Thụy Sĩ phát hiện virus SARS-CoV-2 trong da người
Các xét nghiệm COVID-19, bao gồm lấy dịch từ mũi, hầu họng và xét nghiệm kháng thể đều âm tính trong khi mẫu xét nghiệm da cho kết quả dương tính
Các bác sỹ tại Bệnh viện Đại học Basel của Thụy Sĩ đã xác nhận một trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ một mẫu da người, bất chấp việc xét nghiệm lấy mẫu dịch từ đường hô hấp của người này cho kết quả âm tính.
Thụy Sỹ phát hiện virus SARS-CoV-2 trên da người. (Ảnh: AP)
Vụ việc liên quan đến một cụ bà 81 tuổi, người đã được làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vì có triệu chứng như sốt. Tuy nhiên, các xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm lấy dịch từ mũi, hầu họng và xét nghiệm kháng thể, được thực hiện 6 tuần sau đó đều cho kết quả âm tính.
Video đang HOT
Khi bệnh nhân đến bệnh viện, bà còn bị các triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da. Một nhóm bác sỹ da liễu tại Bệnh viện Đại học Basel đã xét nghiệm mẫu da để tìm virus SARS-CoV-2 và đã cho kết quả dương tính.
Các phát hiện trên được công bố trên tạp chí khoa học Lancet đặt ra một loạt câu hỏi về những thiếu sót tiềm ẩn trong xét nghiệm sử dụng tăm bông lấy dịch trong mũi hiện nay.
Các tác giả nghiên cứu nhận định rằng “ các mẫu tăm bông được lấy không chính xác là nguyên nhân dẫn đến số lượng tương đối lớn các xét nghiệm âm tính giả đối với SARS-CoV-2“.
Theo họ, xét nghiệm mẫu sinh thiết da có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán bổ sung.
Nghiên cứu cũng góp phần vào giả thuyết rằng một số bệnh nhân mắc COVID-19 có thể không thiết lập khả năng miễn dịch.
Ngày thứ hai liên tiếp Pháp có hơn 3.000 ca mắc Covid-19
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục có những diễn biến phức tạp khi nước này ghi nhận trên 3.000 ca mắc mới trong ngày thứ hai liên tiếp.
Trong báo cáo đưa ra tối ngày 16/8, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp cho biết, nước Pháp ghi nhận thêm 3.015 ca mắc mới trong vòng 24h. Đây là ngày thứ hai liên tiếp nước Pháp có trên 3.000 ca mắc Covid-19 mới, con số trung bình cao gấp 5-6 lần số ca mắc hàng ngày vào thời điểm nước Pháp gỡ bỏ phong tỏa đầu tháng 5/2020. Số ổ dịch trên toàn quốc hiện đã tăng lên 263 ổ dịch.
Cảnh sát Pháp kiểm tra việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: Le Monde
Tình hình diễn biến đặc biệt phức tạp tại hai đô thị lớn nhất của Pháp là thủ đô Paris và thành phố cảng Marseille ở phía Nam khi tỷ lệ mắc Covid-19 của hai vùng này đã ở mức gần 70 ca/100.000 dân, vượt qua cả mức báo động là 50 ca/100.000 dân.
Theo giới chuyên gia y tế Pháp, việc số ca mắc Covid-19 tại Pháp gia tăng từ gần 1 tháng qua và đang có dấu hiệu bùng nổ trong vài ngày gần đây xuất phát chủ yếu từ việc người dân Pháp, đặc biệt là giới trẻ, không tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội trong bối cảnh toàn nước Pháp đang trong kỳ nghỉ Hè nên có rất nhiều cuộc tụ tập đông người và vui chơi nơi công cộng.
Bác sĩ Bruno Megarbane, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Lariboisière ở thủ đô Paris cảnh báo, tuổi trẻ không phải là vũ khí để chống lại virus SARS-CoV-2.
"Việc trẻ tuổi và ít có nguy cơ bệnh nặng không thể bảo vệ các thanh niên khỏi việc nhiễm bệnh cũng như không ngăn được việc họ trở thành công cụ lây nhiễm cho những người có nguy cơ cao khác. Hiện nay ở vùng Ile-de France quanh thủ đô Paris, 10% số bệnh nhân phải hồi sức tăng cường là dưới 40 tuổi".
Đối với chính phủ Pháp, việc số ca mắc bùng nổ trở lại trong vài ngày qua đang tạo ra áp lực lớn lên chính quyền khi chỉ 2 tuần nữa là các hoạt động kinh tế-xã hội sôi động trở lại và năm học mới cũng sẽ bắt đầu.
Trước nguy cơ làn sóng dịch thứ hai đã rất rõ ràng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng ngay trong tuần này để bàn về các biện pháp tiếp theo.
Một trong những biện pháp có thể sớm áp dụng là quy định bắt buộc mọi người lao động Pháp phải đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các địa điểm công cộng có thể được áp dụng đại trà tại tất cả các đô thị lớn./.
Vì sao thế giới vẫn bị động trước đại dịch? Dù từng trải qua nhiều dịch bệnh và vẽ ra kịch bản về đại dịch X nghiêm trọng trong tương lai, thế giới vẫn hỗn loạn khi đối đầu Covid-19. Tụ họp ở trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ, một nhóm nhà khoa học tranh luận xem dịch bệnh đáng sợ nhất thế giới nào được chú...