Tiêm 2 mũi, xét nghiệm rồi sao xét nghiệm nữa? ‘Đây là quy định của Đắk Lắk, ai cũng phải làm’
Tôi đi công tác. Theo quy định, tôi tiêm đủ 2 mũi, không cần xét nghiệm nữa. Anh bạn bảo: Cứ đi xét nghiệm cho chắc ăn. Mình đi nhiều tỉnh, bị vướng một nơi phải quay về thì phí!. Nhưng thực tế là… “phép vua thua lệ làng”.
Một nhóm người đi bộ về quê trên quốc lộ 14 đoạn Bình Phước – Đắk Nông ngày 17-10- Ảnh: TRẦN MẠNH
Ngày 17-10 tôi đi xét nghiệm, đợi có kết quả âm tính rồi lên xe.
Tôi từ TP.HCM qua Đồng Nai, Bình Dương thì không sao, nhưng vừa vào địa phận Bình Phước là có chốt chặn.
Cảnh sát cơ động hỏi đi đâu, chúng tôi nói đi Buôn Ma Thuột. Anh cảnh sát xem giấy xét nghiệm âm tính, hỏi có bao nhiêu người rồi đưa cho cho một tờ A4 ghi Giấy quá cảnh, ghi biển số xe và số người kèm theo lời dặn: “Không được dừng và đỗ ở Bình Phước nha”. Vậy là việc bỏ cái niêm phong ở cửa xe là có thật, nhưng thay vào đó là niêm phong bằng miệng.
Hết Bình Phước sang Đắk Nông, tình cảnh cũng cũng y chang. Chốt chặn ngay đầu tỉnh, bắt khai báo y tế và dù chúng tôi nói đã tiêm hai mũi và có xét nghiệm âm tính, thủ tục xong vẫn nhận được lời dặn: “Cam kết không dừng đỗ ở Đăk Nông”.
Qua Đắk Lắk, tôi gặp một trạm kiểm soát. Chúng tôi vào quét QR để điền thông tin, nhận diện khuôn mặt thì đến chốt có người trực. Cán bộ ở đây xem chứng minh nhân dân và hỏi đi đâu, tôi nói đi Buôn Ma Thuột và Buôn Đôn. Lập tức anh này nói nếu về tỉnh thì đi chừng 2km nữa có chốt kiểm soát sẽ có hướng dẫn tiếp.
Video đang HOT
Tôi lên xe đến chốt thứ 2. Đây là một ngôi trường đang tập trung khá đông người. Một người ở cổng khi biết tôi đến Buôn Ma Thuột và Buôn Đôn liền nói đưa xe vào bãi, xuống lấy mẫu xét nghiệm. Tôi nói rằng đã có xét nghiệm ở TP.HCM hồi sáng rồi, nhưng anh ta vẫn nói vào trong được hướng dẫn.
Bước vào trong sân trường, chúng tôi thấy hàng trăm người đang ngồi túm tụm, phía bên kia là các nhóm điền thông tin, bên trong hội trường là một nhóm khác đang ngồi đợi đến lượt lấy mẫu xét nghiệm.
Đây là những công dân của Đắk Lắk đi làm ăn xa quay trở lại quê. Trên đường từ Bình Dương lên Đắk Nông, tôi đã nhìn thấy nhiều nhóm người vẫn tiếp tục về quê. Họ đi xe máy, chở nhiều vali và đồ đạc. Tôi còn thấy 3 đoàn trên dưới chục người đi bộ trên quốc lộ 14 trong mưa. Trong cái áo mưa mỏng, đường dốc và trơn vì mưa dầm, họ lầm lũi bước để về nhà.
Tôi đến một bàn hướng dẫn và thắc mắc: Tôi không phải công dân Đắk Lắk về quê mà đến Đắk Lắk công tác, tôi cũng đã tiêm đủ 2 mũi và mới xét nghiệm ở TP.HCM sáng nay rồi sao còn phải xếp hàng xét nghiệm ở đây nữa. Một phụ nữ hướng dẫn nói rằng quy định ở đây là vậy, ai đến Đắk Lắk cũng phải làm.
Thấy tôi hỏi thêm, một phụ nữ chỉ tôi sang bàn gần đó có tổ trưởng giải đáp. Tôi sang bàn đó và trình bày tương tự và nói “quy định của thủ tướng là không cần xét nghiệm. Tôi có xét nghiệm rồi sao còn xét nghiệm nữa”. Anh ta trả lời đây là quy định của Đắk Lắk, ai cũng phải làm.
Vừa lúc đó tôi nghe thấy tiếng hét từ đằng xa: “Trời ơi, bao giờ cho tôi về? Tôi về quê chứ có đi ăn xin đâu? Tôi chờ từ sáng đến giờ (18h30), tại sao chưa cho tôi về?”. Sau đó anh ta ngã vật ra đất có vẻ như là ngất xỉu. Có hai người đến khiêng người này vào trong.
Tôi tìm hiểu thêm thì được biết ai muốn đến Đắk Lắk cũng phải xét nghiệm, nếu âm tính sẽ ra sân ngồi đợi xe của địa phương lên đón về mới được, không được tự về. Vì thế mới có trường hợp như người đàn ông ngất xỉu (dù ngay lối đi vào có một bàn đầy cơm hộp, bánh mì và nước dành cho người đang chờ đợi tại đây) vì đợi từ sáng đến tối chưa thấy xe của địa phương đón.
Tôi lấy xe và ra cổng, có người chặn lại hỏi đi đâu. Tôi trả lời: “Đi về, không đến Đắk Lắk nữa!”.
Sau đó, tôi điện thoại cho người bạn mà tôi định gặp ở Đắk Lắk hỏi tại sao địa phương nơi anh đang sống lại làm trái quy định của Thủ tướng. Anh ta cười và nói: “Không biết nữa, phép vua thua lệ làng”.
Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk: Chưa áp dụng nghị quyết 128 được
Nói về phản ánh của người dân việc Đắk Lắk vẫn yêu cầu test nhanh dù đã tiêm 2 mũi, có test nhanh âm tính, ông Nay Phila – giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, xác nhận tỉnh chưa áp dụng nghị quyết 128 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Nay Phila, hiện nay người dân từ phía Nam về rất đông, trong số này tỉnh đã ghi nhận nhiều F0. “Tỉnh phải tổ chức rà soát nếu ai đủ hai mũi vắc xin, test nhanh âm tính tại chốt thì sẽ được về nhà. Ai chưa tiêm thì đưa đi cách ly tập trung”, ông Nay Phila, cho biết.
Cũng theo ông Nay Phila, hiện nay số lượng người được tiêm vắc xin tại địa phương đang thấp nên đến nay tỉnh chưa dám áp dụng theo nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ. “Cả với những chuyên gia đã tiêm đủ 2 mũi, đã có test nhanh nhưng tỉnh vẫn phải tổ chức test nhanh tại chốt để đảm bảo ngăn chặn nguồn lây. Việc test nhanh với những người đi qua, đến công tác rất nhanh, nên rất mong người dân thông cảm”, ông Nay Phila cho biết.
TP.HCM: 99 ca nhiễm mới một ngày, liên quan chuỗi Ehome 3 đến 26 ca
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18h chiều 15-6 đến 18h chiều 16-6, thành phố ghi nhận 99 trường hợp nhiễm mới.
Người dân hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối 16-6, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 6h đến 18h ngày 16-6, thành phố ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố. Đa số các trường hợp này là các tiếp xúc do được điều tra, truy vết.
Như vậy tính từ 18h ngày 15-6 đến 18h ngày 16-6, thành phố ghi nhận 99 trường hợp nhiễm mới là các ca BN11285, BN11287 - BN11304, BN11446 - BN11480, BN11588 - BN11632.
Trong 99 trường hợp nhiễm mới này có 10 trường hợp liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được cách ly và từng có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính; 84 trường hợp là các tiếp xúc gần liên quan đến các bệnh nhân đã được công bố; 5 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc, đang điều tra dịch tễ.
84 trường hợp tiếp xúc gần liên quan đến những bệnh nhân đã được công bố trước đó, cụ thể chuỗi liên quan Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (9); liên quan chuỗi Ehome 3 (26); chuỗi liên quan BN9094 (9); liên quan BN10021 (2), chuỗi cơ khí Hóc Môn (2); chuỗi liên quan Công ty Kim Minh quận 5 (5), liên quan BN11620 (2), chuỗi liên quan Công ty Hnam Mobile (16); chuỗi liên quan nhà trọ trên đường Tô Ngọc Vân quận 12 (11); liên quan BN7764 (1); liên quan BN10719 (1).
99 trường hợp phát hiện ngày 16-6 ngụ ở quận 1 (1), quận 3 (9), quận 4 (1), quận 6 (3), quận 8 (23), quận 10 (4), quận 12 (18), Hóc Môn (3), Tân Phú (4), Bình Tân (10), Gò Vấp (1), Tân Bình (6), Bình Thạnh (1), Củ Chi (2), Bình Chánh (11), Nhà Bè (1), TP Thủ Đức (1).
Theo HCDC, trước khi tới bệnh viện, người dân cần tự kiểm tra xem mình có các yếu tố liên quan tới COVID-19 (có đi từ vùng dịch về, có tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm, có các biểu hiện ho, sốt, đau họng, khó thở, mất vị giác...).
Nếu có các yếu tố nguy cơ, cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.
Còn nếu bắt buộc phải vào bệnh viện khám, cấp cứu thì cần đi theo đúng luồng đi mà bệnh viện quy định.
Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, người bệnh cần đi khám cấp cứu theo đúng phân tuyến bảo hiểm của mình để hạn chế tập trung đông ở bệnh viện tuyến trung ương.
Những trường hợp không phải cấp cứu người bệnh có thể đăng ký khám và tư vấn từ xa, hoặc có thể liên hệ trước với các chuyên khoa hoặc khoa cấp cứu để có tư vấn phù hợp. Không nên do sợ dịch bệnh mà không dám đến bệnh viện dẫn đến bệnh diễn biến ngày càng nặng.
TP.HCM: Phong tỏa hẻm 628 Hậu Giang vì có ca nghi nhiễm Covid-19 Lực lượng chức năng đã phong tỏa hẻm 628 Hậu Giang (P.12, Q.6, TP.HCM) do nơi đây có ca nghi mắc Covid-19. Phong tỏa khu vực Hẻm 628 Hậu Giang (P.12, Q.6) . ẢNH: NGUYỄN ANH Ngày 16.6, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND P.12, Q.6 cho biết, lực lượng chức năng địa phương đã phong tỏa khu vực hẻm 628...