Thủy điện vô can trong vụ xả nước khiến một học sinh mất tích?
Liên quan vụ học sinh lớp 4 bị nước cuốn trôi, ông Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên – cho biết, không thể đổ lỗi cho nhà máy thủy điện vì từ trước tới nay nhà máy vẫn xả nước, đóng điện theo đúng lịch trình cố định.
Như Dân trí đã thông tin, sáng ngày 13/4, 7 em học sinh tiểu học của bản Noong Quài, xã Ta Gia khi đang vượt sông đến trường thì bất ngờ nước sông tràn cuốn trôi cả nhóm. 6 em may mắn được 2 người lớn cứu sống; riêng em Sùng Thị Dở bị nước cuốn trôi mất tích.
Ông Trần Quang Chiến – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) – cho biết, tại khu vực xảy ra sự cố đã có một bến đò để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con địa phương. Trong chế độ học sinh bán trú, mỗi lần về nhà hoặc đến trường, các em đều được cấp tiền đi đò, nhưng hôm đó do thấy nước sông cạn nên những học sinh này đã chủ quan không đi đò mà lội bộ sang.
Khi các em đi đến giữa dòng thì đúng lúc nhà máy thủy điện Bản Chát phía thượng nguồn sông Nậm Mu xả nước để phát điện. Nước lũ bất ngờ nước đổ về, dâng cao cuốn trôi em Sùng Thị Dở.
Theo ông Chiến, trường tiểu học bán trú mà các em này đang theo học chỉ cách bến đò khoảng 2km. Cuối tuần về nhà các em đều được giáo viên đưa lên đò qua sông an toàn rồi giáo viên mới quay về trường. Khi đến trường, phụ huynh là người có trách nhiệm đưa các em lên đò. Tuy nhiên do cha mẹ để các em tự đi nên đã xảy ra tai nạn.
Video đang HOT
Cũng theo ông Chiến, khúc sông cạn nằm ở phía hạ lưu Nhà máy thủy điện Bản Chát nhưng cũng nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Huội Quảng. Do nhà máy thủy điện Huội Quảng chưa ngăn dòng nên bà con vẫn có thể qua lại được. Thông thường nhà máy thủy điện sẽ phát điện vào buổi tối và sáng hôm sau.
“Từ trước tới nay, phía nhà máy thủy điện đã có thông báo tới các ban ngành, tuyên truyền cho bà con không lội qua sông. Chúng tôi cũng thường xuyên giao cho các giáo viên thông báo việc này tới từng lớp học, từng em học sinh” – ông Chiến cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên – cho biết: “Không thể đổ lỗi cho phía nhà máy thủy điện được vì từ trước tới nay nhà máy vẫn xả nước, đóng điện theo đúng lịch trình cố định. Phía nhà máy cũng thường xuyên có những thông báo cụ thể tới từng trường học chứ không phải bất ngờ xả lũ. Đây là sự chủ quan từ chính phụ huynh lẫn các em học sinh khi để trẻ nhỏ tự vượt sông tới trường”.
Khúc sông này thường xuyên xảy ra tai nạn và có nhiều người bị cuốn trôi, lãnh đạo xã đã nhiều lần kiến nghị xây dựng cầu treo cho bà con đi lại nhưng chưa có kết quả. Về vấn đề này, ông Hải cho rằng: “Khu vực này chỉ là một lối tắt để bà con vượt sông Nậm Mu, muốn vượt sông đã có bến đò máy. Còn với địa hình phức tạp, bà con sống thưa thớt nên không thể đầu tư xây dựng cầu treo vào bản chỉ có ba chục hộ dân. Nếu đi lại bằng xe máy thì cách đó vài cây số đã có cầu treo kiên cố và trục đường chính”.
Hiện để phục vụ công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích, Nhà máy thủy điện Bản Chát đã dừng xả nước, đóng hai tổ máy để hạn chế dòng chảy. Huyện Than Uyên và xã Ta Da đã huy động lực lượng dân quân tự vệ, công an viên và thanh niên tích cực tìm kiếm bằng cách dùng lưới vét kéo hai bên bờ sông Nậm Mu, đoạn từ xã Ta Da đến xã Khoen On để có thể phát hiện học sinh mất tích trong thời gian sớm nhất có thể.
Quốc Cường – Xuân Thái
Theo Dantri
Nghệ An: Không có chuyện cầu treo Khe Lẻ sập xuống suối
Chiều 5/4, lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An khẳng định: không có chuyện cầu treo bắc qua Khe Lẻ tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) bị sập trong lúc thi công mà chỉ bị nghiêng sang một bên do thay tăng đơ.
Trao đổi với PV Dân trí, chiều 5/4, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An khẳng định: Cầu treo bắc qua Khe Lẻ không phải bị sập như một số thông tin báo chí đã đăng tải.
Theo ông Kỳ, nguyên nhân của sự việc là do trong quá trình kiểm tra, rà soát hệ thống cầu treo trên địa bàn, Sở GTVT Nghệ An phát hiện nhà thầu sử dụng tăng đơ căng cáp tại cầu treo Khe Lẻ không đúng với thiết kế nên đã yêu cầu nhà thầu thay lại. Quá trình thay tăng đơ, một bên cáp chùng xuống, mặt cầu vặn nghiêng và làm rơi một số miếng ván xuống khe.
"Đây chỉ là một sự việc nhỏ, không có thương vong về người và thiệt hại về tài sản không đáng kể. Đến nay nhà thầu đã tự khắc phục, không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công cầu", ông Kỳ khẳng định.
Một chiếc cầu treo tại xã Môn Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An)
Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn Lương Đình Hoa cũng cho biết: Vào khoảng 12h ngày 3/4, trong quá trình thi công, tổ thợ vừa mới kéo xong dây cáp bên phải cầu, đang kéo dây cáp bên trái thì gặp trời mưa lốc nên phải chạy vào trú mưa.
Sau trời mưa, tổ thợ ra thi công tiếp thì phát hiện cầu bị vặn nghiêng, mất thăng bằng, một số tấm ván bị rơi xuống suối chứ không có sự việc sập cầu.
"Cầu treo Khe Lẻ được khởi công từ tháng 9/2013 nối bản Búng và bản Cồn (bản của người Đan Lai). Mới đây, đoàn kiểm tra cấp trên đi kiểm tra cầu treo thì phát hiện một số thiết bị làm cầu không đúng với quy định, thiết kế nên buộc phải tiến hành sửa lại. Trong lúc nhóm thợ thay tăng đơ thì bị vặn nghiêng. Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện để có hướng khắc phục, xử lý", ông Hoa nói.
Cầu treo đang được thi công sửa chữa lại là cầu treo loại nhỏ bắc qua lòng Khe Lẻ cách Quốc lộ 7 hơn 40km, cách xã Môn Sơn 20km, giáp biên giới Việt - Lào. Cầu có trọng tải 2,5 tấn, dài 102m, rộng 2,5m. Dự án do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng.
Nguyễn Duy - Doãn Hòa
Theo Dantri
Cầu treo... treo đến bao giờ Chậm tiến độ hơn 1 năm nay nhưng cầu treo Kẻ Nính, xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) vẫn đang còn dang dở khi chỉ mới hoàn thành khoảng trên 50% khối lượng công việc. Ngày 20/10/2011, người dân các bản bên kia sông Hiếu, thuộc xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu hết sức phấn khởi khi cầu treo Kẻ...