Tích lũy chờ tin
Cả 6 phiên cuối cùng của tháng 6, VN-Index đều điều chỉnh giảm để từ 870 điểm lùi xuống mốc 820 điểm. Tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7, chỉ số này đã tăng mạnh trở lại với mức tăng hơn 18 điểm, đóng cửa đạt hơn 843 điểm.
VN-Index có thể điều chỉnh và tích lũy dần, sau đó sẽ rất nhanh chóng tạo đáy trung hạn và bật lên vào nửa cuối tháng 7
Có thể nói, những phiên điều chỉnh cuối tháng 6 đã kết thúc “ván cờ cũ” và VN-Index khởi đầu tháng 7 với những kỳ vọng và cục diện mới. Việc VN-Index hồi phục mạnh ngay trong đầu tháng 7 và vượt ngưỡng 840 điểm có thể gợi ra hai khả năng:
Thứ nhất, nếu VN-Index có thể giữ được khu vực điểm số quanh ngưỡng 850 điểm cộng với thanh khoản như hiện tại, nghĩa là giá trị khớp lệnh mỗi phiên tại HoSE đạt hơn 4.000 tỷ đồng, thì thị trường có thể diễn biến theo hướng sideway (đi ngang) hoặc sideway up (đi ngang tích lũy và đi lên dần).
Thách thức lớn nhất cho kịch bản này chính là việc dòng tiền đang chuyển hướng khá nhanh, và nhiều cổ phiếu cũng đã tăng gấp đôi trở lên tính từ đáy cuối tháng 3. Trước mắt, nếu VN-Index có thể chạm được ngưỡng 850 điểm những ngày tới đây và có ít nhất 3 phiên trụ trên ngưỡng này thì kỳ vọng kịch bản sideway mới trở thành hiện thực. Nếu không đạt được điều này, lực chốt lãi có thể tăng lên, dòng tiền chỉ trụ ở một số ít cổ phiếu nhưng lực tăng không đáng kể, và những phiên điều chỉnh giảm sẽ lại xuất hiện nhiều hơn phiên tăng.
Một thách thức cho kịch bản này nằm ở chỗ báo cáo tài chính quý II/2020 sẽ được soát xét, nên có thể nhiều doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn trong việc công bố, điều này kéo theo một số khoảng trống về mặt thông tin, và trong giai đoạn này, các cổ phiếu chỉ có thể đi ngang, thậm chí điều chỉnh giảm, trước khi có tin tốt xuất hiện để kéo lên.
Khả năng thứ hai, sẽ là việc VN-Index tiếp tục có một pha điều chỉnh lùi về vùng 800 điểm để tạo thành đáy trung hạn cho thị trường cũng như nhiều cổ phiếu rồi mới tăng trở lại. Một chi tiết đáng chú ý là hiện thanh khoản trên thị trường vẫn luôn duy trì ở mức cao với những dòng tiền mới tham gia, đó là điều tích cực. Nhưng đây cũng là cơ hội để các động thái “ra hàng” chốt lãi được thực hiện một cách thuận lợi hơn.
Dù vậy, dòng tiền mới, nếu từ các nhà đầu tư cá nhân, một khi không thấy được cơ hội sinh lãi thì có thể sẽ tính đến chuyện bán ra, đảo hàng… hoặc giảm tỷ trọng cổ phiếu trong ngắn hạn. Một điều chắc chắn là “độ lỳ” của các nhà đầu tư mới sẽ không được như nhóm kỳ cựu, và việc có nhiều phiên rung lắc như cuối tháng 6 có thể khiến nhóm này bị dao động. Thêm một yếu tố có thể dẫn đến kịch bản này là mức độ phân tán trong việc công bố thông tin, nhất là kết quả kinh doanh quý II/2020 của nhiều doanh nghiệp sẽ có sự “giãn cách” thay vì dồn dập và hiệu ứng “báo cáo quý II” sẽ diễn ra đơn lẻ hơn là tập trung.
Cụ thể hơn, trong cùng một ngành nghề, không phải kết quả sẽ là tích cực, hoặc tiêu cực đồng đều, thay vào đó, sẽ có những doanh nghiệp cho thấy khả năng vượt khó, nhưng cũng sẽ có những doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất tiêu cực. Ngoài ra, giữa các doanh nghiệp lớn với tầm ảnh hưởng đến VN-Index, có thể cũng sẽ có những kết quả khác nhau. Như vậy trong cùng một thời điểm, hiệu ứng “báo cáo quý II” dường như không tạo ra nhiều phiên tăng đồng loạt như các tháng trước. Thay vào đó sẽ là những phiên “chọn lọc” tại một số nhóm hoặc một vài cổ phiếu. Chưa kể tại một số ngành nghề, nhà đầu tư có thói quen chờ đợi kết quả rồi mới hành động thay vì kỳ vọng trước. Lực tăng bị ảnh hưởng, trong khi lực bán ra có thể xuất hiện nhiều hơn sẽ khiến thị trường gặp nhiều thách thức trong nửa đầu của tháng 7.
Trước mắt, kịch bản thứ 2 nhiều khả năng sẽ xảy ra, nhưng không “gắt”, VN-Index có thể điều chỉnh và tích lũy dần ở các vùng 830, 820 điểm và sau đó sẽ rất nhanh chóng tạo đáy trung hạn và bật lên tại ngưỡng 800 điểm vào nửa cuối tháng 7.
Vàng SJC tiến sát 50 triệu đồng/lượng, VN-Index tăng gần 19 điểm
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7-2020, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng tiếp tục đồng loạt tăng mạnh giá vàng SJC sát mức 50 triệu đồng/lượng do đà tăng mạnh của giá vàng thế giới.
Ghi nhận giá vàng SJC tại TPHCM vào lúc 16 giờ ngày 1-7, Công ty SJC niêm yết ở mức 49,42 triệu đồng/lượng mua vào và 49,8 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 380.000 đồng/lượng chiều mua và 410.000 đồng/lượng chiều bán.
Trên thị trường quốc tế, đến 14 giờ ngày 1-7 (giờ Việt Nam), giá vàng tăng lên 1.783,52 USD/ounce, tương đương 50,05 triệu đồng/lượng. Giới phân tích thế giới cho biết, hiện nhà đầu tư đã quay trở lại với kim loại quý này như một lựa chọn thay thế trái phiếu trong bối cảnh địa chính trị, dịch bệnh nhiều biến động. Đó cũng là lý do khiến giá vàng đã thiết lập đỉnh mới trong hơn 8 năm qua.
Sau 6 phiên giảm điểm liên tục liền trước, trong phiên giao dịch ngày 1-7, VN-Index đã quay đầu tăng mạnh vì hầu hết cổ phiếu (CP) của các nhóm ngành đều tăng tích cực. Thêm một điểm tích cực nữa là khối ngoại đã mua ròng khoảng 100 tỷ đồng trên toàn thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm với 306 mã tăng, 81 mã giảm và 39 mã đứng giá. Mặc dù các chỉ số tăng nhưng thanh khoản toàn thị trường chỉ ở mức 5.250 tỷ đồng, thấp hơn so với 6.900 tỷ đồng trong phiên trước.
Đầu tư tài chính: Kỳ vọng hoàn nhập quý II Nếu như quý I, thị trường chứng khoán lao dốc khiến nhiều doanh nghiệp có hoạt động đầu tư tài chính phải trích lập dự phòng lớn, thì sự phục hồi của thị trường trong quý II đang mang lại cơ hội hoàn nhập dự phòng không nhỏ. Trong quý I/2020, chỉ số VN-Index giảm 31%, từ 961 điểm xuống 662,5 điểm. Sang...