Tiệm Internet hình kén ở Sài Gòn
Mặc dù giá đắt hơn các quán Internet truyền thống nhưng mô hình máy theo từng phòng này luôn đông khách. Ngoài thiết kế độc đáo, tiệm còn trang bị dàn máy cấu hình mạnh.
Nằm sâu trong con đường nhỏ ở quận 8, TP.HCM, quán Internet hình tổ ong với từng phòng riêng luôn trong tình trạng kín chỗ.
Điểm thú vị của quán là mỗi máy sẽ được bố trí trong một phòng riêng, tương tự một số mô hình khách sạn buồng kén trên thế giới.
Chủ cửa hàng này cho biết, do có nhiều khách ở lại chơi qua đêm, không có chỗ ngủ nên anh nghĩ ra mô hình này để họ có thể nghỉ ngơi. Trang bị trong từng phòng nhiều tiện nghi, theo đó giá cao hơn nhiều so với các quán Internet truyền thống.
Video đang HOT
Bàn kê chuột, bàn phím có thể điều chỉnh cho thoải mái với từng người. Khi không cần có thể đẩy gọn vào để làm chỗ ngủ.
Theo nhân viên trông quán, thời gian cao điểm thường từ 11-15h. Khách thường gọi cơm mang đến, ăn tại chỗ. Dàn máy của quán có cấu hình cao, đi kèm thiết bị chuyên dụng để chơi game. Chuột và bàn phím cơ đều được trang bị đèn LED, có thể thay đổi màu sắc.
Toàn bộ máy đều sử dụng màn hình lớn. Theo Hoàng Quân, sinh viên trường Đại học Công nghệ, khách hàng đến đây chủ yếu vì cấu hình mạnh. Màn hình, bàn phím, chuột, tai nghe đều là loại chuyên dụng.
Giá mỗi giờ truy cập mạng ở đây là 10.000 đồng.
Khương Nha
Theo Zing
Tiệm Internet vùng quê vẫn kiếm cả chục triệu đồng mỗi tháng
Dù nhiều người có smartphone truy cập 3G hay máy tính cá nhân, nhưng cửa hàng Internet ở các vùng quê vẫn ăn nên làm ra.
Bắt đầu kinh doanh từ 2010, chị Ngọc Nga - chủ hai cửa hàng Internet tại huyện Định Quán, Đồng Nai - cho biết với mức giá 3.000 đồng/h, mỗi tháng tiệm game thu về gần 15 triệu đồng. Nhờ vị trí thuận lợi ở gần trường học, nên tiệm luôn có một lượng khách ổn định.
Không chỉ có dịch vụ Internet, chị Nga còn bán thêm nước uống và thẻ game cho khách có nhu cầu. Mỗi tháng, trừ đi các chi phí thuê nhân viên, tiền điện, tiền băng thông mạng... mỗi tiệm vẫn có lãi hơn 10 triệu đồng.
Theo chị Nga, chi phí đầu tư cho một cửa hàng Internet 20 máy vào khoảng 200 triệu đồng, nếu kinh doanh ổn định thì chỉ cần một năm là hoàn vốn. Trong đó, tiền thuê nhân viên coi tiệm giá 70.000 - 100.000 đồng một ngày.
Việc kinh doanh cửa hàng Internet cũng không mất nhiều chi phí phát sinh. Ông Thái quản lý một tiệm Internet tại đây cho biết mỗi năm chi phí để bảo dưỡng máy tính và thay thế các linh kiện như bàn phím, chuột, tai nghe khoảng 20 triệu cho cửa hàng 30 máy.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng các cửa hàng Internet ở đô thị sụt giảm mạnh. Điều này bắt nguồn từ smartphone phổ biến, việc mua bộ máy tính hay laptop cũng rẻ và dễ dàng hơn với nhiều người.
Theo đó, nhiều cửa hàng Internet thay đổi hình thức kinh doanh, nâng cấp thành các cửa hàng lớn, hiện đại. Trong khi đó, tại nhiều vùng quê, các tiệm nhỏ vẫn tồn tại và có lượng khách trẻ.
Với 20 bộ máy tính mỗi tháng tiệm Internet thu về từ 10-15 triệu đồng. Ảnh: Khải Trần
Buổi trưa và chiều sau giờ học là thời điểm các địa chỉ này đông nhất. Họ đến đây phần lớn để chơi game online và xem phim...
"Em hay ra quán chơi game để giải trí một chút rồi đi học thêm. Em thích chơi game ở quán vì thoải mái hơn", Tuấn Anh học sinh lớp 8 chia sẻ.
Nhiều chủ tiệm cho rằng việc kinh doanh của hàng Internet không còn thuận lợi như trước. "Nhiều người có điện thoại lên mạng được. Bên cạnh đó, tiền điện, băng thông Internet tăng mà giá không đổi, nên lợi nhuận giảm đi gần một nửa", ông Thái chia sẻ.
Theo chị Nga, nhiều tiệm mới mở hạ giá rất thấp, chỉ còn 1.500-2.000 đồng một giờ để thu hút khách hàng. Điều này, khiến cho những tiệm lâu năm gặp nhiều khó khăn. Để có thể giữ chân khách hàng, các cửa hàng phải đảm bảo máy tính và phụ kiện hoạt động tốt.
Tuy nhiên, chị Nga cho rằng: "Điều quan trọng nhất là máy mạnh, mạng nhanh là tiệm sẽ đông khách".
Khải Trần
Theo Zing
Cáp quang Liên Á lại lỗi, Internet ra nước ngoài vẫn chậm Tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) tiếp tục xuất hiện lỗi mới, khiến thời gian sửa chữa kéo dài và chưa xác định được ngày hoàn thành. Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, hệ thống cáp quang biển Liên Á phân đoạn Singapore xuất hiện lỗi mới trên nhánh cáp S1. Vì thế,...