tâm điều các trang bị tối tân và mạnh nhất của chúng tôi đến châu Á – Thái Bình Dương nhằm thực hiện cam kết với đồng minh trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực”, trung úy Clint Ramsden, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii, nhấn mạnh.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Josheph Trevithick, ngoài mục đích phối hợp huấn luyện với tiêm kích FA-50PH của Philippines, sự hiện diện của tiêm kích EA-18G ở căn cứ Clark ngay sát Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh phải lo ngại và do dự hơn trong các hoạt động phi pháp trên vùng biển này.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G được trang bị một loạt hệ thống radar và cảm biến hiện đại, như radar AESA AN/APG-79, các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99, giúp máy bay phát hiện và gây nhiễu, vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương.
Ngay sau khi vừa triển khai, các tiêm kích EA-18G đã bay tuần tra quanh bãi cạn Scarborough, cách thủ đô Manila chưa đến 402 km về phía tây. Bắc Kinh đã nổi giận và tuyên bố sẽ “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ cái mà họ mô tả là “không phận” của nước này tại bãi cạn trên.
Hồi tháng 9/2015, chiến đấu cơ Trung Quốc đã quấy nhiễu trinh sát cơ Mỹ trên Thái Bình Dương ít nhất ba lần. Khi ấy, Lầu Năm Góc mô tả sự cố này là “không an toàn”.
Sau đó, Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng các công trình trên những hòn đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, như trạm radar cao tần và các đường băng có thể sử dụng để tiêm kích và oanh tạc cơ cất hạ cánh.
Video đang HOT
Trung Quốc xây đường băng trái phép trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Hồi đầu tháng 6, South China Moring Post đưa tin giới chức Trung Quốc có thể đang lên kế hoạch lập vùng AIDZ trên Biển Đông, buộc máy bay nước ngoài phải thông báo trước và tuân thủ sự hướng dẫn của Bắc Kinh khi bay qua khu vực.
Theo Trevithick, khi hoạt động ở Biển Đông, tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler có thể đáp trả bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Quốc bằng cách thay đổi tần số mạng lưới thông tin liên lạc hoặc gây nhiễu màn hình radar. Trong trường hợp xung đột nổ ra, nhiệm vụ chính của loại tiêm kích này là vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở thời điểm này, các phi công của hải quân Mỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ của hai cụm tàu sân bay chiến đấu USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đang tập trận trên biển Philippines.
Trevithick cho rằng sự hiện diện của hai tàu sân bay ở trên biển Philippines cùng các tiêm kích EA-18G ở căn cứ Clark là tín hiệu rất mạnh mẽ mà Mỹ phát đi trên Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về “đường lưỡi bò” Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên vùng biển này.
“Với năng lực tác chiến điện tử cao, khả năng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không hiệu quả, tiêm kích EA-18G của Mỹ có thể là lời cảnh báo đanh thép đến ý đồ thành lập ADIZ của Bắc Kinh trên Biển Đông”, chuyên gia này nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Những cuộc truy đuổi ngư dân Philippines của tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Jonathan Almandrez hy vọng ông sẽ không còn bị tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt cá trên Biển Đông nếu Manila chiến thắng trong vụ kiện Bắc Kinh.
Ngư dân vận chuyển đá lạnh lên tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan, Philippines, ngày 16/6. Ảnh: AFP.
Bãi cạn Scarborough nằm cách bờ biển Philippines khoảng 230 km. Đây là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.
"Tôi tức tối khi họ trơ tráo đuổi chúng tôi đi dù chúng tôi rõ ràng ở trong lãnh thổ Philippines", người đàn ông 30 tuổi, dùng biệt danh Jonathan Almandrez, cho biết. Ông nói không muốn sử dụng tên thật do sợ sự đáp trả từ Trung Quốc.
Almandrez cung cấp một đoạn video quay bằng điện thoại cho AFP. Ông kể lại các tàu tuần tra Trung Quốc bao vây một tàu gỗ chở khoảng 10 ngư dân Philippines suốt hai giờ liền hôm 7/6.
Tàu gỗ Philippines đánh bắt cá ngay phía ngoài bãi cạn Scarborough trước rạng đông. Các tàu Trung Quốc áp sát con tàu gỗ, chỉ cách khoảng 2 m.
"Di chuyển đến khu vực khác! Không đánh bắt cá trong này", quân nhân trên tàu Trung Quốc hét lớn bằng tiếng Anh, Almandrez kể lại.
"Các người hãy quay lại Trung Quốc vì đây là tài sản của Philippines", nhóm ngư dân đáp trả.
Nhóm ngư dân Philippines cuối cùng buộc phải dời đi vì một tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều xuất hiện và sợ nó sẽ phun vòi rồng. Video cho thấy hai tàu hải cảnh treo cờ Trung Quốc và dòng chữ "CHINA COAST GUARD" (Tuần duyên Trung Quốc) ở thân.
Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát
Ngư dân địa phương cho biết họ đã đánh bắt ở bãi cạn Scarborough suốt nhiều thế hệ. Bãi cạn cách đảo Hải Nam, cực nam của Trung Quốc, khoảng 650 km, nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Tại các rạn san hô và vùng nước nông ở Scarborough, ngư dân có thể dễ dàng xiên được 200 kg cá chỉ trong vòng một giờ, Almandrez và các ngư dân khác ở Infanta, một thị trấn trên đảo Luzon có tàu đánh bắt cá ở bãi cạn, cho biết. Scarborough còn là nơi tránh bão quan trọng với ngư dân.
Một ngư dân Philippines ngồi trên mũi tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan. Ảnh: AFP.
Trung Quốc kiểm soát Scarborough từ năm 2012, sau một cuộc đối đầu với tàu hải quân và tuần duyên Philippines. Những tàu cá không chịu rời khỏi bãi cạn có nguy cơ bị phun vòi rồng, thậm chí là đâm chìm, theo các ngư dân Philippines.
"Nước phun mạnh đến mức phá vỡ một khoang xốp", Felix Lavezores, 36 tuổi, kể lại, nhắc đến vụ tấn công bằng vòi rồng hồi đầu tháng 5 ở gần cửa bãi cạn Scarborough làm vỡ thùng đá của ông, nơi lưu trữ sản lượng đánh bắt được.
Một chuyến ra khơi đến bãi cạn tốn khoảng 90.000 peso (gần 2.000 USD), bao gồm nhiên liệu, vật tư và tiền công thủy thủ. Chủ tàu không thể thu hồi số tiền này nếu họ phải quay trở lại tay trắng.
Ngư dân ở Infanta và Masinloc, một thị trấn ngư nghiệp khác, còn tố phía Trung Quốc cắt dây neo, khiến tàu Philippines có thể bị mắc cạn. Khi được hỏi về những vụ việc xảy ra ở bãi cạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục nhắc lại lập trường của nước này.
"Chúng tôi đã nói bãi cạn Scarborough là lãnh thổ nội tại của Trung Quốc. Các hoạt động hành pháp của tàu Trung Quốc trong khu vực này là hợp pháp và không thể bị chỉ trích", bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh.
Tranh chấp chủ quyền tại khu vực kéo dài nhiều thập kỷ khiến Biển Đông là nơi có nguy cơ xảy ra xung đột. Căng thẳng gần đây tăng cao do Trung Quốc tìm cách tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Trung Quốc còn tiến hành cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo. Giới chuyên gia lo ngại Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự và thiết lập kiểm soát trên không, trên biển tại Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng và trữ lượng khí đốt, dầu mỏ lớn.
Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Báo Philippines mới đây tiết lộ PCA có thể ra phán quyết vào ngày 7/7.
Trung Quốc, tham gia UNCLOS, tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết và cáo buộc Philippines làm gia tăng căng thẳng. Philippines hy vọng sẽ nhận được phán quyết có lợi, dù tối thiểu, giúp tăng áp lực ngoại giao lên Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất kể phán quyết từ PCA là gì, ngư dân Philippines dường như khó có thể trở lại bãi cạn Scarborough.
Như Tâm
Theo VNE
EU kêu gọi tự do đi lại ở Biển Đông Ủy ban Châu âu tuyên bố các quốc gia phải được tự do đi qua Biển Đông, sau khi chiến đấu cơ Trung Quốc chặn một máy bay quân sự Mỹ hồi tháng trước. Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông tháng 5 năm ngoái. Ảnh: US Navy Ủy ban châu Âu tránh chỉ trích trực tiếp Bắc Kinh - đối tác thương...