Tiêm kết hợp vaccine Covishield, Covaxin có thể mang lại hiệu quả cao hơn
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) thông báo việc tiêm kết hợp vaccine Covishield và Covaxin, 2 loại vaccine chủ lực trong chương trình tiêm phòng COVID-19 của Ấn Độ, có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
Vaccine Covaxin phòng COVID-19 tại bệnh viện ở Kolkata, Ấn Độ, ngày 3/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nghiên cứu được thực hiện đối với 18 người ở vùng Siddharth Nagar của bang Uttar Pradesh, được tiêm cả 2 loại vaccine trên. Theo kết quả nghiên cứu, việc tiêm kết hợp giữa vaccine vector virus ( Covishield) và vaccine virus bất hoạt toàn phần (Covaxin) không chỉ an toàn mà còn tạo ra khả năng sinh miễn dịch tốt hơn.
Cũng theo nghiên cứu này, 18 người trên được tiêm mũi một là Covishield và mũi hai là Covaxin. Phản ứng của họ được so sánh với 40 người nhận hai liều Covishield và 40 người tiêm hai liều Covaxin. Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 5-6.
Video đang HOT
Việc tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau hiện đang được thảo luận trên toàn cầu, trong đó tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine để tăng khả năng bảo vệ trước nguy cơ mắc COVID-19.
Hồi tháng 7 vừa qua, ủy ban chuyên gia của Tổ chức kiểm soát tiêu chuẩn dược phẩm trung ương Ấn Độ đã khuyến nghị thử nghiệm tiêm kết hợp vaccine Covishield và Covaxin. Dự án sẽ do Trường Y tế Cơ đốc giáo ở Vellore (bang miền Nam Tamil Nadu) thực hiện đối với trên 300 tình nguyện viên khỏe mạnh.
Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna
Ngày 29/6, Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna (Mỹ) trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng nhằm có thể ứng phó với nguy cơ làn sóng lây nhiễm mới đang cận kề.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy, vaccine Moderna là vaccine thứ 4 được cấp phép sử dụng tại Ấn Độ, sau vaccine Covishield của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phát triển và sản xuất tại Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII), vaccine Covaxin của hãng dược Bharat Biotech (Ấn Độ) và vaccine Sputnik V của Nga.
Chính phủ Ấn Độ đang chịu áp lực đẩy mạnh chương trình tiêm chủng bằng cách cho phép nhập khẩu vaccine do nước ngoài sản xuất như vaccine dùng công nghệ mRNA của hãng Pfizer và hãng Moderna.
Kể từ khi Ấn Độ bắt đầu chương trình tiêm chủng đại trà từ giữa tháng 1 đến nay, gần 327 triệu liều vaccine đã được sử dụng. Tuy nhiên, chỉ 6% người trưởng thành ở nước này (khoảng 57 triệu người) đã được tiêm đủ 2 liều vaccine. Ấn Độ là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), với hơn 30 triệu ca và gần 398.000 ca tử vong.
* Trong khi đó, Hà Lan đề nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lứa tuổi thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xảy ra trong những tháng tới.
Hội đồng Y tế Hà Lan ngày 29/6 cho biết sẽ đề nghị tiêm vaccine Pfizer/BioNTech cho lứa tuổi này bởi vaccine này đã được Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 5 vừa qua cấp phép sử dụng cho lứa tuổi từ 12 trở lên.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Canada, Pháp, Đức và một số nước châu Âu khác đã bắt đầu tiến hành tiêm phòng COVID-19 cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Nhờ chương trình tiêm chủng được đẩy mạnh, số ca mắc COVID-19 ở Hà Lan trong những tuần gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
ICMR: Vaccine Covaxin, Covishield tạo ra ít kháng thể hơn với biến thể B.1.617 Mặc dù có tác dụng tạo phản ứng miễn dịch chống virus SARS CoV-2, nhưng dường như cả vaccine Covishield và Covaxin chỉ tạo ra một nửa lượng kháng thể chống lại biến thể B.1.617 (phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ). Vaccine "Covaxin" phòng COVID-19 do công ty dược Bharat Biotech phát triển, tại bệnh viện ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh:...