Tích tụ ruộng đất ở miền Bắc, phải tạo niềm tin cho dân
Đó là quan điểm của nhiều đại biểu tham dự hội thảo khoa học – thực tiễn “Tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện mới” do tỉnh Hà Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức mới đây.
“Cởi trói” cho nông nghiệp
Theo ông Vũ Văn Hà – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, trong suốt hơn 33 năm tiến hành cuộc đổi mới, nhờ những cải cách trong quan hệ đất đai, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển quan trọng, từng bước bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng lớn cho xuất khẩu, không ngừng nâng cao đời sống người dân.
“Rõ ràng, chủ trương tích tụ ruộng đất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hết sức đúng đắn, thực sự “cởi trói” cho nông nghiệp phát triển, đạt nhiều thành tựu cao với nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam” – ông Hà nói.
Theo ông Hà, đến thời điểm này có thể thấy các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất khá đa dạng, phong phú, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp.
Việc tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện cho hình thành các các cánh đồng lớn. (ảnh tư liệu)
Đơn cử như nhờ việc dồn điền, đổi thửa nên diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tính chung cả nước đã tăng từ 1.619,7m2 (2011) lên 1.843,1m2 (2016), trong đó, đồng bằng Bắc Bộ tăng từ 489m2/thửa lên 604,4m2/thửa… Nhờ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún, mô hình cánh đồng mẫu lớn xuất hiện và ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Dù đạt được nhiều thành quả, song theo ông Hà, thực tế triển khai tích tụ, tập trung ruộng đất ở nhiều địa phương đã xuất hiện không ít những vướng mắc trong chính sách, cũng như Luật Đất đai… cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để việc tích tụ ruộng đất được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.
GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: Trên thực tế, tại nhiều địa phương như vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, tình trạng các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đáng nói, có tình trạng có nơi có đất nhưng không tham gia tập trung đất đai vì e ngại gặp phải rủi ro mất đất.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa tổng kết lại các mô hình tích tụ, tập trung đất đai để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành nông nghiệp quy mô, công nghệ cao, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp đang diễn ra.
Đảo đảm lợi ích cho người dân
Video đang HOT
Để tạo dựng được nền nông nghiệp hiện đại, GS Đặng Hùng Võ kiến nghị, Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai hướng tới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao dựa trên mối quan hệ sản xuất nông nghiệp sao cho nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo công bằng trong tiếp cận đất nông nghiệp và thực hiện quản trị tốt đất nông nghiệp, sao cho bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của các nông hộ nhỏ.
Đồng quan điểm với ông Võ, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để việc tích tụ đất đai không làm cho nông dân mất đất, vừa bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của các hộ nông dân nhỏ, chúng ta nên khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đối với trường hợp các hộ nông dân thực sự không còn gắn với sản xuất nông nghiệp. “Mặt khác, cần giám sát chặt chẽ tình trạng nông dân ở thế yếu bị ép buộc chuyển nhượng đất đai cho các bên có thế mạnh…”- GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Hiến kế thêm, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Nhà nước nên có chính sách trợ giúp giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp người sử dụng đất muốn giữ nhưng không có ý sử dụng đất.
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho hay: Hiện nay tại các tỉnh có nhiều hình thức tích tụ, tập trung đất đai nhưng theo tôi, về việc này các địa phương cần phải hết sức thận trọng và nên chọn một hình thức phù hợp nhất với thực tiễn thì mới phát huy hiệu quả.
“Đơn cử như hình thức chính quyền đứng ra thuê đất của dân cho doanh nghiệp tại Hà Nam, tôi thấy chưa thực sự phù hợp, một khi có vấn đề, vướng mắc gì xảy ra rất có thể chính quyền, cán bộ ở địa phương đó sẽ liên quan đến pháp lý và sẽ phải ra tòa để giải quyết” – ông Sửu nói.
Theo ông Sửu, để an toàn và tạo lòng tin cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào tích tụ, tập trung đất đai, chính quyền chỉ nên tham gia vào khâu xác nhận khi người dân và doanh nghiệp tại nơi đó tham gia tích tụ đất đai như hiện nay Hà Nội đang triển khai làm rất hiệu quả.
Theo Danviet
Tích tụ đất đai ở Bắc Bộ: Người dân sợ tích tụ xong là... mất đất
Đó là quan điểm của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo khoa học - thực tiễn "Tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện mới" do tỉnh Hà Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 20/9, tại Hà Nam.
Toàn cảnh Hội thảo diễn ra vào ngày 20/9 tại Hà Nam.
"Cởi trói" cho nông nghiệp
Theo ông Vũ Văn Hà - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, trong suốt hơn 33 năm tiến hành cuộc đổi mới, nhờ những cải cách trong quan hệ đất đai, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển quan trọng, từng bước bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng lớn cho xuất khẩu, không ngừng nâng cao đời sống người dân.
"Rõ ràng, chủ trương tích tụ ruộng đất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hết sức đúng đắn, thực sự "cởi trói" cho nông nghiệp phát triển, đạt nhiều thành tựu cao với nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam", ông Hà nói.
Theo ông Hà, đến thời điểm này có thể thấy các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất khá đa dạng, phong phú, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp.
Đơn cử như nhờ việc dồn điền, đổi thửa nên diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tính chung cả nước đã tăng từ 1.619,7m2 (2011) lên 1.843,1m2 (2016), trong đó, đồng bằng Bắc Bộ tăng từ 489m2/thửa lên 604,4m2/thửa... Nhờ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún, mô hình cánh đồng mẫu lớn xuất hiện và ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Cũng nhờ hình thức này đã bước đầu khơi thông nguồn lực đất đai, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn tập trung xuất hiện, đem lại giá trị kinh tế cao...
Dù đạt được nhiều thành quả, song theo ông Hà, thực tế trển khai tích tụ, tập trung ruộng đất ở nhiều địa phương đã xuất hiện không ít những vướng mắc trong chính sách, cũng như Luật Đất đai... cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để việc tích tụ ruộng đất được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.
Theo GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cho hay: Trên thực tế, tại nhiều địa phương như vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, tình trạng các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đáng nói, có tình trạng có nơi có đất nhưng không tham gia tập trung đất đai vì e ngại gặp phải rủi ro mất đất.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa tổng kết lại các mô hình tích tụ, tập trung đất đai để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành nông nghiệp quy mô, công nghệ cao, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp đang diễn ra.
GS Đặng Hùng Võ cho biết, cùng với các mô hình trang trại, hộ gia đình và nhóm hộ gia đình, các Hợp tác xã mới cũng được hình thành tại nhiều địa phương như Lâm Đồng, Sơn La... Hợp tác xã không dựa trên góp đất của các hộ nông dân mà chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào (cây, con giống) quy trình sản xuất hiện đại gắn với công nghệ mới và tiếp cận thị trường để bao tiêu nông sản. Mô hình hợp tác xã hiện nay cũng rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của các hộ nông dân.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Phương thức tập trung đất đai trong mối liên kết giữa doanh nghiệp cũng mới được đề cập và thực hiện những thử nghiệm thực tế trong thời gian từ những năm đầu của thập kỷ 2000 cho tới nay. Trước hết phải kể đến các mô hình quan hệ sản xuất mới trong trồng rau, hoa và một số cây công nghiệp như trà, cà phê... tại Lâm Đồng. Một số mô hình liên kết sản xuất doanh nghiệp - nông dân cũng đã được vận hành trong sản xuất lúa tại An Giang hay một số tỉnh khác tại đồng bằng sông Cửu Long...
Tình trạng bỏ ruộng hoang đang diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương. Ảnh: TL
Đảo đảm lợi ích cho người dân
Để tạo dựng được nền nông nghiệp hiện đại, GS Đặng Hùng Võ kiến nghị, Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai hướng tới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao dựa trên mối quan hệ sản xuất nông nghiệp sao cho nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo công bằng trong tiếp cận đất nông nghiệp và thực hiện quản trị tốt đất nông nghiệp, sao cho bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của các nông hộ nhỏ.
Đồng quan điểm với ông Võ, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để việc tích tụ đất đai không làm cho nông dân mất đất, vừa bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của các hộ nông dân nhỏ, chúng ta nên khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đối với trường hợp các hộ nông dân thực sự không còn gắn với sản xuất nông nghiệp.
"Mặt khác, cần giám sát chặt chẽ tình trạng nông dân ở thế yếu bị ép buộc chuyển nhượng đất đai cho các bên có thế mạnh...", GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Hiến kế thêm, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Nhà nước nên có chính sách trợ giúp giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp người sử dụng đất muốn giữ nhưng không có ý sử dụng đất.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay: Hiện nay tại các tỉnh có nhiều hình thức tích tụ, tập trung đất đai nhưng theo tôi, về việc này các địa phương cần phải hết sức thận trọng và nên chọn một hình thức phù hợp nhất với thực tiễn thì mới phát huy hiệu quả.
"Đơn cử như hình thức chính quyền đứng ra thuê đất của dân cho doanh nghiệp tại Hà Nam, tôi thấy chưa thực sự phù hợp, một khi có vấn đề, vướng mắc gì xảy ra rất có thể chính quyền, cán bộ ở địa phương đó sẽ liên quan đến pháp lý và sẽ phải ra tòa để giải quyết", ông Sửu nói.
Theo ông Sửu, để an toàn và tạo lòng tin cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào tích tụ, tập trung đất đai, chính quyền chỉ nên tham gia vào khâu xác nhận khi người dân và doanh nghiệp tại nơi đó tham gia tích tụ đất đai như hiện nay Hà Nội đang triển khai làm rất hiệu quả.
"Bên cạnh việc đề xuất Nhà nước tiếp tục sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với tình hình mới, các địa phương cần phải lo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Đơn cử như Hà Nội hiện nay đã mở được sàn giao dịch nông sản (giống như sàn chứng khoán) có ứng dụng công nghệ thông tin và vận hành như một chuỗi rất hiện đại, khoa học và bài bản, giúp cả doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi", ông Sửu chia sẻ.
Về phía T.Ư Hội ND Việt Nam, TS Mai Bắc Mỹ - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Hợp tác quốc tế T.Ư Hội cũng đề xuất 7 giải pháp nhằm tháo gỡ một số điểm nghẽn trong tích tụ, tập trung đất đai hiện nay ở nước ta.
Trong đó, bên cạnh việc đề xuất sửa đổi Luật đất đai 2013; đẩy mạnh công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; hỗ trợ nông dân vay vốn để tích tụ, tập trung đất đai, ông Mỹ cho biết, Hội ND Việt Nam đã, đang và sẽ tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cho hội viên, nâng dân hiểu về lợi ích của dồn điền đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đai theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Cùng với đó, Hội cũng tập trung xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với sự liên kết chặt chẽ giữa hội viên với hội viên theo mô hình hoạt động ba loại hình Chi Hội ND - HTX - Doanh nghiệp trong một Chi Hội ND nghề nghiệp...
Theo Danviet
Các khu vực trên cả nước đều có mưa dông, cảnh báo lốc, sét Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió từ mực 1.500m đến 5.000m nên ngày và đêm 11/9, Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông. Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. (Ảnh minh họa: Vietnam ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn...