Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu công khai hiện diện ở Đài Loan kể từ năm 1979
Đài Loan ngày 9.11 xác nhận với truyền thông rằng thủy quân lục chiến Mỹ đã tới hòn đảo, bắt đầu tham gia huấn luyện binh sĩ Đài Loan trong 4 tuần, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ công khai đưa lính thủy đánh bộ đến Đài Loan kể từ năm 1979.
Thủy quân lục chiến Mỹ.
Kể từ ngày 9.1, Marine Raiders, đơn vị đặc nhiệm của Thủy quân lục chiến Mỹ, sẽ bắt đầu huấn luyện lính thủy đánh bộ Đài Loan. Nội dung huấn luyện bao gồm xâm nhập chớp nhoáng bằng tàu cao tốc. Cuộc diễn tập diễn ra ở căn cứ Tsoying, Cao Hùng, Đài Loan, theo Taiwan News.
Đây là lần đầu tiên binh sĩ Đài Loan tham gia huấn luyện với binh sĩ nước ngoài kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các hoạt động trao đổi và huấn luyện quân bị hoãn lại cách đây 8 tháng.
Bộ Tư lệnh hải quân Đài Loan tuyên bố sự kiện này là “hoạt động trao đổi quân sự Mỹ-Đài Loan bình thường”. Đài Loan mong muốn thông qua cuộc trao đổi quân sự này, binh sĩ nước này có thể cải thiện đáng kể năng lực chiến đấu.
Video đang HOT
Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận.
Lính thủy đánh bộ Mỹ đặt chân đến Đài Loan đã trải quá quá trình cách ly kéo dài 2 tuần tại khách sạn, trước khi bắt đầu huấn luyện.
“Để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, hoạt động hợp tác và trao đổi quân sự giữa Đài Loan và Mỹ đang diễn ra bình thường”, Đài Loan cho biết, không tiết lộ thêm chi tiết nội dung cuộc trao đổi quân sự.
Đây là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Mỹ công khai hiện diện ở Đài Loan sau 40 năm. Năm 1979, Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để công nhận Trung Quốc.
Thủy quân lục chiến Mỹ được điều đến Đài Loan là các binh sĩ đặc nhiệm tinh nhuệ, thuộc đơn vị Marine Raiders. Trong quá khứ, Mỹ cũng từng đưa các binh sĩ thuộc lực lượng này đến Đài Loan tham gia diễn tập, nhưng không công khai và không mang phù hiệu.
Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện trên tàu bơm hơi.
Thủy quân lục chiến Mỹ được kì vọng sẽ cải thiện năng lực tác chiến đổ bộ của Đài Loan. Hồi tháng 7, trong khi binh sĩ Đài Loan diễn tập đổ bộ bằng tàu cao tốc ở ngoài thành phố Cao Hùng, 2 trong số 8 tàu cao tốc bị lật, dẫn đến 3 người chết và 1 người bị thương. Sự việc đặt dấu hỏi rằng liệu Đài Loan có tổ chức lại các cuộc diễn tập tương tự hay không.
Hải quân Đài Loan đã dành 28,8 triệu USD để nâng cao năng lực chiến đấu và chống khủng bố của thủy quân lục chiến, được bổ sung thêm nhiều khí tài quân sự.
Mỗi tiểu đoàn của trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ bao gồm 4 đại đội và mỗi đại đội có hơn 100 binh sĩ với khả năng hoạt động đặc biệt. Trung đoàn lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ trinh sát và tham gia tác chiến đổ bộ hạng nhẹ, thông qua nhiều loại tàu, đặc biệt là xuồng cao su.
Một cuộc chiến Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương sẽ diễn ra thế nào?
Chiến tranh Mỹ - Trung sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra, khi hai cường quốc hàng đầu thế giới này liên tục đối đầu nhau trên nhiều lĩnh vực. Thủy quân lục chiến Mỹ đương nhiên cũng muốn biết kết quả và họ đã tìm cách để có câu trả lời.
Trực thăng V-22 Osprey của thủy quân lục chiến Mỹ
Nói một cách ngắn gọn, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ xuất hiện nhanh chóng, khai hỏa vũ khí vào tàu địch và biến mất ngay sau đó. Nghe có vẻ không giống quân đội Mỹ xưa nay.
Tuy nhiên, theo National Interest, nội dung này là một phần của cuộc tập trận Noble Fury, các thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 đã thực hành các kỹ thuật tấn công đảo có thể được sử dụng trong một cuộc chiến trong tương lai ở Thái Bình Dương. Trong cuộc tập trận, thủy quân lục chiến bay trên các máy bay lên thẳng V-22 Osprey và đổ bộ lên Ie Shima, một hòn đảo nhỏ nằm ngay phía tây Okinawa của Nhật Bản.
Với sự trợ giúp trên không của trực thăng tấn công AH-1Z, hơn một trăm lính thủy đánh bộ Mỹ đã mô phỏng việc chiếm một sân bay của đối phương và bảo vệ hòn đảo. Sau khi đẩy lùi một cuộc phản công mô phỏng của đối phương, Thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến hành một cuộc xâm nhập vào ban đêm, đưa hệ thống pháo binh cơ động cao HIMARS vào nhanh chóng.
"Trong bóng tối, một bệ phóng HIMARS cùng với Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 12 Thủy quân lục chiến được không vận vào sân bay vừa chiếm được trên vận tải cơ MC-130J của Lực lượng Không quân vào đêm hôm đó," một tường thuật của Thủy quân lục chiến Mỹ kể lại chi tiết.
"Khi hạ cánh, Thủy quân lục chiến nhanh chóng định vị bệ phóng HIMARS để mô phỏng nhiệm vụ tấn công chính xác, tầm xa với thông tin mục tiêu nhận được và điều phối khi trên máy bay đang bay. Vài phút sau, HIMARS đã trở lại máy bay để di chuyển đến điểm bắn tiếp theo ở một địa điểm khác. "
Sau khi đưa dàn phóng HIMARS thoát khỏi trận địa thành công, trực thăng vận tải hải quân CH-53E Super Stallions đến đón lính thủy đánh bộ và rời đảo.
Mặc dù trong trường hợp này, thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng hệ thống pháo di động HIMARS, nhưng trong một cuộc chiến tầm gần thực tế ở Thái Bình Dương, một hệ thống tên lửa khác có thể được sử dụng. Đó có thể là tên lửa tấn công hải quân (NSM) mới của thủy quân lục chiến. Mặc dù chủ yếu được Hải quân Mỹ sử dụng như một loại vũ khí chống hạm, nhưng Thủy quân lục chiến có kế hoạch sử dụng NSM trên đất liền.https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/mot-cuoc-chien-mytrung-o-thai-binh-duong-se-dien-ra-the-nao-1738905.tpoCác sửa đổi đối xe chiến đấu hạng nhẹ JLTV của Lục quân-Thủy quân lục chiến Mỹ cho phép chúng mang theo mỗi xe một cặp tên lửa NSM. Những chiếc JLTV được sửa đổi này - không có buồng lái và được điều khiển từ xa - sẽ có khả năng đổ bộ nhanh chóng từ trên không, bắn vào mục tiêu trên biển và quay trở lại máy bay. Ngoài ra, chúng có thể được thả xuống, triển khai trong thời gian dài hơn và tận dụng khả năng off-road. Chúng có thể sẽ được bố trí bí mật trên các hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương trong thời gian dài hơn.
Cuộc tập trận mới nhất này chỉ là bài mới nhất trong sứ mệnh của thủy quân lục chiến Mỹ để trở nên gọn gàng hơn và nhanh hơn. Ngoài những chiếc JLTV mang tên lửa đã được sửa đổi, lực lượng này cũng đã tiến hành giải tán toàn bộ các tiểu đoàn xe tăng. Cuối cùng, họ cũng đã bắt đầu trang bị xe đổ bộ tấn công được chờ đợi từ lâu.
Sau cuộc tập trận, trợ lý chỉ huy Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Đại tá Jason Perry giải thích ý định của lực lượng, nói rằng bằng cách "tận dụng khả năng tương tác của chúng tôi với các lực lượng khác và đồng minh, chúng tôi có thể ngăn chặn và đánh bại bất kỳ kẻ thù nào đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực.
Thông điệp của ông Tập khi lệnh quân đội sẵn sàng chiến đấu Ông Tập yêu cầu các binh sĩ Thủy quân lục chiến sẵn sàng cho chiến tranh, nhưng đối tượng ông muốn hướng tới là Mỹ và Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 13/10 tới thăm căn cứ Thủy quân lục chiến của quân đội Trung Quốc (PLA) tại Quảng Đông, yêu cầu các binh sĩ "toàn tâm toàn ý...