Thụy Sĩ ghi nhận năm 2022 là năm nắng nóng nhất trong lịch sử
Ngày 10/7, Thụy Sĩ cho biết năm 2022 là năm nắng nóng cao điểm nhất trong lịch sử thống kê thời tiết của nước này bắt đầu từ năm 1864, với lượng băng ở dãy Alps tan chảy với tốc độ gấp 3 lần mức được coi là cực đoan trước đây.
Lòng sông Doubs nằm ở khu vực biên giới giữa Pháp và Thuỵ Sĩ nứt nẻ, khô cạn do nắng nóng và hạn hán, ngày 22/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo tổng quan về khí hậu trong năm, Bộ Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết sức nóng kỷ lục này đã có tác động tiêu cực đến các hồ, sông, rừng và nông nghiệp của quốc gia châu Âu không giáp biển này. Báo cáo chỉ ra nhiệt độ trung bình hằng năm của Thụy Sĩ từ năm 1991 đến 2020 là 5,8 độ C, thì trong năm 2022 con số này đã tăng lên 7,4 độ C. Trong những tháng mùa Hè, nhiệt độ trên 36 độ C được ghi nhận ở cả phía Bắc và phía Nam của dãy Alps. Ngày nóng nhất tại Thụy Sĩ đã được ghi nhận tại Geneva hôm 4/8/2022, với nhiệt độ chạm ngưỡng 38,3 độ C.
Báo cáo nêu rõ các sông băng Thụy Sĩ chưa bao giờ mất nhiều khối lượng băng như vào năm 2022, trong đó khoảng 6% lượng băng còn lại đã bị tan chảy. Theo báo cáo, các sông băng nhỏ “thực tế đã biến mất”, đến mức việc đo đạc đã bị đình chỉ đối với các sông băng Pizol Vadret dal Corvatsch và Schwarzbachfirn. Từ ngày 15/7-20/8/2022, hồ Constance ghi nhận mực nước thấp kỷ lục 394,7m, trong khi hồ Lugano và hồ Maggiore cũng đánh dậu mực nước thấp lịch sử trong 8 tháng đầu năm.Mực nước thấp có “tác động đáng kể” đối với các nhà máy thủy điện, khiến nhiều nhà máy buộc phải tạm dừng hoạt động tại một số điểm, với sản lượng giảm 15,2% so với năm 2021.
Nhiệt độ ở các hồ và sông của Thụy Sĩ thường ở mức 25C hoặc cao hơn. Ở những mức nhiệt độ cao, nồng độ oxy trong nước sẽ giảm khiến loài tảo nở rộ và đe dọa sự sống của nhiều loài cá.
Trong khi đó, Tây Ban Nha đang bước vào đợt nắng nóng thứ hai của mùa Hè này với nhiệt độ ngày 10/7 tăng vọt tại nhiều nơi trên cả nước, với mức nhiệt tối đa 44 độ C có thể được ghi nhận tại miền Nam nước này. Cơ quan Thời tiết quốc gia Tây Ban Nha (AEMET) cho biết một khối khí nóng từ Bắc Phi là nguyên nhân dẫn đến đợt nắng nóng lần này, dự kiến kéo dài tối thiểu đến ngày 12/7, với khu vực phía Nam Andalusia dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Người phát ngôn của AEMET Ruben del Campo cho biết sức nóng gay gắt sẽ bao trùm hầu hết bán đảo cũng như quần đảo Balearic, với nhiệt độ trong khoảng từ 38 – 40 độ C ở hầu hết các khu vực trong nước và 42 – 44 độ C ở các vùng của Andalusia và Aragon.
Tây Ban Nha bước vào đợt nắng nóng đầu tiên lên đến 40 độ C bắt đầu từ ngày 25/6, với sức nóng dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Viện Thống kê Quốc gia (INE) cho biết vào năm 2022, Tây Ban Nha đã trải qua mùa Hè nóng kỷ lục tính từ năm 1916, với nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến hơn 350 người tử vong do say nắng và mất nước.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), châu Âu hiện là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và các chuyên gia cho rằng Tây Ban Nha có thể là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Vòm nhiệt có thể đẩy nhiệt độ lên cao nguy hiểm như thế nào?
Thời tiết mùa hè thường gắn liền những đợt sóng nhiệt gay gắt, còn được gọi là vòm nhiệt.
Vòm nhiệt xảy ra khi một vùng áp suất cao kéo dài hình thành phía trên khu vực nhất định và không di chuyển trong vòng một tuần trở lên.
Áp suất cao dẫn đến thời tiết đẹp với bầu trời nhiều nắng và ít mây. Nó khiến không khí bị dìm xuống bên dưới. Và khi không khí chìm xuống, nó sẽ nóng lên khiến nhiệt độ tăng lên.
Vòm nhiệt được tạo ra do không khí không thể thoát ra ngoài. Sau đó, nhiệt độ tiếp tục ấm lên, thường đến mức khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm.
Hầu hết các kỷ lục về nhiệt độ cao đều được thiết lập trong một vòm nhiệt. Và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay sẽ khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí là nóng hơn nữa.
Mặt đường tan chảy tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 5/2015. Ảnh: AFP
Các đợt nắng nóng gây chết người
Châu Âu năm 2003: Trong số những đợt nắng nóng nguy hiểm nhất lịch sử châu Âu phải kể đến mùa hè năm 2003. Ước tính đã có khoảng 30.000 người tử vong do thời thiết nắng nóng như thiêu đốt vào tháng 7 và tháng 8 năm đó. Nhiệt độ lên tới 40 độ C và đến tận đêm khuya vẫn không hạ nhiệt. Quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất là Pháp với hơn 14.000 người tử vong, chủ yếu là người cao tuổi.
Nơi đây thường chỉ nhiệt độ 26 - 30 độ C vào thời điểm này trong năm. Nhưng ba tuần đầu tiên của tháng 8/2003, nhiệt độ ở Pháp luôn xấp xỉ ngưỡng 40 độ C.
Ấn Độ năm 2015: Trên 2.000 người tử vong trong vòng vài tuần của mùa hè năm 2015, khi nhiệt độ tăng vọt lên 47,7 độ C tại một số địa phương. Ở thủ đô New Delhi, cái nóng thiêu đốt còn khiến đường xá tan chảy.
Chicago (Mỹ) năm 1995: Vào thời điểm vòm nhiệt bao trùm vùng Trung Tây nước Mỹ năm đó, trên 700 người đã thiệt mạng ở những khu vực nghèo nhất của thành phố Chicago.
Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C, nhưng sức nóng cảm nhận được lại gần ngưỡng 51 độ C. Nhiều cư dân, chủ yếu là người cao tuổi, đã không thể trụ vững vì cái nóng kéo dài đến ban đêm, khiến cơ thể không thể hồi phục sau cái nóng ban ngày.
Một phụ nữ tránh nóng tại một đài phun nước trên Quảng trường Trafalgar, London, Anh, vào tháng 7/2003. Ảnh: AFP
Khủng hoảng khí hậu khiến vòm nhiệt nguy hiểm hơn
Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment, cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến làm tăng từ 50 - 100% khả năng xảy ra các chỉ số nhiệt độ nguy hiểm ở hầu hết các vùng nhiệt đới và gấp 10 lần trên toàn cầu.
Ngay cả một sự gia tăng nhỏ trong nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các đợt nóng cực đoan, được quan sát thấy trong các vòm nhiệt mạnh và dai dẳng.
Một nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Nature Communications cho thấy những nơi như Afghanistan, Papua New Guinea và Trung Mỹ - bao gồm Guatemala, Honduras và Nicaragua - đã được coi là "điểm nóng" đối với các đợt nắng nóng nguy hiểm.
Theo báo cáo, những khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương do dân số tăng nhanh và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế và nguồn cung cấp năng lượng hạn chế. Những yếu tố đã làm suy yếu khả năng phục hồi của người dân trước nhiệt độ khắc nghiệt.
Chỉ riêng trong năm 2023, một loạt kỷ lục về nhiệt độ cao đã được thiết lập trên toàn cầu:
Ở Nam Texas, nhiệt độ tại thành phố Del Rio chạm ngưỡng 46 độ C vào ngày 22/6. Mức nhiệt cao chưa từng thấy này đã phá vỡ kỷ lục được thiết lập hai ngày trước đó là 45 độ C.
Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đã ghi nhận nhiệt độ tháng 5 cao nhất trong hơn 100 năm vào ngày 29/5.
Tại huyện Tương Dương của Việt Nam, nền nhiệt vào ngày 6/5 lên tới khoảng 44,2 độ C. Đây là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam. Cùng ngày, Thái Lan cũng chứng kiến nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận tại Bangkok: 41 độ C.
Siberia đã liên tiếp lập hàng chục kỷ lục vào tháng 6 khi nhiệt độ tăng lên 38 độ C ở bên dưới một vòm nhiệt hình thành ở phía Bắc.
Sóng nhiệt không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn góp phần gây ra hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm các điều kiện nóng và khô cho phép cháy rừng bùng phát và phát triển.
Trong những năm gần đây, các đám cháy đã trở nên nghiêm trọng hơn, khiến khói mù lan xa hàng trăm km, làm suy giảm chất lượng không khí.
Ấn Độ nỗ lực giảm thiểu các ca tử vong do nắng nóng Ngày 20/6, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ cho biết Chính phủ sẽ nỗ lực giảm thiểu các trường hợp tử vong do nhiệt độ tăng cao, sau khi có báo cáo về một số ca tử vong do đợt nắng nóng gay gắt xảy ra trong tuần này. Người dân dùng khăn che chắn khi di chuyển dưới trời nắng nóng tại...