Thuyền viên Indonesia liên tục bị ngược đãi trên tàu cá Trung Quốc
Từ tháng 11/2019 đến 6/2020 có 7 người chết, 3 người mất tích và 20 người sống sót trong các vụ ngược đãi thuyền viên trên các tàu cá Trung Quốc.
Theo báo cáo ngày 8/6 của Cơ quan giám sát đánh bắt cá hủy diệt của Indonesia, có hơn 30 vụ ngược đãi thuyền viên Indonesia xảy ra trên các tàu cá Trung Quốc trong vòng 8 tháng qua.
Ông Abdi, Điều phối viên của Cơ quan giám sát đánh bắt cá hủy diệt của Indonesia cho biết, từ tháng 11 đến tháng 6/2020 có 7 người chết, 3 người mất tích và 20 người sống sót trong các vụ ngược đãi thuyền viên trên các tàu cá Trung Quốc.
Họp báo liên quan đến vụ 2 thuyền viên Indonesia trên tàu cá Trung Quốc nhảy xuống biển. (Nguồn: medialaskar.com)
Gần đây nhất, ngày 6/6/2020, 2 thuyền viên Indonesia đã phải nhảy xuống biển để trốn thoát khỏi sự cưỡng bức lao động như nô lệ trên tàu cá treo cờ Trung Quốc mang tên Lu Qian Yua Yu 901 khi đi qua eo biển Malacca.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Trung tâm Ngư dân Indonesia, hai thuyền viên này đã trôi nổi trên biển trong suốt 7 giờ và được ngư dân tại Tanjung Balai Karimun, quần đảo Riau cứu vớt. Họ đã tố cáo chủ tàu cá và các thuyền viên Trung Quốc khác thường xuyên đe dọa, thực hiện các hành vi bạo lực và không được trả tiền lương.
Chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo thuyền viên khu vực Bắc Sulawesi, ông Anwar Dalewa cho biết, 2 thuyền viên này là nạn nhân của một tổ chức buôn người liên quan đến các đại lý quản lý bất hợp pháp trong nước và các mạng lưới quốc tế.
Cơ quan giám sát đánh bắt cá hủy diệt của Indonesia đã yêu cầu chính phủ Indonesia thực thi pháp luật đối với những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hành vi phạm tội buôn bán người và các hành vi vi phạm luật lao động khác. Đồng thời tổ chức này yêu cầu chính phủ quốc gia vạn đảo ban hành lệnh cấm gửi thuyền viên Indonesia ra nước ngoài, đặc biệt là làm việc trên các tàu cá Trung Quốc cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Ông Abdi, Điều phối viên của Cơ quan giám sát đánh bắt cá hủy diệt của Indonesia đề nghị Cảnh sát Quốc gia ngay lập tức tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc buôn người theo Luật số 21/2007 về Xóa bỏ buôn bán người. Ông cũng lưu ý rằng, trên con tàu Lu Qian Yua Yu 901 hiện đang ở vùng biển Singapore vẫn còn 10 thuyền viên Indonesia cũng được cho là nạn nhân của các vụ ngược đãi và buôn bán người.
Trước đó, ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Indonesia đã đưa vấn đề các thuyền viên nước này bị ngược đãi trên các tàu cá Trung Quốc ra Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ về các cáo buộc liên quan đến việc có ít nhất 4 người trong số 46 thuyền viên bị ngược đãi trên 4 tàu cá Trung Quốc đã thiệt mạng. Trong đó, thi thể của 3 ngư dân bị ném xuống biển. Phía Trung Quốc cam kết sẽ điều tra vụ việc song tới nay vẫn chưa có kết quả./.
Indonesia điều tra cái chết của 4 công dân trên tàu Trung Quốc
Indonesia đã triệu tập nhà ngoại giao của Trung Quốc để làm rõ về cái chết của 4 thủy thủ người Indonesia trên 2 tàu mang cờ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 7/5 cho biết họ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại nước này, Xiao Qian, để làm rõ về cái chết của 4 công dân.
Trước đó, một tổ chức họat động về nhân quyền đã nêu nghi vấn những thủy thủ trên 2 tàu cá mang cờ Trung Quốc có thể đã bị bóc lột và ngược đãi.
Động thái trên diễn ra sau khi xuất hiện 1 đoạn video trên mạng xã hội dường như cho thấy cảnh hải táng trên một tàu mang cờ Trung Quốc. Đoạn video ghi lại cảnh một nhóm đàn ông cầu nguyện xung quanh một túi đựng thi thể màu da cam trước khi ném nó xuống đại dương.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết từ tháng 12/2019 có 3 thuyền viên người Indonesia tử vong trên các tàu cá mang cờ Trung Quốc nói trên. Cả 3 đều được hải táng trên biển.
"Một thủy thủ tử vong và được hải táng hôm 31/3. Tháng 12/2019, 2 thủy thủ cũng đã tử vong và cũng được an táng trên biển", bà Marsudi cho biết. Ngoài ra, một thủy thủ khác đã thiệt mạng trên bờ vì bệnh viêm phổi tại một bệnh viện ở Busan, Hàn Quốc.
Bà Marsudi cho biết bà đã hỏi ông Xiao liệu các vụ hải táng có được tổ chức theo đúng quy tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không và có phải do các điều kiện trên tàu đã góp phần khiến các thủy thủ tử vong hay không.
Tổ chức Quỹ Công lý Môi trường (Anh) trước đó cáo buộc tàu cá mang cờ Trung Quốc đã ngược đãi một số thủy thủ khi ép họ làm 18 giờ mỗi ngày, trả lương chỉ hơn 1 USD/ngày, và những người bị ốm không được đưa vào bờ khám chữa kịp thời.
Tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ Indonesia Indonesia triệu đại sứ Trung Quốc để làm rõ cái chết của 4 thuyền viên nước này làm việc trên tàu cá Trung Quốc, trong đó 3 người bị hải táng. Bộ Ngoại giao Indonesia hôm nay cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Jakarta Xiao Qian sau khi trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh hải...