Tích cực hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch COVID-19
Thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, các bộ, ngành và địa phương đang tích cực, chủ động triển khai thực hiện 12 chính sách hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg.
“ Xe buýt siêu thị 0 đồng” chở nhu yếu phẩm thiết yếu đến các địa điểm cách ly, trực tiếp hỗ trợ đoàn viên, người lao động là hành động rất ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh phức tạp này. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh khu vực phía Nam đã khẩn trương phê duyệt danh sách và chi trả hỗ trợ tiền mặt cho nhóm lao động tự do và các đối tượng đặc thù, kịp thời hỗ trợ người dân bảo đảm cuộc sống.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 4/8, cơ quan bảo hiểm xã hội đã rà soát và thông báo cho khoảng 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động với gần 11,2 triệu người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7/2021 đến hết 6/2022 với tổng số tiền tạm tính khoảng 4.322 tỷ đồng để người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, có 22 tỉnh, thành phố đã thực hiện chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất với 136 đơn vị sử dụng lao động cho 17.657 người lao động, tổng số tiền tạm dừng đóng trên 108 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 124.001 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại 10.687 đơn vị sử dụng lao động để làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt danh sách hỗ trợ. Đến nay, có 21 tỉnh, thành phố đã phê duyệt và chi trả cho gần 48.000 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với tổng kinh phí hỗ trợ là gần 98,3 tỷ đồng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 8.245 người lao động ngừng việc tại 288 đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở UBND các cấp phê duyệt danh sách hỗ trợ. 6 tỉnh, thành phố đã phê duyệt và chi trả hỗ trợ cho 1.122 lao động ngừng việc với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,4 tỷ đồng.
Hiện tại, có 5 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh sách hỗ trợ 1.370 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Các địa phương khác đang rà soát, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ.
Cũng tính đến thời điểm ngày 4/8, đã có 17 tỉnh, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ trên 24.200 hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, đã chi trả hỗ trợ cho trên 7.100 hộ với tổng số tiền hỗ trợ là gần 15,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn 46 địa phương chưa triển khai chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh.
Video đang HOT
Đến nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã báo cáo việc phê duyệt danh sách hỗ trợ tiền ăn cho 65.300 đối tượng, trong đó thuộc diện F0 là 24.500 người và F1 là 40.800 người; hỗ trợ thêm cho trên 2.600 trẻ em; đã chi trả tổng số tiền ăn hỗ trợ là gần 12,1 tỷ đồng. Tại nhiều địa phương như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, chính quyền đã sử dụng ngân sách địa phương và nhiều nguồn vận động khác để hỗ trợ chi phí ăn uống cho người dân trong các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly.
Thực hiện chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch, 33 tỉnh, thành phố phê duyệt hỗ trợ 855 viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và 750 hướng dẫn viên du lịch. Trong đó các địa phương đã chi trả hỗ trợ cho 655 viên chức hoạt động nghệ thuật và 47 hướng dẫn viên du lịch với tổng số tiền hỗ trợ là 1,58 tỷ đồng.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, tính đến ngày 4/8, có 369 đơn vị sử dụng lao động đã đến cơ quan bảo hiểm xã hội xin xác nhận cho 55.923 người lao động để vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Có 17.389 người lao động tại 202 đơn vị sử dụng lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội làm cơ sở xét duyệt cho vay trả lương ngừng việc. 29.387 người lao động tại 88 đơn vị sử dụng lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội làm cơ sở xét duyệt cho vay trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh. 9.147 người lao động tại 79 đơn vị sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội làm cơ sở xét duyệt cho vay trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đến nay, có 31 tỉnh, thành phố đã phê duyệt hồ sơ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 220 người sử dụng lao động (đơn vị) để trả lương 34.895 lao động, nhu cầu vay 188,35 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân cho 123 đơn vị vay trả lương cho 26.547 lao động với tổng số tiền trên 102,5 tỷ đồng.
Hiện có 37 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh sách gần 765.000 lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác (trên 100.000 người bán lẻ vé xổ số lưu động). Trong đó, có 20 tỉnh, thành phố chủ yếu ở các khu vực phía Nam đã chi trả hỗ trợ trên 560.000 người, chiếm 73% số phê duyệt, với tổng kinh phí gần 790 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương đã thực hiện chi trả hỗ trợ gần 103.500 đối tượng đặc thù của địa phương với tổng kinh phí hỗ trợ gần 89,5 tỷ đồng. Trong nhóm 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, đã phê duyệt danh sách hỗ trợ trên 791.000 lao động tự do và 47.200 đối tượng đặc thù; đã chi trả hỗ trợ khoảng 767.000 người, với tổng kinh phí 1.037 tỷ đồng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhằm hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, bộ đang đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã khẩn trương lập danh sách, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi trả hỗ trợ, nhất là hỗ trợ tiền mặt cho các nhóm đối tượng. Đồng thời, bộ đề nghị các địa phương trong thời gian tới tập trung hỗ trợ một số nhóm cơ bản; tăng cường rà soát, nắm bắt đời sống nhóm đối tượng lao động tự do, nhất là các khu vực giãn cách xã hội, phong tỏa; gắn với đó là vận động cộng đồng, toàn dân thực hiện các chính sách hỗ trợ…
Thiết thực chăm lo cho người lao động ở lại tỉnh Bình Dương
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để công nhân lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16, theo tinh thần "Ai ở đâu ở đấy", không di chuyển ra khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 cho đến khi hết thời giãn cách, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều kế hoạch thiết thực chăm lo cho người lao động ở lại tỉnh.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương phối hợp với các sở, ngành triển khai chi hỗ trợ cho đối tượng công nhân đang ở trọ bị mất việc tại phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một.
An tâm ở lại
Nhiều người lao động ở trọ tại Bình Dương cho biết sẽ không về quê tránh dịch, yên tâm ở lại. Chị Nguyễn Thị Mai Anh, làm việc tại Khu công nghiệp Đại Đăng, thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), quê ở Bình Thuận, đang thuê nhà trọ trên địa bàn phường Phú Mỹ chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, vợ chồng chị dự tính về quê chờ dịch bệnh qua đi sẽ quay trở lại Bình Dương làm việc.
Những ngày qua, từ những thông tin tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và Công đoàn Công ty, chị Mai Anh hiểu được nếu về quê lúc này rất có thể mang theo mầm bệnh trong người, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người thân. Trong khi đó, ở lại có gặp khó khăn chị được các cấp chính quyền, đoàn thể hỗ trợ nhu yếu phẩm và được tiêm vaccine phòng COVID-19... Do vậy, vợ chồng chị đã quyết định ở lại, tuân thủ tốt các quy định phòng, chống dịch bệnh tại nơi cư trú và chờ ngày Công ty thông báo đi làm trở lại. "Những ngày qua, vợ chồng tôi được cán bộ khu phố phát10 kg gạo, rau củ quả tươi sạch và phát phiếu đi chợ 2 lần/tuần để đi mua nhu yếu phẩm cần thiết... Vợ chồng tôi rất an tâm khi ở lại"- chị Mai Anh chia sẻ.
Bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có khoảng 500.000 công nhân lao động ở lại Bình Dương. Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch chăm lo công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân lao động ở các khu vực bị phong tỏa, cách ly. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất các chính sách đối với toàn bộ công nhân, người lao động không về quê mà ở lại Bình Dương trong thời gian giãn cách xã hội, phòng chống dịch COVID-19 sẽ được tiêm vaccine, hỗ trợ tiền nhà trọ và nhu yếu phẩm.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương phối hợp với các sở, ngành triển khai chi hỗ trợ cho đối tượng công nhân đang ở trọ bị mất việc tại phường Phú lợi, thành phố Thủ Dầu Một. Ảnh: TTXVN phát
Liên đoàn Lao động tỉnh đã gửi các văn bản chỉ đạo Công đoàn các cấp, Tổ an toàn COVID-19 tại các doanh nghiệp để triển khai tuyên truyền, vận động công nhân lao động trong đơn vị, công ty thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc, nơi cư trú, không rời khỏi nơi cư trú để về quê tránh dịch. Các hình thức tuyên truyền phong phú, trực tiếp, chia sẻ qua mạng xã hội (Facebook, nhóm Zalo công đoàn) đã góp phần lan tỏa những thông tin về phòng, chống dịch, kế hoạch tiêm vaccine cho toàn người dân, người lao động, kể cả người lao động tạm trú. Đồng thời, Công đoàn các cấp triển khai nhiều hoạt động chăm lo đời sống để công nhân lao động an tâm, chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch và không di chuyển khỏi nơi cư trú để bảo đảm an toàn sức khỏe cho chính mình, người thân và cộng đồng. Các cấp Công đoàn đã thông tin, chia sẻ số điện thoại đường dây "nóng" 1022 (gọi di động 0274.1022) của tỉnh và của Công đoàn Bình Dương (0889.287.287) để được hỗ trợ công nhân lao động kịp thời.
Cùng với đó, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cấp Công đoàn đã liên tục tổ chức các chuyến xe nghĩa tình, trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn trong các khu cách ly, phong tỏa bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Đến nay, gần 150.000 tấn hàng hóa nhu yếu phẩm đã được chuyển đến người lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ 6.230 người là công nhân, người lao động bị ảnh hưởng, liên quan đến dịch COVID-19 với số tiền trên 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Công đoàn. Những ngày tới, khi tiếp nhận được quà từ các đơn vị tài trợ, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các chuyến xe nghĩa tình để kịp thời hỗ trợ công nhân.
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương đang hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân, người lao động bị ảnh hưởng, liên quan đến COVID-19. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN
Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực
Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, hiện nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đang phối hợp với các sở, ngành gấp rút chuẩn bị triển khai chi hỗ trợ cho đối tượng công nhân đang ở trọ bị mất việc, ngừng việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cho biết, nhằm góp phần động viên công nhân, người lao động đang bị mất việc, ngừng việc ở các khu trọ an tâm, từ đó chấp hành tốt Chỉ thị 16 và chung sức cùng tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, mỗi lao động đang ở trọ sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng, gồm một phần quà là các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trị giá 300.000 đồng và tiền mặt. Hiện Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đang tập trung triển khai để nhanh chóng trao quà hỗ trợ đến tận tay những người thuộc diện được hỗ trợ tại các khu nhà trọ. Dự kiến, đợt này tỉnh sẽ chi hỗ trợ cho khoảng 500.000 lao động đang ở trọ trên địa bàn với tổng số tiền khoảng 260 tỷ đồng.
Để chia sẻ khó khăn với công nhân, người lao động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Thủ Dầu Một đã kêu gọi 848 chủ nhà trọ với gần 9.800 phòng miễn, giảm tiền thuê trên 4 tỷ đồng cho các công nhân lao động khó khăn.
Theo ước tính, toàn tỉnh có hơn 40.000 người bán vé số, người không có hợp động lao động gặp khó khăn trong đợt dịch bệnh thứ 4.
Hầu hết là những người từ các tỉnh khác đến lập nghiệp, thuê nhà trọ sinh sống.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, đến nay số đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động trên địa bàn được hỗ trợ là 20.722 người, số tiền đã giải ngân gần 32 tỷ đồng (đạt 51,3% kế hoạch. Việc hỗ trợ những người hành nghề bán vé số trên địa bàn cơ bản hoàn tất. Về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,14.359 đơn vị được giảm với hơn 1 triệu lao động được giảm, tổng số tiền giảm mức đóng 12 tháng (từ 1/7/2021 - 30/6/2022) ước tính trên 393 tỷ đồng.
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân, người lao động bị ảnh hưởng, liên quan đến COVID-19. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN
Hiện nay, nhóm doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" có rất đông lao động không tham gia được do vướng bận gia đình.
Người lao động không thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", đồng nghĩa với việc họ bị nghỉ việc do dịch bệnh nhưng lại không thuộc nhóm lao động ở công ty phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Trong khi đó, số lượng lao động bị ảnh hưởng này rất lớn.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh, 1.041 doanh nghiệp (tổng số 405.000 lao động) có tổ chức Công đoàn cơ sở thực hiện phương án 3 tại chỗ nhưng chỉ có 188.000 lao động vào nhà máy làm việc; hơn 210.000 lao động nghỉ việc ở nhà. Thực tế, họ là lao động bị ngừng việc do dịch bệnh nhưng không đáp ứng được điều kiện nhóm 4 trong Nghị quyết 68.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Phạm Văn Tuyên cho biết, đơn vị đã phát hiện ra những bất cập trên trong thực hiện Nghị quyết 68. Ông Tuyên nhận định, nếu căn cứ trong điều kiện này, sẽ rất ít lao động nhóm 4 (hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ hộ kinh doanh tại Bình Dương) nhận được chính sách hỗ trợ kịp thời. Sở đang rà soát các trường hợp này để kiến nghị lên Trung ương. Đến thời điểm này, nhóm 4 chưa phát sinh hồ sơ đề nghị hỗ trợ, chưa có doanh nghiệp nào làm hồ sơ cho người lao động hưởng hỗ trợ.
Năng động, sáng tạo trong triển khai hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng Trong triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu, nơi nào làm tốt rồi thì làm tốt hơn, nơi nào chưa làm tốt thì phải xem lại mình, nơi nào chưa sáng tạo thì phải sáng tạo... Nhằm đẩy...