Tiêm kích của không quân Hoàng gia Anh bị S-400 của Nga suýt bắn rụng ở Syria
Nga đã sử dụng S-400 ở Syria để đối phó với sự xuất hiện của tiêm kích Eurofighter Typhoon thuộc không quân Hoàng gia Anh.
Thời gian gần đây đã ghi nhận sự gia tăng đột biến của các chuyến bay trinh sát do không quân NATO thực hiện tại vị trí sát căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Syria.
Theo tờ NZIV của Israel, cách đây vài tuần, Nga đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 hoạt động tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria để đối phó với sự xuất hiện của tiêm kích Eurofighter Typhoon thuộc không quân Hoàng gia Anh.
Tiêm kích Eurofighter Typhoon thuộc không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: RT
Nguồn tin từ Israel cho biết, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga bao gồm S-400 đã được đặt trong tình trạng cảnh báo cao và sẵn sàng nổ súng ngay lập tức sau khi phát hiện tiêm kích Anh.
Theo nguồn tin này, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được đặt trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng phóng đạn ngay lập tức nếu tiêm kích Anh có động thái gây nguy hiểm.
“Vào ngày 22/11, một tiêm kích Eurofighter Typhoon của không quân Hoàng gia Anh đã tìm cách lại gần căn cứ không quân Hmeymim. Sự xuất hiện của tiêm kích Anh đã buộc các hệ thống phòng không của Nga chuyển sang chế độ kích hoạt đồng thời xác định mục tiêu cùng loại thiết bị lại gần căn cứ”, NZIV đưa tin.
Hệ thống tên lửa phòng thủ phòng không S-400 của Nga. Ảnh: SN
Theo những dữ liệu thu thập được, chiến đấu cơ của Anh có hướng di chuyển lại gần căn cứ không quân Hmeymim của Nga, nhưng không xâm phạm không phận của Syria. Sau vài giây bị các hệ thống phòng không Nga phát hiện, tiêm kích Eurofighter Typhoon đã ngay lập tức rời khỏi khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, sự kiện gây ồn ào nhất chính là việc chiếc máy bay tuần tra hàng hải và chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát căn cứ Tartus và Hmeimim của Nga.
Khi phát hiện mối nguy cơ, không quân Nga đã khẩn trương cho chiến đấu cơ cất cánh để kèm sát chiếc P-8A trên, buộc nó phải rời xa căn cứ của mình.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Sắp đặt "con ngựa thành Troy" trong NATO, Nga "bất chiến tự nhiên thành"
NATO vừa có một hội nghị chia rẽ nhất trong lịch sử và Nga dường như đã có cho mình một "con ngựa thành Troy" trong liên minh quân sự phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phải nhượng bộ trước các thành viên NATO về vấn đề Syria.
Đối đầu với NATO, Thổ Nhĩ Kỳ muối mặt thất bại
Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của NATO đã cho thấy sự mất đoàn kết của liên minh và tiết lộ những rạn nứt không hề nhỏ giữa lãnh đạo của các quốc gia thành viên.
Không chỉ chế giễu người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan còn đe dọa sẽ chặn kế hoạch bảo vệ các quốc gia Baltic và Ba Lan trước Nga trừ khi NATO công nhận lực lượng người Kurd ở Syria là khủng bố.
Theo Al-Monitor, đó là một vụ "tống tiền" chưa từng có trong lịch sử NATO, biến hội nghị thượng đỉnh tại Luân Đôn đã trở thành một sân khấu cô lập đối với ông Erdogan.
Chiến lược ngoại giao của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có hai mục đích: Đầu tiên là yêu cầu NATO ủng hộ cho chính sách của ông ở vùng đông bắc Syria và thứ hai là đảm bảo lợi ích cho một những đối tác thân cận nhất - Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một số nhà quan sát đã ca ngợi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vì khả năng ngoại giao của ông trong việc tận dụng đòn bẩy giữa phương Tây và Nga.
Tuy nhiên, chiến lược này đã trở nên vô hiệu tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Theo Defense One, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận thông qua kế hoạch phòng thủ Baltic của NATO và Tổng thống Erdogan cũng không nhận được điều gì theo yêu cầu ban đầu.
Các nhà phân tích lạc quan nhất cũng đều cho rằng, đây là thất bại ngoại giao muối mặt nhất của ông Erdogan trong những năm gần đây.
Không chỉ không đạt được bất cứ mục tiêu hữu hình nào liên quan đến người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phản ứng với các tuyên bố từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Tổng thống Macron, những người tuyên bố không hề ủng hộ lập trường của Ankara đối với người Kurd ở Syria.
Thay vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại đưa ra một phát biểu có thể làm mích lòng Nga. "Chúng tôi, với tư cách là một phần của liên minh, đang đối mặt với những mối đe dọa và thách thức riêng biệt xuất phát từ mọi hướng chiến lược. Các hành động gây hấn của Nga tạo thành mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu-Đại Tây Dương", tuyên bố cho biết .
Đây rõ ràng không phải những câu từ mà Tổng thống Putin muốn nghe hoặc mong đợi được nói ra bởi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Từ trước đến nay, người Nga vẫn có xu hướng coi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là "người cài cắm" trong NATO vì những động thái có lợi mà nước này dành cho Moscow trong liên minh.
Con ngựa thành Troy
Sự có mặt của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO được ví như "cứu cánh" của Nga.
Trước đó, nhà phân tích người Nga Vladimir Frolov từng viết trên tờ Moscow Times rằng, "không cần khai hỏa vũ lực hay sử dụng chiêu bài trên không gian mạng, Moscow có thể sớm phá hủy sự thống nhất của NATO bằng cách loại bỏ một quốc gia quan trọng (Thổ Nhĩ Kỳ) khỏi mạng lưới quân sự liên minh".
Hơn nữa, Nga còn nhận được 2,5 tỷ USD (hợp đồng bán S-400) cho những nỗ lực của mình mà không phải đón nhận một lệnh trừng phạt nào. Đây là một chiến thắng không thể tưởng tượng được nếu nó xảy ra vài năm trước đây.
Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ các cấu trúc quân sự của NATO và sẽ ngày càng dựa vào hợp tác quân sự với Nga để đảm bảo an ninh và lợi ích trong khu vực. Phá vỡ NATO từ bên trong và bước đi với 2,5 tỷ USD trong tay - đó là một chiến thắng vô giá.
Tuy nhiên, với việc Tổng thống Erdogan thất bại trong nỗ lực ngoại giao ở hội nghị NATO, liệu nhận định trên có còn đúng?
Theo tờ Al-Monitor, tình thế không hẳn là như vậy. Cũng trong bài viết của mình, nhà phân tích Frolov lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hoàn toàn rời khỏi NATO.
Hơn nữa, đó không phải là điều mà Moscow mong muốn. Moscow nhìn thấy lợi thế lớn hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai "kẻ gây rối" trong NATO, đóng vai trò là thành viên sẵn sàng nói những lời tốt đẹp cho Nga và đảm bảo an ninh ở Biển Đen.
Do đó, mặc dù Tổng thống Erdogan đã cúi đầu khuất phục các đồng minh NATO ở London, giá trị của ông đối với Nga trong vai trò "người quấy phá" NATO vẫn không biến mất sau màn trình diễn không như mong muốn tại hội nghị thượng đỉnh.
Chỉ 48 giờ sau khi Tổng thống Erdogan cúi đầu trước các đối tác NATO và rút lại thông điệp trả giá của mình để chặn các kế hoạch an ninh Baltic, ông đã tiếp tục có các bước tiến mới liên quan đến việc mua hệ thống phòng không S-400. Theo đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp thêm S-400.
Nhận định trên Al-Monitor, cây bút Metin Gurcan nói rằng Ankara đã xa lánh các thành viên Baltic và Đông Âu của NATO, phá hoại sự gắn kết của NATO và đang tham gia vào một hành động cân bằng tinh tế giữa Nga và khối an ninh phương Tây.
Tổng thống Erdogan có thể không thành công trong nỗ lực này và chịu khuất phục trước các thành viên NATO. Tuy nhiên, quyết tâm đối với thỏa thuận S-400 và nỗ lực tiến xa hơn trong quan hệ với Moscow dường như ngày càng khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một "kẻ quấy phá" hay con ngựa thành Troy của Nga trong liên minh quân sự phương Tây.
Theo nguoiduatin.vn
Nga thẳng tay đánh chặn "sát thủ săn ngầm" P-8 Mỹ "lởn vởn" gần căn cứ ở Syria Khi máy bay tuần tra săn ngầm Boeing P-8 Poseidon của Mỹ sắp lại gần căn cứ Hmeymim của Nga tại Syria, các chiến đấu cơ của Nga hoạt động tại căn cứ này đã nhận được lệnh xuất phát lên đường đánh chặn. Theo trang NZIV của Israel, quân đội Mỹ đã cho triển khai hoạt động trinh sát gần căn cứ...