Thụy Sĩ cấp phép sử dụng cho vaccine của Pfizer/BioNTech
Cơ quan quản lý dược phẩm Swissmedic của Thụy Sĩ ngày 19/12 cho biết sau quá trình xem xét kỹ lưỡng kéo dài hai tháng, giới chức nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.
Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan trên tuyên bố: “Sau khi xem xét tỉ mỉ các thông tin được cung cấp, Swissmedic kết luận rằng vaccine ngừa COCIVID-19 của Pfizer/BioNTech là an toàn”. Đây cũng là loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được nhà chức trách nước này cấp phép lưu hành.
Giám đốc Swissmedic – ông Raimund Bruhin cho biết: “Sự an toàn của bệnh nhân là điều kiện tiên quyết cần thiết, đặc biệt là khi sự cấp phép sử dụng vaccine đang rất được lưu tâm”. Ông đồng thời nhấn mạnh, các kết quả giám định đã cho thấy loại vaccine của Pfizer/BioNTech “đáp ứng tuyệt đối ba yêu cầu quan trọng nhất, đó là an toàn, hiệu quả và chất lượng”.
Video đang HOT
Thụy Sĩ hiện đã đảm bảo nguồn cung khoảng 15,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua các hợp đồng với ba nhà sản xuất. Cụ thể, quốc gia 8,6 triệu dân này ký thỏa thuận mua khoảng 3 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech, khoảng 7,5 triệu liều vaccine của hãng Moderna (Mỹ) và khoảng 5,3 triệu liều vaccine của AstraZeneca (Anh). Đây đều là những loại vaccine yêu cầu phải tiêm đủ 2 liều/người.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Thụy Sĩ, trong đó cả số ca mắc bệnh và tử vong đều tăng nhanh, chính phủ nước này ngày 18/12 đã yêu cầu các nhà hàng và quán bar trên toàn quốc tạm ngừng hoạt động để cắt đứt chuỗi lây lan của dịch bệnh.
Thông báo của chính phủ nêu rõ: “Tình hình dịch tễ hiện đang rất đáng lo ngại. Số ca mắc bệnh hiện đang rất cao và vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi các nhân viên y tế đã phải chịu áp lực rất lớn trong nhiều tuần. Dịp lễ hội sắp tới có nguy cơ sẽ khiến các trường hợp lây nhiễm gia tăng nhanh hơn nữa”.
Trung bình mỗi ngày Thụy Sĩ ghi nhận thêm hơn 4.000 ca bệnh mới, trong đó có 100 ca tử vong. Kể từ khi bùng phát đến nay, đại dịch COVID-19 đã lây lan cho 400.000 trường hợp ở Thụy Sĩ và cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người ở nước này.
UNICEF đảm bảo năng lực chuyển chở 850 tấn/tháng liên quan tới phân phối vaccine ngừa COVID-19
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trong năm 2021, mỗi tháng cơ quan này có thể vận chuyển tới 850 tấn hàng hóa - bao gồm vaccine ngừa COVID-19 và trang thiết bị bảo quản đi kèm - tới 82 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp, nếu sẵn có một lượng vaccine như vậy.
Một loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Sinovac được giới thiệu tại Hội chợ quốc tế về thương mại và dịch vụ Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 6/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo trên được đưa ra trong bản đánh giá mới của UNICEF, công bố ngày 18/12. Đánh giá là một phần trong quy trình mua và vận chuyển vaccine COVID-19 tới các nước nghèo theo Cơ chế Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX - một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vaccine (Gavi), Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) khởi xướng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine phòng bệnh COVID-19.
Thông cáo báo chí, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore khẳng định đây là một khối lượng công việc khổng lồ và mang tính lịch sử, nhưng tổ chức này sẵn sàng đảm nhận.
Đánh giá của UNICEF đã xem xét năng lực vận chuyển bằng đường hàng không và đường bộ để hiểu rõ hơn các thách thức, khó khăn khi vận chuyển vaccine trong năm 2021. Kết quả cho thấy các hãng hàng không thương mại có khả năng vận chuyển vaccine đến tất cả 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp trong số 190 nền kinh tế tham gia COVAX. Chi phí ước tính cho công việc này là khoảng 70 triệu USD.
So sánh khối lượng hàng liên quan tới vận chuyển vaccine nói trên với các tuyến đường chở hàng và thương mại trên toàn cầu, UNICEF cũng thấy rằng năng lực của ngành vận tải hàng không hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu về vaccine của khoảng 20% dân số ở phần lớn 92 nước nói trên. Dự kiến vaccine COVID-19 sẽ được ưu tiên vận chuyển trên các chuyến bay thương mại hiện có và các chuyến bay vận tải cũng như huy động một số phương tiện vận tải khác tới các nước nhỏ hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
UNICEF đang làm việc với các hãng hàng không và ngành logistics để được ưu tiên vận chuyển vaccine đi khắp thế giới.
Vấn đề tài chính cũng rất quan trọng. UNICEF kêu gọi các nước quyên góp 410 triệu USD để hỗ trợ chi phí vận chuyển vaccine, thuốc điều trị và các công cụ chẩn đoán trong năm 2021. Ngoài ra, UNICEF ước tính cần 133 triệu USD để đảm bảo các vấn đề về hậu cần liên quan đến bảo quản vaccine tại 92 nước nghèo nhất thế giới.
Theo thông tin mới nhất, COVAS đã tiếp cận được gần 2 tỷ liều vaccine, cao gấp đôi so với khả năng cung ứng của chương trình này, với lô hàng đầu tiên dự kiến được phân phối trong quý I/2021.
COVAX đặt mục tiêu phân phối 1,3 tỷ liều vaccine đã được phê chuẩn cho 92 nền kinh tế có mức thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021. Toàn bộ 190 nền kinh tế đã đồng ý tham gia chương trình này sẽ tiếp cận được vaccine trong 6 tháng đầu năm 2021, với lô hàng đầu tiên bắt đầu được phân phối trong quý I/2021. Điều này phụ thuộc vào việc phê chuẩn và khả năng sẵn sàng phân phối vaccine của các nước.
Mỹ phê duyệt vaccine Covid-19 thứ hai Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vaccine Covid-19 của Moderna để sử dụng khẩn cấp, sau vaccine của Pfizer và BioNTech. "Với sự sẵn có của hai loại vaccine để phòng ngừa Covid-19, FDA đã thực hiện một bước quan trọng khác trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này", Giám đốc FDA Stephen...