Thụy Sĩ cấm bán đồ trượt tuyết tới Triều Tiên
Giấc mơ về khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới của ông Kim Jong-un lại gặp khó khăn khi bị Thụy Sĩ cấm vận các trang bị hiện đại.
Ngày 18/8, các quan chức Thụy Sĩ cho biết nước này vừa quyết định cấm các công ty trong nước bán thiết bị cho khu trượt tuyết “đẳng cấp thế giới” của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước đây đã từng du học ở Thụy Sĩ dưới cái tên giả, và người ta tin rằng ông Kim đã có những chuyến đi trượt tuyết do nhà trường tổ chức tới núi Alps. Và giờ đây, ông Kim đang muốn thúc đẩy hoạt động giải trí cho du khách và người dân Triều Tiên bằng cách xây dựng một khu trượt tuyết thật hoành tráng tại nước này.
Ông Kim Jong-un chỉ đạo xây dựng khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới
Triều Tiên đã liên hệ với một số công ty của Thụy Sĩ như Bartholet Maschinenbau để mua hệ thống cáp treo để trang bị cho khu trượt tuyết Masik của mình.
Tuy nhiên khi các công ty này liên hệ với chính quyền Thụy Sĩ để xin giấy phép xuất khẩu, Bộ Kinh tế nước này đã bổ sung các thiết bị thể thao đắt tiền vào danh sách hàng hóa bị cấm cung cấp cho Triều Tiên theo lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Danh sách hàng hóa cấm vận của Thụy Sĩ đối với Triều Tiên còn có các thiết bị để chơi golf, cưỡi ngựa, các môn thể thao dưới nước, billiard và sòng bạc cũng như các xa xỉ phẩm khác.
Một nhà ngoại giao Triều Tiên ở Geneva nói rằng Triều Tiên đã biết được quyết định của Thụy Sĩ, tuy nhiên ông này vẫn chưa có thông tin gì khác.
Một hệ thống cáp treo của Thụy Sĩ
Tháng trước, ông So Se Pyong, đại diện ngoại giao của Triều Tiên ở Thụy Sĩ cho biết việc phát triển kinh tế “để tăng cường đời sống nhân dân” là một ưu tiên của Bình Nhưỡng dưới thời ông Kim Jong-un.
Ông So nói: “Chúng tôi đã xây dựng nhiều công trình như các công viên nước cho người dân bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Và hiện nay chúng tôi đang xây dựng một khu trượt tuyết cho địa điểm du lịch ở Wonsan. Đây là công trình dành cho nhân dân.”
Các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm đưa vào Triều Tiên được áp dụng từ năm 2006, tuy nhiên các nghị quyết này lại không liệt kê cụ thể các mặt hàng bị cấm vận mà tùy vào quyết định của từng quốc gia. Năm 2009, Áo và Ý đã giữ lại 2 du thuyền sang trọng được bán cho Triều Tiên.
Theo số liệu của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, hiện khoảng 1/3 trẻ em ở Triều Tiên bị suy dinh dưỡng, trong khi người dân nước này đang phải chịu nạn thiếu đói trầm trọng vì thiên tai bão lụt.
Theo khampha
Dân Trung Quốc khoe sang bằng hàng hiệu... cầm đồ
Trong cơn say chứng tỏ bản thân bằng hàng hiệu, ngày càng nhiều người Trung Quốc đang tìm đến các tiệm cầm đồ như một địa chỉ săn hàng hiệu giá rẻ.
Theo một thống kê được ngân hàng HSBC công bố đầu tháng 9 cho thấy, người Trung Quốc đang tiêu thụ tới 25% hàng hóa xa xỉ toàn cầu. Và theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, đến năm 2017 đây sẽ là thị trường hàng hóa xa xỉ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Hàng hiệu cầm đồ đang là lựa chọn của nhiều người Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên cùng với sự suy giảm của kinh tế, không ít tín đồ hàng hiệu tại quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải tìm đến các tiệm cầm đồ để thỏa mãn nhu cầu chứng tỏ bản thân. Theo tờ Want Daily, hiện nhiều tiệm cầm đồ tại Trung Quốc bày bán các mặt hàng xa xỉ, từ đồ trang sức vàng, bạc, đồng hồ, túi xách hạng sang tới các loại máy tính siêu mỏng, máy tính bảng, ống kính camera cao cấp.
Với mức giá thường chỉ bằng 40% - 60% giá hàng mới, những mặt hàng này ngày càng có sức hút. Theo tờ báo này, một chiếc laptop thời trang thường có giá 6000 nhân dân tệ (tương đương 963 USD) có thể được bán với giá chỉ 3500 nhân dân tệ (tương đương 562 USD) tại các tiệm cầm đồ.
So với các mặt hàng khác thường thấy tại tiệm cầm đồ, hàng hóa của các thương hiệu quốc tế nhìn chung khó để phân biệt thật - giả giữa lúc các loại hàng nhái tràn ngập Trung Quốc. Cũng vì lí do này mà trước đây hiếm khi các tiệm cầm đồ dám lấn sân sang kinh doanh các nhãn hiệu xa xỉ.
Vậy nhưng, khi lượng túi xách hàng hiệu đã qua sử dụng được mua bán ngày càng nhiều, những năm gần đây không ít tiệm cần đồ cũng nắm lấy cơ hội bằng cách mở những cửa hàng chỉ dành riêng cho các nhãn hàng xa xỉ.
Một chuyên gia thẩm định hàng hóa cho biết, chỉ vài năm trước, hầu hết các mặt hàng tại các cửa hàng cầm đồ là đồ trang sức bằng vàng, đồ cổ, tranh, ngọc lục bảo và ngọc bích. Vậy nhưng chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, một số các thương hiệu quốc tế đã chiếm lĩnh các vị trí mặt tiền và trung tâm.
Kể từ mùa Thu vừa qua, số lượng hàng xa xỉ được đem cầm cố đã tăng mạnh và hiện vẫn tăng khoảng 20% mỗi ngày. Hầu hết các loại túi xách được nhận cầm đồ vẫn trong tình trạng như mới hoặc gần như mới. Thậm chí có cả những chiếc túi xách còn mới 100%.
Một nhân viên tiệm cầm đồ cho biết, trước đây mỗi ngày họ chỉ nhận 15 - 16 đơn hàng, nhưng giờ đây họ nhận tới 20 - 30 đơn hàng/ngày. "Lượng khách tới cầm đồ túi xách hoặc đồng hồ đắt tiền nhiều vô kể. Đôi khi chúng tôi phải ngừng ăn trưa để phục vụ khách", một tiệm cầm đồ chia sẻ với tờ Want Daily.
Tian Yuan, người đứng đầu mảng mặt hàng xa xỉ tại cửa hàng cầm đồ Huaxia, nơi thường mua bán hàng của các thương hiệu xa xỉ như Hermes, Chanel, Louis Vuitton, Gucci và Mont Blanc cho biết rất khó để biết đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Ví dụ, sẽ cần phải kiểm tra chất lượng da, các mũi khâu, các phụ kiện kim loại, logo và cả hóa đơn gốc để xác định một chiếc túi xách đắt tiền có phải hàng thật hay không.
Dù vậy thì trên hết vẫn phải có một con mắt sành sỏi và hiểu biết đáng kể về hàng xa xỉ bởi hiện ngày càng nhiều sản phẩm được làm nhái một cách xuất sắc. Thậm chí cả hóa đơn cũng có thể bị làm giả.
Theo Dantri
Nga phát minh cáp treo di động cho quân đội Quân đội Nga đang thử nghiệm một hệ thống cáp treo di động tiện lợi tại khu vực miền núi Caucasus, giáp với biên giới Georgia, giúp cải thiện đáng kể thời gian điều động binh sĩ và đạn dược tại các khu vực có địa hình hiểm trở. Các linh kiện của hệ thống cáp treo di động có thể được lắp...