Tiêm kích JAS 39 Gripen Việt Nam quan tâm có thêm “hàng nóng”
Tiêm kích JAS 39 Gripen E/F mà Việt Nam quan tâm đang được Israel nghiên cứu tích hợp các loại bom lượn thông minh Spice và tên lửa không đối không Python.
Tiêm kích JAS 39 Gripen E/F mà Việt Nam quan tâm đang được Israel nghiên cứu tích hợp các loại bom lượn thông minh Spice và tên lửa không đối không Python.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, công ty quốc phòng Rafale của Israel dự kiến sẽ bắt đầu việc tích hợp hệ thống vũ khí mới trên những chiếc tiêm kích JAS 39 Gripen E/F mà Brazil mới đặt mua từ Saab sau khi hợp đồng chính thức của thương vụ này được ký kết trong vài tuần nữa.
Phát biểu tại triển lãm hàng không FIDAE Airshow, đại diện của Rafale – Haim J cho biết, quá trình triển khai và tích hợp mẫu bom lượn thông minh Spice lên những chiếc JAS 39 Gripen của Brazil sẽ được Rafale tiến hành trước cuối năm nay. Hợp đồng này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Tiêm kích đa năng JAS 39 Gripen của Brazil với mẫu bom lượng thông minh Spice 1000 được trưng bày tại triển lãm FIDAE Airshow .
Theo Haim J, Rafael sẽ tích hợp hệ thống định vị mục tiêu Litening và RecceLite Pod cùng hệ thống tác chiến điện tử SkyShield lên những chiếc JAS 39E/F của Brazil. Nhằm giúp chúng có thể triển khai các loại bom lượn thông minh Spice 2000, Spice 1000 và Spice 250 do Rafael phát triển. Và công ty này sẽ hợp tác với hãng Saab để tiến hành quá trình nâng cấp trên.
Trước đó vào tháng 4 năm ngoái, Saab và Brazi cũng đã ký hợp đồng vũ khí trị giá 245 triệu USD dành cho phi đội gồm 36 chiếc tiêm kích JAS 39 E/F với các dòng các tên lửa không đối không tầm ngắn A-Darter và IRIS-T.
Cũng theo đại diện Rafale, mặc dù mẫu tên lửa không đối không Rafael Python vốn được trang bị trên các máy bay tiêm kích hạng nhẹ Northrop F-5M Tiger II của Không quân Brazil, không nằm trong hợp đồng JAS 39E/F. Nhưng công ty Israel này hy vọng trong tương lai Python có thể sẽ được tích hợp trên những chiếc JAS 39E/F của Brazil.
JAS 39 Gripen E/F là phiên bản mới nhất của dòng tiêm kích đa năng hạng nhẹ JAS 39 Gripen. Phiên bản này được phát triển dựa trên chương trình Gripen NG với một loạt cải tiến mạnh gồm: trang bị động cơ mạnh hơn F414G, radar mạng pha ES-05, cải tiến dung tích nhiên liệu và tải trọng, bổ sung điểm treo vũ khí. Mức giá một chiếc ước tính khoảng 113 triệu USD.
Video đang HOT
Theo một số nguồn tin báo quốc tế, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới mẫu máy bay Gripen E/F để thay thế tiêm kích đánh chặn MiG-21 nghỉ hưu. Tuy nhiên, giá cả là một rào cản rất lớn.
Các mẫu bom lượn thông minh Spice có trọng lượng 113kg, 453kg và 907kg của Rafale có khả năng hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết, với tầm hoạt động hiệu quả trong phạm vi 60km và có độ sai lệch so với mục tiêu chỉ trong vòng 3m.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Cuộc đối đầu lịch sử giữa tiêm kích Su-27 và F-15
Những động tác bay cực khó và sự cơ động của tiêm kích Su27 đã khiến viên phi công Mỹ lái F15 hoàn toàn bị thuyết phục trong diễn tập đối kháng.
Theo những số liệu được cả Nga và Mỹ công khai cho thấy, tầm hoạt động của Su-27 được đánh giá là lớn hơn F-15 (phiên bản đầu). Sự thua kém này các nhà thiết kế Mỹ đã định giải quyết bằng các thùng dầu phụ treo (không có ở Su-27), nhưng lúc đó máy bay sẽ chỉ mang được ít tên lửa hơn. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Trong khi đó, khi so sánh radar thì việc đánh giá hơn kém khó hơn. Hai hệ thống khá ngang bằng về tính năng: cả về tầm phát hiện lẫn số lượng mục tiêu có thể phát hiện và tấn công. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống quang-điện tử (ở F-15 không có), nên Su-27 mạnh hơn địch thủ trong cận chiến, khi không thể sử dụng radar. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Điều bất ngờ là mặc dù máy bay Nga có linh kiện điện tử kém hơn, nhưng máy tính trên khoang của Su-27 và F-15 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ. Nhưng máy tính Nga hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Liên quan đến khả năng cơ động thì các biến thể đầu tiên của Su-27 có tải lên cánh lớn hơn. Nhưng sau đó, F-15 gia tăng trọng lượng nên các tham số này lại ngang bằng nhau. Còn các tham số cơ động (cả theo phương đứng và phương ngang) ở tốc độ dưới âm của Sukhoi cao hơn 25-30%. Khi tăng tốc độ thì ưu thế giảm đi, nhưng không phải giảm đến 0. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Có nhiều tham số đặc biệt để đánh giá tính cơ động của máy bay: tải trọng sẵn có và tải trọng cho phép (dọc và ngang), tốc độ góc vòng tăng cường, tốc độ góc vòng ổn lập, gia tốc dọc sẵn có, khả năng lên nhanh... Chúng được tính toán trên cơ sở các dữ liệu lý thuyết và thực nghiệm. Các bảng và giản đồ được xây dựng mà nhờ chúng, người ta so sánh khả năng của các máy bay khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh khách quan có thể nhận được nhờ các trận không chiến. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Nhưng các cuộc đối đầu chiến đấu giữa 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất chưa từng xảy ra. Người ta chỉ biết rằng, trong cuộc chiến tranh Ethiopia-Eritrea, các máy bay Su-27 của Ethiopia đã bắn hạ 3 MiG-29 của Eritrea. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Tuy nhiên, có một lần đã xảy ra trận đánh trình diễn. Tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành "cuộc diễn tập chung" ở cách xa bờ biển 200 km. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau. Trong ảnh: Tiêm kích F-15.
Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã "bắn rơi" không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau. Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27.
Phải nói rằng, máy bay Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả. Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay "Rắn hổ mang Pugachev". Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung. Trong ảnh: Tiêm kích Su-27 hộ tống máy bay Tu-22M3.
Theo_Báo Đất Việt
Tiêm kích MiG-29K sắp tham chiến ở Syria nguy hiểm cỡ nào? Tiêm kích hạm MiG-29K có thể triển khai trên tàu sân bay Kuznetsov tham gia các phi vụ không kích, hộ tống máy bay ném bom chống phiến quân IS ở Syria. Hãng tin TASS của Nga ngày 2/4 dẫn một nguồn tin cho biết: "Theo kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ...