Thuyền trưởng Nga bác trách nhiệm vụ nổ như bom nguyên tử tại Beirut
Lebanon cho rằng chủ nhân và thuyền trưởng người Nga của tàu Rhosus, con tàu đưa hơn 2.700 tấn ammonium nitrate đến cảng Beirut cách đây 7 năm, có lỗi trong vụ việc khối hóa chất nói trên phát nổ hồi năm ngoái.
Thông tấn Nga TASS ngày 13/1 dẫn lời Boris Prokoshev, thuyền trưởng tàu Rhosus, tuyên bố ông không chịu bất cứ trách nhiệm nào với thảm kịch nổ kho hóa chất ammonium nitrate mà tàu Rhosus chở đến cảng Beirut của Lebanon vào năm 2013.
Thuyền trưởng Boris Prokoshev (trái) cùng thuỷ thủ trên tàu Rhosus khi nó bị bắt tại cảng Beirut. Ảnh: Reuters
“Tôi vẫn chưa nhận được giấy tờ nào. Tôi không biết phải làm gì ngay bây giờ. Tôi sẽ quan sát diễn biến của tình hình và sẽ tự bào chữa cho mình. Tôi không có tiền cho luật sư, tôi sống bằng lương hưu. Và tôi không nghĩ mình có lỗi”, Prokoshev nói với TASS.
Video đang HOT
Theo lời ông Prokoshev, vào thời điểm tàu Rhosus cập cảng, giới chức Lebanon đã sao chép các giấy tờ về hàng hóa trên con tàu. Họ cũng được thông báo về mức độ nguy hiểm của tàu, nhưng không cố gắng di dời số hóa chất khỏi cảng.
Trước đó, tờ Watania News nói rằng nhà chức trách Lebanon đã yêu cầu truy nã quốc tế đối với hai người mang quốc tịch Nga, là chủ và thuyền trưởng tàu Rhosus. Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) ngày 12/1 đã ban hành lệnh truy nã theo đề nghị của Lebanon.
Hơn 2.700 tấn chất hoá học ammonium nitrate trữ trong nhà kho tại cảng ở thủ đô Beirut đã phát nổ thành hai đợt vào chiều 4/8/2020, khiến thủ đô Lebanon rung lên bần bật. Vụ nổ khiến 193 người chết, hàng ngàn người bị thương, đồng thời thổi bay cảng Beirut, xé toạc nhiều nhà cửa gần đó.
Hiện trường vụ nổ kinh hoàng ở Beirut. Ảnh: Getty Images
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh Lebanon đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Chính phủ Lebanon của Thủ tướng Hassan Diab đã buộc phải từ chức sau vụ việc. Khoảng 20 người, gồm các quan chức cấp cao của Lebanon, bị khởi tố vì lơ là trong việc xử lý, bảo quản kho hóa chất nói trên.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hồi năm ngoái, ông Prokoshev từng cho biết, khi tàu Rhosus bị bắt giữ ở Lebanon năm 2013, nó vẫn đang trong tình trạng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nhà chức trách Lebanon không chú ý đến khối ammonium nitrate được đóng trong những bao tải cỡ lớn trên tàu.
Prokoshev nói rằng tàu Rhosus ban đầu có kế hoạch di chuyển từ Gruzia đi Mozambique. Lúc tới gần Lebanon, chủ tàu muốn nó cập cảng Beirut chở thêm hàng hóa đi Jordan để tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên, con tàu không bao giờ được rời Beirut. Giới chức Lebanon quyết định cấm nó ra khơi do nó không có đủ giấy tờ và “điều kiện kĩ thuật cần thiết để vận tải hàng hoá”.
Theo lời Prokoshev, một cuộc chiến pháp lý sau đó nổ ra và con tàu bị chủ là Igor Grechushkin, một người gốc Nga nhưng sinh sống ở Cyprus, bỏ rơi.
Prokoshev đã cùng các thuỷ thủ duy trì hoạt động của tàu tại Beirut thêm 11 tháng từ khi nó bị bắt giữ. Năm 2014, họ được thả tự do, khối 2.700 tấn hoá chất được chuyển lên kho tại cảng Beirut cho đến khi phát nổ. Về con tàu, năm 2018, luật sư của Prokoshev nói nó đã bị đắm.
Quân đội Liban xử lý hơn 4 tấn vật liệu nổ gần cảng Beirut
Ngày 5/9, quân đội Liban ra thông báo cho biết đã hoàn tất việc loại bỏ hơn 4 tấn amoni nitrat được tìm thấy ở lối vào cảng Beirut, khu vực từng xảy ra vụ nổ kinh hoàng hồi đầu tháng 8.
Nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ sau vụ nổ tại cảng Beirut, Liban, ngày 7/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó trong tuần này, quân đội Liban đã phát hiện lượng hóa chất nguy hiểm nói trên chứa trong 4 nhà kho gần lối vào số 9 của cảng Beirut. Tuyên bố có đoạn: "4,35 tấn amoni nitrat được phát hiện cách đây vài ngày tại cảng Beirut đã được loại bỏ".
Cùng ngày, chuyên gia về du lịch của Liban - ông Khaled Nazha cho biết vụ nổ ở Beirut đã gây ra thiệt hại khoảng từ 500 tới 600 triệu USD do các nhà hàng và quán cafe phải đóng cửa vì vụ nổ. Ông Khaled Nazha - cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng, quán cafe, hộp đêm và tiệm bánh ở Liban, cho biết chủ các cửa hàng ở Beirut đang phải rút tiền để khắc phục hậu quả vụ nổ, cũng như kêu gọi sử dụng các nguồn quỹ hỗ trợ từ quốc tế nhằm khôi phục lại ngành du lịch ở Liban.
Vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại cảng Beirut hôm 4/8 khiến ít nhất 190 người thiệt mạng và 6.500 người khác bị thương. Vụ nổ đã gây thiệt hại ước tính 15 tỷ USD và khiến chính phủ nước này sau đó phải từ chức.
Ngày 20/7, tức khoảng 2 tuần trước khi xảy ra vụ nổ, cơ quan an ninh quốc gia Liban đã gửi một báo cáo lên cựu Thủ tướng Diab và Tổng thống Liban Michel Aoun, trong đó có nêu chi tiết về mối nguy hiểm do khối hóa chất trên.
Cho đến nay, 25 nghi phạm đã bị bắt giữ, trong đó có Tổng Cục trưởng Hải quan Liban - Badri Daher, Cục trưởng Hải quan Beirut Hanna Fares, và 3 công nhân người Syria làm công việc hàn tại nhà kho trên vào ngày xảy ra vụ nổ.
Ai Cập tích cực hỗ trợ Lebanon sau vụ nổ tại Beirut Ai Cập đã vận chuyển 28 tấn lương thực và thiết bị y tế trên 3 chuyến bay đến thủ đô Beirut của Lebanon. Trong một nỗ lực nhằm giúp chính phủ và người dân Lebanon vượt qua thời điểm khó khăn sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut, hôm qua (15/8), Ai Cập đã chuyển đến Lebanon 28 tấn lượng thực...