Tiêm kích Ấn Độ bay gần biên giới với Trung Quốc
Các tiêm kích Rafale Ấn Độ thực hiện chuyến bay “làm quen” trên bầu trời khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
“Tiêm kích Rafale đã làm quen những khu vực hoạt động của chúng tôi, bao gồm cả Ladakh”, quan chức không quân Ấn Độ giấu tên cho biết hôm 21/9, song không nói rõ các chuyến bay bắt đầu khi nào. Phóng viên của AFP đã nhìn thấy một tiêm kích Rafale bay qua thủ phủ Leh của Ladakh cùng ngày.
Tiêm kích Rafale Ấn Độ bay qua Leh, thủ phủ vùng Ladakh giáp với Trung Quốc, hôm 21/9. Ảnh: AFP.
5 chiếc đầu tiên trong đơn đặt hàng 36 tiêm kích Rafale trị giá 9,4 tỷ USD đã được biên chế ngày 10/9. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh gọi đây là “thông điệp mạnh mẽ” tới các đối thủ của New Delhi.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ xác nhận các tiêm kích “đã bay và làm quen với môi trường hoạt động”, song không đề cập cụ thể đến Ladakh. “Phi đội Rafale đã trải qua quá trình huấn luyện tích hợp cường độ cao với các đơn vị khác, bao gồm khai hỏa các vũ khí tiên tiến”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng cho hay.
Video đang HOT
Thông báo được đưa ra khi chỉ huy quân sự Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức vòng đàm phán mới nhằm xoa dịu căng thẳng dọc biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng lên từ tháng 5 và đạt đỉnh điểm vào tháng 6 với vụ ẩu đả gây thương vong nhiều nhất sau nhiều thập kỷ. Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc dùng gậy gộc, gạch đá và tay không đánh nhau tại thung lũng Galwan hôm 15/6, khiến 20 lính Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Quan chức hai nước trong nhiều tháng qua đã tổ chức nhiều vòng đàm phán quân sự, chính trị, ngoại giao cấp cao để thảo luận về căng thẳng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước ở Moskva hồi đầu tháng 9. Tuy nhiên, tình hình ở biên giới hai nước vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Ấn Độ thừa nhận họ đứng sau Trung Quốc và nhiều cường quốc về sức mạnh quân sự, cho rằng mua tiêm kích Rafale từ Pháp là một trong nhiều chiến lược được thực hiện nhằm tăng cường năng lực cho quân đội.
Ngoại trưởng Trung - Ấn nhất trí giảm căng thẳng biên giới: Liệu có đủ?
Bất chấp việc Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc vạch ra một lộ trình 5 điểm nhằm tháo gỡ căng thẳng biên giới, các chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả thực tế.
Căng thẳng biên giới Trung - Ấn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên thực tế sau tuyên bố chung giữa Ngoại trưởng hai nước (ảnh: Hindu Stan Times)
Hôm 10.9, trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, hai bên đã nhất trí giảm bớt căng thẳng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), nhanh chóng rút quân và duy trì khoảng cách thích hợp.
Trong cuộc hội đàm, ông Vương Nghị cho rằng, giữa Trung Quốc và Ấn Độ có những khác biệt về vấn đề biên giới là "chuyện bình thường". Tuy nhiên, "không có thách thức nào là không thể vượt qua nếu hai bên tiếp tục đi đúng hướng".
"Ngoại trưởng hai nước nhất trí rằng tình hình hiện nay ở khu vực biên giới không có lợi cho bên nào. Do đó, hai bên thống nhất rằng lực lượng quân đội biên giới hai bên cần tiếp tục đối thoại, nhanh chóng rút quân, duy trì khoảng cách thích hợp và làm dịu căng thẳng", theo nội dung của tuyên bố chung giữa hai Ngoại trưởng Trung - Ấn.
Theo các chuyên gia, phát biểu của ông Vương Nghị đã "mềm mại" hơn rất nhiều so với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh hôn 4.9, ông Ngụy cho rằng, Ấn Độ phải "chịu trách nhiệm hoàn toàn" về tình trạng căng thẳng ở LAC.
Sau vụ đụng độ hôm 29.8, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là liên tục điều thêm quân tới LAC.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự nhất trí giữa Ngoại trưởng Trung - Ấn là chưa đủ để tháo gỡ căng thẳng hiện nay.
Trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc không đề cập đến việc khôi phục nguyên trạng ở LAC về thời điểm trước khi xảy ra các vụ đụng độ. Thời gian cho các bên rút quân, giảm leo thang cũng không được nhắc tới. Không có biện pháp cụ thể, cam kết nào để tháo gỡ căng thẳng hiện tại ở LAC.
Trong cuộc hội đàm, ông Vương Nghị phát biểu thêm rằng, Trung Quốc có "lập trường nghiêm khắc" về biên giới với Ấn Độ. Ông Vương nhấn mạnh, "cần phải chấm dứt ngay các hành động khiêu khích như nổ súng ở LAC" và "chuyển lực lượng, thiết bị khỏi khu vực xâm phạm".
Máy bay quân sự Ấn Độ ở LAC (ảnh: Hindu Stan Times)
Tuy nhiên, từ hôm 29.8 đến nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều cáo buộc lẫn nhau "khiêu khích trước" và "xâm phạm phần kiểm soát" của đối phương ở LAC. Đây là những khác biệt rõ ràng về quan điểm dẫn tới tình trạng căng thẳng nhưng lại chưa được hai Ngoại trưởng giải quyết.
"Tuyên bố chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc về việc nhất trí giảm căng thẳng ở biên giới không có gì ấn tượng hay nói đúng hơn là không giải quyết được vấn đề trên thực tế. Trung Quốc và Ấn Độ không đồng ý khôi phục nguyên trạng LAC. Cũng không có mốc thời gian nào cho các biện pháp tháo gỡ căng thẳng được đưa ra", Vishnu Prakash - cựu đại sứ Ấn Độ - nhận xét.
"Tuyên bố quá chung chung và mơ hồ. Tôi nói thẳng, sẽ là phép màu nếu sự nhất trí nói trên mang lại hiệu quả trên thực tế", ông Prakash nói thêm
Ấn Độ tố lính Trung Quốc định vượt biên Lục quân Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc định vượt biên để "tìm cách thay đổi hiện trạng" ở đông Ladakh, song Bắc Kinh bác bỏ. "Vào đêm 29, rạng sáng 30/8, binh sĩ Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đạt được trước đó ở đông Ladakh và thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng",...