Tiêm kích F-15 của Mỹ đã hết thời?
Ngày 8/10, một chiếc tiêm kích F15D Eagle của Không quân Hoàng gia Anh đã bất ngờ gặp nạn khi đang bay huấn luyện tại Lincolnshire.
Theo Dailymail, chiếc F-15D Eagle, thuộc phi đội máy bay chiến đấu số 48, đóng tại căn cứ Lakenheath của không quân Hoàng gia Anh ở Suffolk. Cảnh sát địa phương đã tới hiện trường sau khi nhận được các cuộc gọi thông báo về một máy bay quân sự bốc cháy trên một cánh đồng gần Spalding.
Rất may viên phi công đã nhảy dù ra ngoài an toàn. Không quân Mỹ cho hay vụ tai nạn đang được điều tra. Phi đội máy bay chiến đấu số 48 và không quân hoàng gia Anh sẽ cung cấp thêm thông tin về vụ việc khi có.
F-15D Eagle của Không quân Hoàng gia Anh gặp nạn
Đây không phải là lần dầu tiên tiêm kích F-15 gặp nạn, chỉ tính từ năm 2009 trở lại đây đã có tổng cộng 6 vụ F-15 gặp nạn trên toàn thế giới.
Sự thiếu an toàn của dòng máy bay này khiến cho nhà sản xuất McDonnell Douglas và Không quân Mỹ lên kế hoạch nâng cấp dòng chiến đấu cơ F-15. Trong bản kế hoạch trung hạn nâng cấp F-15 đến năm 2017, Không quân Mỹ dự định sử dụng 5,8 tỷ USD để kéo dài tuổi thọ của loại máy bay chiến đấu này.
Theo thiết kế tổng quan của F-15 chỉ cho phép sử dụng tối đa là 8000 giờ bay, mà trên thực tế chiếc F-15 già nhất trong lực lượng Không quân Mỹ hiện đang còn sử dụng đã bay tới hơn 10.000 giờ.
Boeing hiện đang tìm các biện pháp thử nghiệm khả năng chịu tải của thân máy bay sao cho F-15C/D có thể tiếp tục sử dụng tới khi nó đạt mốc 18.000 giờ bay (gấp hơn 2 lần thiết kế ban đầu), còn F-15E lên tới 32.000 giờ!
Để “cải lão” cho nó, trước tiên Mỹ và các nước đồng minh đang sử dụng F-15 cần phải tiến hành hạng mục nâng cấp, hiện đại hóa radar trên máy bay trước năm 2021, sau khi dỡ bỏ các bộ xử lý tín hiệu cũ và thay bằng các bộ xử lý APG -82 (V) 1 và APG-79, độ tin cậy và tính hiệu quả của radar APG-63 (V)3 sẽ được nâng cao hơn 5 lần.
Ngoài nhu cầu nâng cấp vì sự già cỗi của F-15, chiến đấu cơ này còn dính phải vụ bê bối lớn về linh kiện rởm khiến người ta nghi ngờ về chất lượng những chiếc tiêm kích này. Theo tin từ Không quân Mỹ hồi cuối năm 2013, trong quá trình kiểm tra chất lượng định kỳ cho các tiêm kích F-15, các kỹ sư đã phát hiện ra hàng loạt linh kiện kém chất lượng được sử dụng.
Video đang HOT
Các nhà điều tra đã vào cuộc và phát hiện ra rằng, số lượng linh kiện kém chất lượng này được ghi là sản xuất tại Mỹ nhưng có nguồn gốc từ một công ty của Ấn Độ. Quá trình sản xuất linh kiện cho F-15 tại công ty của Ấn Độ đã xảy ra lỗi kỹ thuật dẫn đến chất lượng linh kiện không đạt chuẩn để thay thế trên các tiêm kích F-15.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên các tiêm kích của Mỹ phải điêu đứng vì linh kiện kém chất lượng. Trước đó, tiêm kích F-15 cũng đã từng dính phốt linh kiện điện tử kém chất lượng từ Trung Quốc.
Trong khi kế hoạch nang cấp chưa hoàn thành và việc thay thế những linh kiện kém chất lượng chưa được thực hiện toàn diện, vì vậy việc chiếc F-15 vừa gặp nạn không phải là điều bất ngờ.
Không quân Mỹ hiện tại có 249 máy bay chiến đấu F-15 đang hoạt động và chúng được triển khai tại Iraq và Afghanistan trong những năm gần đây. Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Hé lộ cuộc trao đổi 180 tay súng IS lấy 46 con tin Thổ Nhĩ Kỳ
Có tới 180 tay súng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã được phía Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho IS để đổi lấy việc phóng thích 46 con tin nước này, tờ The Times của Anh ngày 6/10 đưa tin.
Thủ tướng Ahmet Davutoglu (phải) chào đón các con tin được phóng thích tại thủ đô Ankara.
Các công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị IS bắt cóc làm con tin từ lãnh sứ quán nước này tại thành phố Mosul, Iraq hồi tháng 6 và được phóng thích vào tháng 9.
The Times cho biết tờ báo đã được tiết lộ một danh sách bị rò rỉ những tay súng được chuyển giao cho phía IS và 2 công dân Anh có tên trong số này.
Theo tờ báo, danh sách cũng bao gồm 3 công dân Pháp, 2 người Thụy Điển, 2 người Macedonia, một công dân Bỉ và một người Thụy Sĩ.
Tờ báo cho rằng thỏa thuận trao đổi tù nhân bao gồm các tay súng IS bị bắt giữ tại các bệnh viện và nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như những người nằm trong tay của lực lượng nổi dậy ôn hòa tại Syria.
Việc phóng thích các con tin Thổ Nhĩ Kỳ đã được báo chí đăng tải hồi cuối tháng 9. Có tổng cộng 49 người được trả tự do, gồm 46 công dân Thổ Nhĩ Kỳ và 3 người Iraq, trong đó có tổng lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà ngoại giao, cảnh sát đặc nhiệm và trẻ em.
Theo giới phân tích, 49 con tin là một "quân bài mặc cả lớn" và đổi lại IS chắc chắn phải nhận được gì đó.
Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra rất ít giải thích về sự phóng thích họ, nhưng Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho hay cơ quan tình báo MIT của Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng đầu chiến dịch này.
Khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã không phủ nhận các thông tin nói rằng đã có một cuộc trao đổi tù nhân và nhấn mạnh rằng không có khoản tiền chuộc nào được trả.
Việc phóng thích các con tin đã mở đường để Thổ Nhĩ Kỳ, vốn có đường biên giới dài với Syria, đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại IS.
Hồi tuần trước, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ một nghị quyết cho phép quân đội nước này tham gia liên minh chống IS tại Syria và Iraq.
2 tay súng Anh
Shabazz Suleman (trái) và Hisham Folkard.
The Times cho hay các phần tử thánh chiến người Anh, Shabazz Suleman, 18 tuổi, và Hisham Folkard, 26 tuổi, nằm trong số 180 tay súng IS đã được trao đổi để lấy 46 con tin Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chức Anh xác nhận Suleman, người Buckinghamshire, đã mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ ngoại giao đang trợ giúp gia đình Suleman nhưng chưa có xác nhận rằng anh này là một trong những tù nhân bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ.
Theo các hãng tin BBC, giới chức chính phủ Anh nói rằng thông tin về việc các ta súng Anh có liên quan tới cuộc trao đổi tù nhân giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ là "đáng tin".
Anh đã tham gia liên minh chống IS, hiện đã bao gồm hơn 40 quốc gia, sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu phê chuẩn việc tham gia các cuộc không kích hồi tháng trước.
Vụ không kích mới nhất diễn ra hôm 5/10, khi các máy bay của Không quân hoàng gia Anh sử dụng bom dẫn đường chính xác tấn công các tay súng IS và một tòa nhà được gia cố gần Ramadi, phía tây thủ đô Baghdad.
IS hiện đang kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Syria và Iraq.
Kể từ tháng 8, IS đã ghi hình và tải lên mạng 4 video quay cảnh hành quyết 4 con tin phương Tây, gồm 2 người Mỹ và 2 người Anh. Một phiến quân nói giọng Anh đã xuất hiện trong các video của IS.
Giới chức an ninh tin rằng hơn 500 công dân Anh đã tới Iraq và Syria để chiến đấu cho IS và các tổ chức phiến quân khác.
An Bình
Theo DANTRI/Times, BBC
Úc, Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến chống IS, Anh điều thêm chiến đấu cơ Chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm đối phó với nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq đã có thêm các động lực mới khi Úc và Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến để chống IS, trong khi Anh điều thêm chiến đấu cơ. Căn cứ không Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ...