Tiềm ẩn kẽ hở rủi ro hoạt động hệ thống ngân hàng Việt
Kẽ hở tiềm ẩn rủi ro này nằm ở các trụ sở chính của ngân hàng thương mại.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
Trong đó, một điểm đáng chú ý là trụ sở chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ là đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo NHNN, qua thời gian thực hiện trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với các đối tượng thanh tra, giám sát theo phân công trách nhiệm, cơ quan quản lý đã nhận thấy có một số bất cập.
Cụ thể, quy định hiện hành về mạng lưới hoạt động của TCTD không bao gồm đơn vị trụ sở chính nhưng pháp luật hiện hành không cấm trụ sở chính hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, trụ sở chính/bộ phận thuộc trụ sở chính của TCTD đang thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và có xu hướng mở rộng hoạt động.
Hoạt động kinh doanh của trụ sở chính của các TCTD chưa được quy định rõ là đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh (trừ quỹ tín dụng nhân dân); đồng thời, qua rà soát văn bản quy phạm pháp luật cũng như phân công chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) cho thấy chưa có quy định cụ thể đơn vị nào trong Cơ quan TTGSNH có trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với trụ sở chính/bộ phận thuộc Trụ sở chính của TCTD phát sinh hoạt động kinh doanh.
Hiện NHNN chi nhánh đang được giao kiểm tra, kiểm duyệt file báo cáo đơn vị Trụ sở chính của các TCTD trên địa bàn.
Theo NHNN, việc chưa có quy định cụ thể đơn vị nào (NHNN chi nhánh/đơn vị có liên quan trong Cơ quan TTGSNH) có trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với Trụ sở chính/bộ phận thuộc trụ sở chính của TCTD phát sinh hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra kẽ hở trong hoạt động thanh tra, giám sát, có thể tạo rủi ro mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung.
Video đang HOT
Do đó, NHNN cho rằng, việc ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung nội dung về phân công trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với Trụ sở chính của TCTD là cần thiết và có cơ sở pháp lý.
Ngân hàng công bố kết quả lợi nhuận năm 2019: Những con số kỷ lục
Con số lợi nhuận tại 16 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh đều đạt mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của mỗi đơn vị.
Tính đến nay, đã có 16 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh năm 2019, trong đó, toàn bộ ngân hàng đều cho biết tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên hai chữ số so với 2018.
Lãi hơn 1 tỉ USD, ngân hàng Việt lọt tốp 200 thế giới
Lần đầu tiên, Vietcombank báo lãi tỉ USD.
4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất hệ thống (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) đều đã công bố kết quả lợi nhuận năm 2019.
Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết năm qua, ngân hàng này đã vượt tất cả các chỉ tiêu được giao.
Cụ thể, tổng vốn huy động đạt hơn 1,039 triệu tỉ đồng, tăng 14,8% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng đạt 735.446 tỉ đồng, tăng 15,9% và đạt 100% kế hoạch được giao.
Lợi nhuận tăng trưởng 26,9% và về đích 1 năm so với kế hoạch, đạt 23.185 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD), lọt tốp 200 ngân hàng có lợi nhuận cao hàng đầu. Ngân hàng có tài sản 50 tỉ USD và giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán và là ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam.
ADVERTISING
Trong khi đó, không phải ngân hàng có lợi nhuận cao nhất, nhưng Agribank là cái tên gây bất ngờ nhất trong mùa kết quả kinh doanh năm nay khi lãi tăng trưởng 73%. Xét về số tuyệt đối, đây cũng là ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất năm với 5.355 tỷ tăng thêm.
Với tổng tài sản đến cuối năm 2019 đạt 1,45 triệu tỷ; huy động vốn trên 1,34 triệu tỷ và dư nợ cho vay trên 1,12 triệu tỷ, ngân hàng này thu về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm vừa qua.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, lợi nhuận riêng lẻ năm 2019 của ngân hàng đạt 11.500 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2018 và vượt 26% kế hoạch năm.
Tổng tài sản ngân hàng của VietinBank đạt 1,24 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước. Trong đó dư nợ tín dụng đạt 952.000 tỷ đồng, tăng 7,2%. Tổng huy động đạt 892.000 tỷ đồng, tăng 5%, trong đó nguồn vốn không kì hạn đạt 143.000 tỷ đồng, góp phần đưa chỉ số CASA của VietinBank tăng mạnh so với cuối năm 2018.
Với BIDV, đến 31/12/2019, tổng tài sản đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03% và là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường.
Nhiều ngân hàng đạt lãi kỷ lục
Ảnh minh họa
Mới đây, ngân hàng SEABank cũng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 1.390,69 tỷ đồng, tăng tới 768,26 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
SeABank cũng trở thành 1 trong 18 ngân hàng đến nay được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đạt chuẩn mực quốc tế Basel II trước thời hạn.
Ngoài ra, trong năm 2019, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng, và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nâng cấp thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos lên phiên bản R18 (phiên bản hiện đại nhất thế giới hiện nay).
Năm 2019, ngân hàng OCB cũng đạt lợi nhuận trước thuế hơn 3.200 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với năm 2018. Đây cũng là mức tăng kỷ lục của ngân hàng này kể từ khi thành lập.
Tại Sacombank, lợi nhuận trước thuế năm qua cũng đạt khoảng 3.180 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch.
Với TPBank, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt trên 3.868 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng tương đương 71,3% so với năm trước và vượt hơn 21% so với kế hoạch đề ra. Đây là mức lợi nhuận "khủng" nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
Lý do đạt lợi nhuận cao
Ảnh minh họa
Đánh giá về sự tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm 2019, TS. Bùi Quang Tín cho hay, con số "khủng" mà các ngân hàng vừa công bố là những tín hiệu tốt, là tiền đề giúp ngành ngân hàng phát triển mạnh trong năm 2020.
Theo ông Tín, có 3 lý do khiến các ngân hàng đạt lợi nhuận cao trong năm 2019. Thứ nhất, 2019 là năm đầu tiên sau nhiều năm, kể từ khi bán nợ xấu cho VAMC, hệ thống ngân hàng đã thu lại khoản nợ xấu để tự xử lý theo Thông tư 02 và 09. Khoản nợ xấu này sẽ được đưa vào khoản trích lập dự phòng, khoản trích lập dự phòng lại được đưa vào lợi nhuận ngân hàng.
Lý do thứ 2 ông Tín đề cập là hạn mức tín dụng năm 2019 khoảng 13,7%, tuy hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị giảm xuống so với các năm trước nhưng chất lượng tín dụng lại tăng lên. Các ngân hàng đã biết cách "gói ghém" trong hạn mức tín dụng của mình để các khoản cho vay đạt chất lượng cao, có khả năng thu hồi tốt. Với việc chọn lựa khoản vay như thế, nợ xấu đã giảm đi đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 dưới 2%, thấp hơn con số đưa ra 3 năm trước đó, khoảng 3%.
"Thứ 3, các ngân hàng hiện nay chuyển dần từ hoạt động cấp tín dụng sang hoạt động kinh doanh các dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm kết hợp giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm, giúp cho lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm qua đã tăng lên đáng kể. Có thể nói, lợi nhuận tạo ra trong năm 2019 là lợi nhuận thực chứ không phải lợi nhuận ảo hay lợi nhuận bị trừ hao do phần trích lập dự phòng", TS. Bùi Quang Tín khẳng định.
Mộc Miên (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Lộ diện câu lạc bộ ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ Trong khi năm 2018 mới chỉ có 2 ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ đồng thì năm 2019 ghi tên 7 nhà băng. Chưa ngân hàng nào công bố báo cáo tài chính năm 2019, nhưng đến thời điểm hiện tại, danh sách những ngân hàng lợi nhuận top đầu đã hiện ra khá rõ ràng. Trong đó, "câu lạc bộ" lãi trên...