Tiêm đủ 2 mũi vaccine, 27 người về Hà Nội vẫn mắc COVID-19
Trong 42 ca COVID-19 về từ các tỉnh phía Nam có 27 người tiêm đủ 2 mũi, 9 người đã tiêm 1 mũi vaccine.
Chuyên gia một lần nữa khuyến cáo ý thức phòng dịch của mỗi người dân, đặc biệt là 5K.
Sáng 27/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết tính đến hết ngày 26/10, thành phố đã rà soát, quản lý và giám sát sức khỏe 5.996 người từ các tỉnh phía Nam, qua đó phát hiện 42 ca dương tính. Đáng chú ý, trong số này có 27 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.
Trong 42 trường hợp dương tính, trong đó có:
30 người về từ TP.HCM, 6 trường hợp về từ tỉnh Đồng Nai, 3 trường hợp về từ tỉnh Bình Dương, 2 trường hợp về từ tỉnh Quảng Ngãi, 1 trường hợp về từ tỉnh Tây Ninh.
Theo phân loại dựa trên phương tiện di chuyển, trong số 42 trường hợp dương tính có 24 người đi bằng ô tô, 11 người đi máy bay, 6 đi tàu hỏa, 1 đi bằng xe máy.
Video đang HOT
Ngoài 27 ca dương tính đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có 9 ca dương tính đã tiêm 1 mũi, 5 ca chưa tiêm và 1 ca dương tính chưa đến tuổi tiêm chủng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, việc tiêm vaccine (đủ mũi) không đồng nghĩa với việc ngăn chặn 100% khả năng lây nhiễm virus. Vaccine được ghi nhận có tác dụng làm giảm khả năng tăng nặng của bệnh, giảm khả năng nhập viện và tử vong. Người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
CDC Hà Nội khuyến cáo, người dân về từ các tỉnh, thành phố có dịch, dù đã tiêm đủ mũi vaccine, vẫn cần:
Tuân thủ nghiêm việc theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội; Luôn thực hiện thông điệp “5K”; Khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Tại hội nghị chiều 24/10 nhằm kiểm điểm, đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, nhiều địa phương bày tỏ băn khoăn về theo dõi, cách ly người trở về từ vùng dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống dịch đối với các trường hợp này.
“Người từ vùng dịch về đã đủ điều kiện theo dõi sức khỏe tại nhà, nhưng không có nghĩa là “thả lỏng” mà phải dựa vào tổ COVID cộng đồng thường xuyên kiểm tra, giám sát ” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tới sáng 27/10, Việt Nam đã tiêm được hơn 76,2 triệu liều vaccine. Riêng tại Hà Nội đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 6 triệu người, trong đó hơn 3,6 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.
Cấp tốc tiêm vaccine Covid-19 cho 100.000 công nhân Bắc Giang
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch tiêm vaccine cho công nhân, hoàn tất tiêm 100.000 liều trong 10 ngày.
Trong 2 ngày qua, tỉnh đã tiêm vaccine cho khoảng gần 4.500 công nhân, trong khi tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người. Thứ trưởng Sơn cho biết dự kiến trong 7-10 ngày sẽ tiêm xong cho các trường hợp này. Bộ phận thường trực đặc biệt đã lên kế hoạch chi tiết, phân từng địa phương trong tỉnh.
"Nếu thiếu nhân lực tiêm vaccine, Bộ Y tế sẽ điều chuyển 1.000 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn và sẵn sàng lên đường", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Sơn cho biết Bắc Giang tiếp nhận 150.000 liều vaccine. Ba nhóm được tiêm đợt này gồm: Nhóm tuyến đầu đã được tiêm lần 1, giờ tiêm lần 2; Nhóm tuyến đầu như công an, quân đội chưa được tiêm đợt trước; Nhóm công nhân để đảm bảo mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất.
"Việc tiêm vaccine cho công nhân là tiền đề để một số các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp có đầy đủ điều kiện về an toàn chống Covid-19 và có thể trở lại sản xuất", Thứ trưởng nói.
Bắc Ninh hôm nay cũng tiêm vaccine Covid-19 cho 600 công nhân môi trường. Tỉnh cũng đang tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho công nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Ước tính khoảng 90.000 công nhân sẽ được tiêm trong thời gian tới.
Việc tiêm vaccine cho công nhân tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế nhằm phòng chống dịch bệnh.
Vaccine Covid-19 đang tiêm ở Việt Nam là của Astrazeneca. Đến nay, tổng số người được tiêm là 1.038.741. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 28.529 người.
Công nhân ở Bắc Giang được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Đức Tùy.
Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hôm nay cũng nhấn mạnh tiêm vaccine Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên người đã được tiêm, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm một mũi vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
Lý do, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
Ngoài ra, vaccine không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang vi rút và lây bệnh cho người khác.
"Chính vì vậy, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng", ông Thái nói.
Bí thư TP.HCM: Thông tin loại vaccine cho người dân trước khi tiêm Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết về quy trình, các điểm tiêm sẽ thông tin trước về loại vaccine sẽ tiêm cho người dân và người dân tiêm trên tinh thần tự nguyện. Chiều 13/8, sau buổi kiểm tra công tác tiêm vaccine tại huyện Hóc Môn, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có trao đổi với báo chí. Ông...