Tiêm kích F-3 của Nhật Bản sẽ cho F-22 “ngửi khói”?
Với thiết kế khí động học tiên tiến kết hợp với hai động cơ lực đẩy vector 3D XF5-1 thì ATD-X Shinshin có khả năng cơ động tuyệt vời với nhiều loại vũ khí, nhưng hiệu quả tàng hình cao.
Cuối năm nay Nhật Bản sẽ đưa vào thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mang tên tạm thời ATD-X Shinshin (F-3) do Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản hợp tác với tập đoàn Mitsubishi phát triển. Shinshin trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là “linh hồn của trái tim” hay “linh hồn của Nhật Bản” núi Phú Sĩ.
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại quốc phòng của Thượng viện Nhật Bản ngày 10 tháng Tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã khẳng định rằng chuyến bay đầu tiên của Shinshin sẽ được thực hiện vào cuối năm nay sau nhiều lần bị trì hoãn.
Các mô hình để nghiên cứu và thử nghiệm đã được giới thiệu từ năm 1994, phía Nhật đã đề nghị đưa mô hình này sang Hoa Kỳ để thử nghiệm về khả năng tiết diện phản xạ radar (RCS) nhưng bị Mỹ từ chối, sau đó Mỹ cũng đã ban hành lệnh cấm bán F-22, nhưng trong tháng 9 năm 2005 mô hình thiết kế của ATD-X đã được đưa đến Pháp để thử nghiệm RCS, đến năm 2000 những nghiên cứu tổng thể về máy bay này như hệ thống điều khiển bay, động cơ và hiệu suất của máy bay tàng hình… cũng như nguồn ngân sách dự kiến mới được công bố.
Với thiết kế khí động học tiên tiến kết hợp với hai động cơ lực đẩy vector 3D XF5-1(lực đẩy 15 tấn/ mỗi động cơ, tốc độ Mach 2 ) thì ATD-X Shinshin có khả năng cơ động tuyệt vời với nhiều loại vũ khí, nhưng hiệu quả tàng hình cao.
Động cơ XF5-1
ATD-X Shinshin có thể phát hiện ra đối phương mà không bị radar đối phương phát hiện, được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động đa chức năng với hệ thống cảm biến RF, radar này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp các dải phổ của nó một cách nhanh nhẹn, radar có khả năng tác chiến điện tử ECM và hỗ trợ điện tử ESM toàn diện. Thậm chí, radar này còn có khả năng hoạt động như một vũ khí điện từ, nó có thể sử dụng sóng điện từ của radar để gây thiệt hại cho các biện pháp trinh sát điện từ của đối phương.
Một tính năng khác của ATD-X là hệ thống kiểm soát bay và tự vá lỗi. Hệ thống này sẽ kiểm soát liên tục toàn bộ hoạt động của máy bay để phát hiện sớm bất kỳ lỗi nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tự vá lỗi. Với những lỗi nặng hay thiệt hại bên ngoài, hệ thống này sẽ sử dụng các hệ thống kiểm soát còn lại để hiệu chỉnh chuyến bay ngay cả khi phi công không còn khả năng bay.
Ngoài việc F-3 được trang bị những hệ thống điện tử tiên tiến nhất kết hợp với các loại vật liệu chịu nhiệt cao cấp của các công ty công nghệ Nhật Bản, Shinshin sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát bay bằng ánh sáng, bằng cách thay thế cáp sợi quang học thông thường, có thể truyền dữ liệu nhanh hơn và tránh bị nhiễu điện từ…
Cánh máy bay được sản xuất tại Fuji Heavy Industries, trong khi đó buồng lái được sản xuất tại công ty Kawasaki Heavy Industries, được kết hợp sử dụng vật liệu sợi carbon (CFRP) và gia cố bằng nhựa khoảng 30% thân máy bay, do đó máy bay Shinshin có trọng lượng nhẹ hơn (trọng lượng cất cánh 13 tấn) so với các loại máy bay cùng loại, không những vậy công ty TRDI Nhật Bản sẽ đảm nhiệm việc chế tạo vật liệu tàng hình cho F-3. Dự kiến, Nhật Bản sẽ tiêu tốn 20 triệu USD để chế tạo vật liệu này, trong giai đoạn 2013-2016.
Nguyên mẫu F-3 một chỗ ngồi có chiều dài tổng thế 14,2 mét, chiều rộng tổng thể 9,1 m, cao 4,5 mét. Nhỏ hơn F2 và F22 của Hoa Kỳ”, nhưng lớn hơn máy bay huấn luyện thứ cấp T4.
Được thừa hưởng và phát triển dựa trên những đặc tính ưu việt nhất của máy bay chiến đấu F-2, F-3 sẽ là loại máy bay thay thế cho 49 máy bay F-2 Mitsubishi và 135 máy bay F-15 trong những thập kỷ tới của Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đặt mục tiêu về loại máy bay này sẽ vượt qua các dòng máy bay thế hệ thứ năm, trở thành loại máy bay chiến đấu tiệm cận thế hệ sáu.
Nhật Bản hy vợng rằng việc chế tạo thành công loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây về các loại vũ khí công nghệ cao. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng hy vọng rằng với khả năng tàng hình và radar mạnh kết hợp với những công nghệ diện tử tiên tiến nhất của Nhật Bản, F-3 sẽ là một đối thủ xứng đáng trước J-20 của Trung Quốc và T-50 của Nga, giúp củng cố hơn nữa vị thế cường quốc của Nhật Bản.
Theo Infonet
Video đang HOT
Báo chí Trung Quốc quan tâm đến các động thái quốc phòng của Việt Nam
Việt Nam có chính sách mua sắm vũ khí mới, cho Nga sử dụng Cam Ranh, nâng cấp tàu kiểm ngư, biên chế 2 tàu tên lửa, hợp tác sản xuất tên lửa với Nga...
"Việt Nam có chính sách mua sắm quốc phòng mới"
Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 30 tháng 6 đưa tin, Việt Nam se đưa ra chính sách mua sắm mới vào ngày 1 tháng 7, khuyến khích quan hệ hợp tác trong các chương trình đấu thầu quốc tế, tuy mua sắm quốc phòng chính vẫn có thể tránh công khai việc thực hiện đấu thầu.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Căn cứ vào chính sách mới, chinh phu Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên tiến hành mua sắm từ các nhà cung ứng nội địa. Nếu các sản phẩm không được sản xuất trong nước hoặc sản phẩm trong nước không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bắt đầu đấu thầu quốc tế.
Các chương trình đấu thầu quốc tế sẽ sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Trong các chương trình quốc tế, nếu hợp tác với các doanh nghiệp trong nước thì đó phải là những nhà thầu nước ngoài đạt chuẩn.
Căn cứ vào chính sách, nhà thầu nước ngoài đạt chuẩn phải có quan hệ hợp tác với nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ trong nước, trừ phi các nhà thầu trong nước không có đủ khả năng tham gia bất cứ phương án đấu thầu nào.
Đối với chương trình mua sắm của Chính phủ Việt Nam, chính sách cũng đã khái quát 3 phương pháp đấu thầu, ký hợp đồng, lần lượt là: công khai đấu thầu, đấu thầu có hạn chế và trực tiếp bổ nhiệm nhà thầu.
Người tham gia đấu thầu công khai sẽ không bị hạn chế, trong khi đó các chương trình đấu thầu mang tính hạn chế sẽ có "yêu cầu cao về công nghệ". Phương pháp trực tiếp bổ nhiệm nhà thầu vận dụng cho các kế hoạch mua sắm để bảo đảm bí mật quốc gia và các cuộc đấu thầu trực tiếp để bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới và hải đảo.
Tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Việt Nam ưu tiên cho Nga sử dụng vịnh Cam Ranh
Theo mạng china.com ngày 1 tháng 7, vào trung tuần tháng 6, người phát ngôn Việt Nam cho biết, Việt Nam tìm kiếm hợp tác quốc tế ở vịnh Cam Ranh, nhưng ưu tiên cho Nga, điều này cho thấy Nga sử dụng vịnh Cam Ranh đã có tiến triển mang tính thực chất.
Theo bài báo, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có vị trí quan trọng, trực tiếp kiểm soát eo biển Malacca, trước đây từng là căn cứ hải quân lớn của Mỹ và Nga. Lần này Nga quay trở lại, có ý đồ trỗi dậy, Việt Nam thể hiện thái độ tích cực với "gấu Nga"; trong đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam khéo léo "đánh con bài Mỹ" và "con bài Nga".
Ngoài Nga, Mỹ cũng có ý định tìm cách tiến quân vào vịnh Cam Ranh. Trong thời gian gần đây, có chuyên gia quân sự Trung Quốc đã phân tích, cho rằng, đóng quân ở vịnh Cam Ranh là một trong những mục tiêu khu vực của Mỹ, do đó Mỹ đã tích cực lôi kéo Việt Nam. Như vậy, một nước muốn làm trọng tài, còn một nước muốn hiện diện.
Tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Việt Nam nâng cấp tàu kiểm ngư
Các tờ báo điện tử Trung Quốc và hãng tin CNA Đài Loan ngày 1 tháng 7 đưa tin, các nguồn tin cho biết, Việt Nam vừa bàn giao tàu kiểm ngư KN781 cho Cục Kiểm ngư sử dụng, tăng cường khả năng và hiệu quả chấp pháp trên biển.
Theo bài báo, tàu Kiểm ngư 781 do Công ty đóng tàu Hạ Long chế tạo, bắt đầu được chế tạo từ năm 2012 theo thiết kế và công nghệ của Tập đoàn đóng tàu DAMEN Hà Lan, được coi là tàu kiểm ngư tiên tiến nhất của Việt Nam.
Bài báo cho biết, tàu Kiểm ngư KN781 dài 90,5 m, rộng 14 m, lượng giãn nước trên 2.000 tấn, có thể chạy liên tục 5.000 hải lý trong môi trường bình thường, trên tàu có sàn cất hạ cánh máy bay trực thăng, trang bị các thiết bị như tìm kiếm cứu nạn và vòi rồng cao áp.
Theo nguồn tin, tàu Kiểm ngư KN781 có nhiều tính năng tiên tiến, ưu việt, phù hợp với nhu cầu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, có lợi cho thực hiện các nhiệm vụ như chấp pháp và cứu viện trên biển, nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Tàu kiểm ngư KN781 Việt Nam
Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Hạ Long của Việt Nam hiện cũng đang thử nghiệm 1 tàu kiểm ngư cùng loại khác, dự kiến vào tháng 7 sẽ tiếp tục bàn giao cho Cục Kiểm ngư sử dụng.
Bài báo cho rằng, Việt Nam bàn giao tàu kiểm ngư mới, đưa vào sử dụng trong bối cảnh căng thẳng Việt-Trung hiện nay đã gây quan tâm cho dư luận, nhất là khi nhiều tàu Việt Nam trong đó có tàu kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hỏng.
Hải quân Việt Nam tiếp nhận 2 tàu tên lửa mới
Các tờ báo điện tử Trung Quốc, Đài Loan và Singapore gần đây đưa tin, ngày 27 tháng 6, Tổng công ty đóng tàu Ba Son, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bàn giao 2 tàu tên lửa cho Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu cho Hải quân Việt Nam.
Được biết, Tổng công ty đóng tàu Ba Son đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam vào năm 2009, chế tạo 6 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại theo công nghệ của Nga.
Theo hãng tin CNA Đài Loan, 2 tàu tên lửa mới này lần lượt được đặt tên là HQ377 và HQ378, trang bị các hệ thống như công nghệ cao, vũ khí, động lực, điều khiển bắn. Trải qua nhiều lần bắn đạn thật, 2 tàu tên lửa này được Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh giá cao.
Vũ khí trên tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Theo báo Trung Quốc, 2 tàu tên lửa này đã trang bị rất nhiều hệ thống công nghệ cao, có khả năng tấn công và phòng thủ, trang bị hệ thống vũ khí, khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ, có kết cấu bảo đảm sống sót, hoạt động độc lập...
2 tàu chiến này là 2 tàu tên lửa lớp 12418 đầu tiên do Tổng công ty đóng tàu Ba Son hoàn thành chế tạo và thử nghiệm. Điều này giúp hiện đại hóa Hải quân Việt Nam, thể hiện được khả năng của ngành đóng tàu quân sự, khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật, chế tạo tàu chiến của Tổng công ty đóng tàu Ba Son.
Theo báo Trung Quốc, loại tàu tên lửa này dài 51,7 m, rộng 10 m, mớn nước 2,56 m, trọng tải 550 tấn.
Tổng công ty đóng tàu Ba Son cho biết, đây là tàu tên lửa cơ động đa năng hiện đại nhất do Việt Nam tự chế tạo, là trang bị bổ sung kịp thời cho Hải quân Việt Nam.
Tổng công ty Ba Son còn cho biết, trong quá trình chế tạo loại tàu này, tuy đã gặp phải một số khó khăn, nhưng công ty đã tập trung mọi lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ đóng tàu đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Tàu hộ vệ lớp Gepard Việt Nam mua của Nga
Việt-Nga dự định thành lập doanh nghiệp sửa chữa tàu liên doanh
Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 27 tháng 6 dẫn các nguồn tin cho biết, chính phủ Việt Nam và Nga đang bàn bạc thành lập doanh nghiệp liên doanh để cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa cho Hải quân Việt Nam.
Nếu dự án này được thực hiện, doanh nghiệp liên doanh hải quân sẽ trở thành thỏa thuận công nghiệp quốc phòng lớn thứ ba của Việt Nam và Nga kể từ năm 2012 đến nay.
Tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố, hai nước đang bàn thành lập doanh nghiệp liên doanh để làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu trang bị lục quân do Nga chế tạo.
Trước đó, tháng 3 năm 2012, Irkut và Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam đạt được thỏa thuận, phát triển và chế tạo máy bay không người lái dựa trên hệ thống Irkut-200 tầm trung của Nga tại Việt Nam.
Ngoài ra, năm 2013, hai nước đạt thỏa thuận, thành lập công ty có thể phát triển và chế tạo tên lửa tại Việt Nam, loại tên lửa này dựa trên hệ thống tên lửa Kh-35 do Công ty tên lửa chiến thuật JSC Nga thiết kế.
Loạt thỏa thuận này hỗ trợ cho Việt Nam phát triển khả năng của mình, bảo đảm cho thử nghiệm rất nhiều trang bị do Nga chế tạo. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo phiên bản cải tiến, trị giá 2 tỷ USD, 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu tấn công nhanh lớp Svetlya và 4 tàu hộ vệ lớp Gepard.
Tàu ngầm Hà Nội số hiệu HQ182 của Hải quân Việt Nam
Theo Giáo Dục
Albania lại "phải vạ" vì vũ khí Trung Quốc Vũ khí Trung Quốc sản xuất vốn nổi tiếng yếu kém về năng lực tác chiến, điều đó đã được chứng minh trong thực tế sử dụng. Ngày 30/6, trang mạng thông tin tổng hợp CNQP Nga cho biết, hiện phần lớn vũ khí Trung Quốc trong Quân đội Albania không thể tác chiến. Theo đó, lực lượng Lục quân nước này bao...