Thủy sản Minh Phú chi 280 tỷ đồng giải quyết việc thiếu nguyên liệu tôm
Nguồn nguyên liệu của Minh Phú thiếu, phải nhập ngoài với giá rất cao khiến lợi nhuận giảm. Do đó, Minh Phú chi 280 tỷ nhằm thúc đẩy khả năng sản xuất, tăng sản lượng…
Mới đây, HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã thông qua việc đầu tư hơn 280 tỷ để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú – Lộc An lên 720 tỷ đồng, nhằm thực hiện chiến lược nuôi tôm của tập đoàn.
Phía Minh Phú cho biết việc đầu tư thêm nhằm mục đích thúc đẩy khả năng sản xuất của Minh Phú Lộc An từ 2 – 3 vụ/năm lên mức 4 – 5 vụ/năm.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 6/2019, Chủ tịch Minh Phú – ông Lê Văn Quang cũng cho hay vào giai đoạn đầu năm nay do nắng nóng kéo dài nên người dân không dám thả nuôi tôm, đến tháng 5 thì trời mưa nên họ cũng không thả thêm. Nguồn cung nguyên liệu vào đầu năm vì thế mà thiếu, dẫn đến việc công ty phải mua nguyên liệu rất cao để tối đa hóa công suất nhà máy, dẫn đến lợi nhuận suy giảm trong quý 1/2019.
Thủy sản Minh Phú rót 280 tỷ vào Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú – Lộc An.
Về tình hình kinh doanh, BCTC của Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 5.213 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng sụt giảm 23%, đạt gần 231 tỷ đồng. Qúy III/2019, lợi nhuận sau thuế giảm 33%, còn hơn 236 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng giảm 23%, còn 230 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cũng trong kỳ, chi phí tài chính của công ty ở mức 73 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3% so với cùng kỳ năm trước lên 52 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2019, biên lợi nhuận gộp của Thủy sản Minh Phú cũng sụt giảm so với cùng kỳ, từ 13,7% về 11%. Theo đó, lợi nhuận gộp 9 tháng ở mức 1.402 tỷ đồng, giảm 19% so với 9 tháng đầu năm 2018. MPC báo lãi sau thuế sụt giảm tới 43% so với cùng kỳ về mức 390,7 tỷ đồng, dù chi phí tài chính được tiết giảm đáng kể gần 20% so với kỳ trước. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 36% về còn hơn 387 tỷ đồng.
Tại ngày 30/09/2019, tổng tài sản của MPC đạt hơn 9.036 tỷ đồng, xấp xỉ bằng mức đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tỷ trọng hơn 82% tổng tài sản.
Đáng chú ý, đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn) thời điểm này ghi nhận con số gấp đôi so với đầu kỳ, đạt 1.082 tỷ đồng. Tính hết quý III/2019, vốn, nợ phải trả của MPC chiếm 40,4% cơ cấu, ở mức 3.654 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngắn hạn ở mức 2.845 tỷ đồng, giảm gần 16% so với đầu năm.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
Vợ chồng 'vua tôm' Minh Phú 'ra tay hàng trăm tỷ đồng giải quyết vấn đề nguyên liệu
Nếu tình hình thiếu hụt nguyên liệu vẫn chưa được cải thiện, khả năng giao các đơn hàng nhanh chóng đến người mua của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) sẽ bị giới hạn.
Ngày 16/11 vừa qua, HĐQT Minh Phú đã thông qua việc đầu tư thêm 280 tỷ để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An lên 720 tỉ đồng, nhằm thực hiện chiến lược nuôi tôm của Tập đoàn.
Cụ thể, phía Minh Phú cho biết việc đầu tư thêm nhằm mục đích thúc đẩy khả năng sản xuất của Minh Phú Lộc An từ 2 - 3 vụ/năm lên mức 4 - 5 vụ/năm.
Việc tăng sản lượng tôm của Minh Phú là điều bức thiết, đặt giữa bối cảnh xuất khẩu tôm của Công ty trong tháng 9/2019 sụt giảm do thiếu nguồn nguyên liệu, nhà máy thiếu nguồn lực để sản xuất.
Trước đây, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 6/2019, Chủ tịch Minh Phú - ông Lê Văn Quang cũng cho hay vào giai đoạn đầu năm nay do nắng nóng kéo dài nên người dân không dám thả nuôi tôm, đến tháng 5 thì trời mưa nên họ cũng không thả thêm.
Nguồn cùng nguyên liệu của Minh Phú vào đầu năm vì thế mà thiếu, dẫn đến việc Công ty phải mua nguyên liệu rất cao để tối đa hóa công suất nhà máy, dẫn đến lợi nhuận suy giảm trong quý 1/2019.
Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đã ảnh hưởng đáng kể đến Minh Phú. Giá trị xuất khẩu trong tháng 9 năm nay chỉ đạt 60 triệu USD, tương ứng giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh số xuất khẩu sang Mỹ sụt đến 59% xuống còn 18,7 triệu USD, khiến thị trường này từ việc là một trong những người mua lớn nhất giờ đây chỉ ngang hàng với Nhật Bản và các nước khác.
Nếu tình hình thiếu hụt nguyên liệu vẫn chưa được cải thiện, khả năng giao các đơn hàng nhanh chóng đến người mua của Minh Phú sẽ bị giới hạn và do đó cũng giới hạn luôn lượng đơn đặt hàng mới vào những tháng cuối năm.
Về kết quả kinh doanh quý 3/2019, ghi nhận tại BCTC doanh nghiệp, Minh Phú đạt doanh thu thuần xấp xỉ 5,213 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng sụt giảm 23%, đạt gần 231 tỉ đồng.
Kết thúc quý 3, theo đà giảm của lãi gộp, MPC báo lãi sau thuế giảm 33% về còn hơn 236 tỷ đồng. Lãi sau thuế cổ đông Công ty mẹ cũng theo đó giảm 23% về mức 230.5 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính của Công ty ở mức 73 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3% so với cùng kỳ năm trước lên 52 tỷ đồng.
Về mặt nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 40.4% cơ cấu, ở mức 3,654.1 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngắn hạn ở mức 2,845.2 tỷ đồng, giảm gần 16% so với đầu năm.
Dung Hoàng
Theo nguoiduatin.vn
Cổ phiếu trượt dài, vốn hoá 'Vua tôm' bị thổi bay 2.700 tỷ đồng Lợi nhuận 9 tháng của Minh Phú giảm gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái khiến cổ phiếu MPC kém hấp dẫn và tụt dốc từ đầu năm. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú, mã chứng khoán MPC) vừa công bố cho thấy doanh nghiệp được mệnh...