Thụy Sĩ cấp phép sử dụng vaccine của Johnson & Johnson làm mũi tăng cường
Cơ quan quản lý dược phẩm Thụy Sĩ Swissmedic ngày 27/12 thông báo cơ quan này đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (J&J) làm mũi tăng cường cho người trên 18 tuổi đã hoàn thành chương trình tiêm chủng cơ bản.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J). Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Swissmedic nêu rõ đối tượng được tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của J&J là người đã tiêm mũi 1 cùng loại. Vaccine của J&J là loại tiêm 1 mũi, thay vì tiêm 2 mũi như các loại vaccine ngừa COVID-19 khác.
Ngoài ra, cơ quan này cũng cho phép tiêm kết hợp, trong đó sử dụng vaccine của J&J làm mũi tăng cường cho người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng cơ bản sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Thời giam tiêm mũi tăng cường của J&J là 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.
Cũng như nhiều nước châu Âu khác, Thụy Sĩ đang đẩy mạnh chương trình tiêm mũi tăng cường để bảo vệ người dân trước nguy cơ lây nhiễm của biến thể Omicron và kiềm chế làn sóng dịch bệnh COVID-19 gia tăng hiện nay.
Anh sẽ cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các đại biểu dự COP26
Với tư cách nước chủ nhà của Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Anh đã bắt đầu phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho đại biểu quốc tế, những người chưa được tiêm trong nước.
Dự kiến, đợt tiêm mũi thứ nhất sẽ bắt đầu vào tuần tới.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hội nghị COP26, vốn bị hoãn từ năm ngoái, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 12/11 tại Glasgow.
Thông thường, các hội nghị thường niên trước đây có sự tham dự của đại diện trên 190 quốc gia. Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều nước đang chật vật đối phó với các đợt bùng phát mới, các chuyên gia về y tế và môi trường cho rằng các nước nghèo hơn có thể khó cử đại diện do chưa thể tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19.
Trên trang mạng Twitter ngày 3/9, đặc phái viên của Anh phụ trách COP26 John Murton cho biết: "Vaccine đã được chuyển đi và việc tiêm chủng sẽ bắt đầu từ tuần tới cho đến giữa tháng 9, tiếp đó mũi thứ hai sẽ được tiêm vào tháng 10, trước khi Hội nghị diễn ra". Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết về loại vaccine và số lượng được chuyển đi.
Cũng trong ngày 3/9, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này sẽ nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer theo thỏa thuận hoán đổi với Anh, trong nỗ lực nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để sớm mở cửa trở lại. Thỏa thuận này sẽ tăng gấp đôi lượng vaccine của Pfizer mà Australia nhận được trong tháng này, với lô đầu tiên do Anh gửi sẽ tới nơi vào cuối tuần này.
Ngoài với Anh, trong tuần này Australia còn ký thỏa thuận hoán đổi vaccine với Singapore. Theo cả hai thỏa thuận này, Australia sẽ gửi trả vaccine của Pfizer cho hai nước trên vào cuối năm, khi Canberra nhận được số vaccine đã đặt hàng.
Theo Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid, thỏa thuận với Australia giúp chia sẻ vaccine vào thời điểm tối ưu, từ đó thúc đẩy chương trình tiêm chủng vaccine của cả hai nước.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cản trở hoạt động sản xuất ở châu Á Phóng viên TTXVN tại New York dẫn thông tin trên tờ Wall Street Journal số ra ngày 1/9 cho biết hoạt động sản xuất của các nhà máy trên khắp châu Á trong tháng 8 vừa qua đã chững lại, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại đây, kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và ngày...