Thụy Điển tặng 3 triệu liều vaccine cho COVAX
Thụy Điển tuyên bố đóng góp ít nhất 3 triệu liều vaccine Covid-19 cho chương trình COVAX trong năm 2021, gấp ba lần cam kết ban đầu.
“Với cam kết này, Thụy Điển sẽ đóng góp nhiều hơn phần của mình trong mục tiêu của Liên minh châu Âu nhằm chia sẻ ít nhất 100 liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm nay”, chính phủ Thụy Điển cho biết trong tuyên bố ngày 24/5.
Mức đóng góp vaccine của Thụy Điển cho sáng kiến COVAX lần này cao gấp ba lần cam kết tặng một triệu liều được đưa ra hồi đầu tháng.
COVAX được ủng hộ bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Liên minh Toàn cầu vì Vaccine và Miễn dịch (GAVI). Chương trình đặt mục tiêu đảm bảo 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho những quốc gia thu nhập thấp trước cuối năm 2021, nhưng đang gặp nhiều khó khăn do nguồn cung vaccine khan hiếm.
Video đang HOT
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca thuộc chương trình COVAX được chuyển từ Congo đến Ghana vào ngày 7/5. Ảnh: Reuters.
Trong tuyên bố ngày 4/5, Thụy Điển cam kết quyên tặng 1 triệu liều vaccine AstraZeneca cho COVAX. Vào thời điểm đó, Thụy Điển là thành viên thứ hai trong EU, sau Pháp, tuyên bố hỗ trợ sáng kiến quyền tiếp cận bình đẳng vaccine Covid-19. Bộ Ngoại giao Thụy Điển đầu tháng 5 khẳng định việc quyên góp không ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng Covid-19 toàn quốc.
Quốc gia Bắc Âu này tạm ngưng sử dụng vaccine AstraZeneca vào tháng 3, sau khi một số nước châu Âu ghi nhận biến chứng đông máu ở người được tiêm chủng.
Thụy Điển tập trung tiêm vaccine Covid-19 cho người trên 65 tuổi. Chính phủ khẳng định đã đặt mua vaccine nhiều hơn nhu cầu, bao gồm cả trường hợp mở rộng chương trình tiêm chủng vào mùa thu năm nay.
Tính đến ngày 15/5, Thụy Điển đã triển khai hơn 4,3 triệu mũi vaccine Covid-19 trên cả nước. Cơ quan y tế Thụy Điển thống kê hơn 1 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 14.300 ca tử vong từ đầu năm 2020 đến ngày 25/5.
WHO đã liên tục kêu gọi nhóm nước giàu chia sẻ vaccine Covid-19 dư thừa cho các nước thu nhập thấp, tập trung hỗ trợ chủng ngừa nhân viên y tế tuyến đầu. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 10/5 lưu ý những nước thu nhập thấp dù chiếm đến 47% dân số thế giới đang chỉ được tiếp cận 17% lượng vaccine toàn cầu. Ông cảnh báo bất bình đẳng vaccine là một trong những lực cản lớn nhất đối với nỗ lực chấm dứt đại dịch.
Trung Quốc tán thưởng phát ngôn của Hun Sen
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đánh giá cao tuyên bố "Không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?" của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
"Chúng tôi đánh giá cao tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Ông là một chính khách kỳ cựu và là một người bạn tốt của Trung Quốc. Với cái nhìn sâu sắc về chính trị và tầm nhìn chiến lược, ông luôn giữ quan điểm khách quan trong các vấn đề lớn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm nay, khi được hỏi về quan điểm "Không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?" của Thủ tướng Campuchia.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu cho biết thêm Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ với Campuchia và hai nước cũng cam kết tiếp tục xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống.
"Như những lời Thủ tướng Hun Sen đã nói, sự giúp đỡ của Trung Quốc với Campuchia là chân thành và không ràng buộc", phát ngôn viên Triệu Lập Kiên khẳng định, thêm rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ Campuchia trong khả năng của mình.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á tổ chức trực tuyến hôm 20/5, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng những chỉ trích về việc Phnom Penh quá phụ thuộc vào Bắc Kinh là "không công bằng".
"Không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai? Không hỏi Trung Quốc thì hỏi ai?" ông nói.
Thủ tướng Campuchia cho biết thêm nếu không có Trung Quốc giúp đỡ, nước này có lẽ đã không thể có vaccine Covid-19 cho người dân. Một phần vaccine của Campuchia nhận được từ chương trình Covax của Liên Hợp Quốc, nhưng phần lớn nguồn cung đến từ Trung Quốc, Hun Sen nhấn mạnh.
Trung Quốc là nước bảo trợ chính trị quan trọng và cung cấp viện trợ lớn nhất cho Campuchia. Quốc gia này đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Campuchia.
Hội đồng Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên toàn cầu Các nước Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên của Trái Đất và bảo vệ hòa bình trong khu vực trong bối cảnh tầm quan trọng về địa, chính trị ở khu vực này ngày một gia tăng. Cam kết trên được đưa ra ngày 20/5 tại hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực (gồm...