Tiêm kích đắt giá F-35 thua “máy bay bà già” khi không chiến
Trong một cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ tàng hình F-35, vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, tỏ ra yếu thế trước tiêm kích F-16 được sản xuất 40 năm trước.
Tiêm kích F-35 (dưới) bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối mặt với F-16 (trên). Ảnh: Air Force
Trong một trận không chiến giả định diễn ra tại khu vực gần căn cứ Không quân Edward, bang California, một chiến đấu cơ tàng hình F-35 đọ sức về tốc độ, hỏa lực và độ linh hoạt với chiếc máy bay chiến đấu già cỗi F-16 được chế tạo từ những năm 1970.
Mục đích của trận không chiến giả là thử nghiệm khả năng tác chiến của F-35 ở độ cao từ 3.000 tới 9.000 m. Phi công trên hai tiêm kích có thể dùng mọi vũ khí để hạ gục đối phương.
Tuy nhiên, theo báo cáo của phi công điều khiển F-35, tiêm kích này hoàn toàn không phù hợp khi đối đầu với chiến đấu cơ khác ở cự ly gần. Theo ông, tiêm kích được cho là hiện đại và đắt nhất trong lịch sử quân đội Mỹ quá chậm khi tấn công máy bay đối phương hoặc né đạn.
Video đang HOT
Viên phi công cho hay, sản phẩm của công ty Lockheed Martin có điểm bất lợi ở khả năng cơ động, dù F-16 có gắn hai bình nhiên liệu phụ khiến trọng lượng của nó tăng đáng kể. Ông cũng đề cập tới một số vấn đề về khí động học, đặc biệt ở phần mũi máy bay khi nó tăng tốc. Điều này khiến tiêm kích trở nên chậm chạp khi đối đầu với đạn từ kẻ thù.
Hơn thế, mũ bảo hiểm trị giá nửa triệu USD trên F-35, vốn giúp phi công có tầm nhìn 360 độ bên ngoài, lại là trở ngại cho họ khi không thể quan sát không gian trong buồng lái. F-16 có thể lợi dụng sơ hở này để tiếp cận F-35 từ phía sau.
“Mũ bảo hiểm quá lớn bên trong khoang lái chật hẹp khiến tôi khó có thể ngoái lại phía sau để quan sát”, phi công F-35 viết trong bản báo cáo dài 5 trang.
F-35 là một trong những dòng tiêm kích tiên tiến nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, hàng loạt phản hồi về điểm bất lợi của nó khiến quá trình sản xuất bị trì hoãn tới 8 năm và đẩy chi phí sản xuất lên tới 262 tỷ USD, vượt xa ngân sách dự kiến.
Theo_Zing News
"Niềm tự hào" F-35 của Mỹ thất thế trước phi cơ F-16
Trong một trận chiến trên không trung giả định, máy bay thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ bị đánh giá là "quá chậm chạp" trong các tình huống phức tạp.
Máy bay thế hệ thứ năm F-35. (Ảnh: Lockheed Martin)
Hãng tin RT dẫn một báo cáo ngày 29/6 cho biết trận không chiến giả định nêu trên, được thử nghiệm hồi tháng 1 tại Thái Bình Dương, là nhằm kiểm tra sức mạnh của F-35 trong tình huống đụng độ máy bay đối phương ở độ cao khoảng từ 3.000 đến 9.000m.
Theo kế hoạch, phi công của F-35 có nhiệm vụ bay đổi hướng và quay lại tấn công mục tiêu là chiếc F-16, trong khi phi công của F-16 cũng thực hiện nội dung tương tự.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng dù máy bay F-16 phải mang theo 2 bình nhiên liệu và mẫu F-35 không mang theo vũ khí, song chiếc máy bay thế hệ thứ năm của quân đội Mỹ "vẫn không thể tìm được lợi thế trong mọi tình huống" trước đối thủ.
Phi công lái chiếc F-35 tìm cách nhắm vào chiếc F-16 bằng súng 25-mm song chiếc máy bay kia đã dễ dàng né được. Phi công của F-35 cho rằng khả năng tấn công của máy bay này còn thấp khi không thể tấn công máy bay khác trong tầm ngắm bắn.
Trong một tình huống phải đảo lại để tấn công, F-35 thực hiện với tốc độ chậm và điều này khiến máy bay sử dụng nhiều năng lượng, làm cho máy bay trở nên dễ bị tấn công hơn.
Ngoài ra, phi công lái thử chiếc F-35 cũng phàn nàn về việc mũ bảo hiểm khiến anh không thể thoải mái di chuyển trong buồng lái. Báo cáo nêu rõ: "Chiếc mũ bảo hiểm quá lớn so với không gian trong buồng lái. Do đó, rất khó để có thể theo dõi các tình huống ở phía thân máy bay".
Báo cáo cho biết thêm cuộc tấn công giả định trên không trung nêu trên được thực hiện trên Thái Bình Dương, gần với căn cứ Không quân Edwards đặt tại California.
Lâu nay, có nhiều báo cáo cho rằng F-35 thường hay gặp các lỗi cơ bản, cũng như chi phí sản xuất đắt đỏ. Đây là chương trình đầu tư vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với chi phí lên tới 160 triệu USD/chiếc.
Hiện tập đoàn Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống thông tin tính toán tự động (ALIS) cho mẫu F-35 với mục đích tìm ra những vấn đề của máy bay này và cung cấp các thông tin về những bộ phận cần phải thay thế.
Được sản xuất với mục đích thay thế mẫu máy bay thế hệ thứ 4 F-16 song quân đội Mỹ tới nay vẫn gặp nhiều vấn đề với mẫu F-35. Theo kế hoạch, mẫu F-36 sẽ được chuyển giao cho các đơn vị của Mỹ từ năm 2020.
Ngọc Anh
Theo dantri/ RT
Chiến đấu cơ TQ "áp đảo" Mỹ trên Thái Bình Dương Nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã cho trình làng chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-31 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển và...