Thụy Điển ngược dòng thế giới giữa đại dịch
Tại Thụy Điển, các khu trượt tuyết mở, nhà hàng tấp nập và trung tâm thương mại tràn ngập người mua sắm. Dường như không có mấy thay đổi trong xã hội so với trước đại dịch.
Thụy Điển được coi là quốc gia cuối cùng còn kiên định trong một số ít các quốc gia phương Tây có cách tiếp cận hoàn toàn khác với đại dịch Covid-19.
Trong khi đời sống xã hội châu Âu và của phần lớn nước Mỹ hiện chỉ giới hạn sau cách cửa nhà khi các chính phủ áp đặt biện pháp hạn chế di chuyển ngày càng quyết liệt, Thụy Điển vẫn để các văn phòng và cửa hàng mở cửa, chỉ đưa ra các khuyến nghị thay vì lệnh hạn chế và chờ xem điều gì xảy ra tiếp theo.
Các doanh nghiệp, trường mẫu giáo và trường học vẫn mở. Sau một mùa đông dài, các quán cà phê và quán bar ngoài trời ở Stockholm đang tràn ngập khách vào thời điểm cuối tuần, trong khi khu phố cổ nổi tiếng của thành phố này cũng thu hút rất đông người dân địa phương tới thăm nhân tiết trời đẹp.
Ngoài ra, các quy định bắt buộc duy nhất là không tụ họp trên 50 người và yêu cầu các quán bar và nhà hàng chỉ phục vụ khách hàng ngồi bàn để tránh quá đông.
Một cách tiếp cận khác
Anh và Hà Lan cũng từng xem xét việc cho phép virus lây lan trong dân số một cách có kiểm soát để tạo miễn dịch tự nhiên. Cả hai quốc gia này đã bỏ suy nghĩ đó ngay lập tức khi các chuyên gia cảnh báo họ có thể phải đối mặt với viễn cảnh hàng trăm nghìn người chết và một hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải.
Vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu cách tiếp cận của Thụy Điển sẽ có đem lại một kết quả tích cực hay thảm khốc, nhưng cho đến nay, virus này chưa lan rộng tại quốc gia này. Thụy Điển, với 10 triệu dân, đã ghi nhận 4.028 ca nhiễm virus và 146 trường hợp tử vong vào ngày 30/3, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Áo, một quốc gia châu Âu có quy mô tương tự với khoảng 8,8 triệu người đang sống dưới lệnh phong tỏa toàn quốc đã có 9.200 trường hợp và 108 người chết.
Một quán bar ngoài trời vẫn mở tại Stockholm ngày 25/3. Ảnh: AP.
Anders Tegnell, nhà dịch tễ học và người thiết kế chính sách trên cho biết các tiếp cận này, giống như phương án ban đầu của Anh, là để virus lây lan càng chậm càng tốt trong khi bao bọc cho người già và nhóm người dễ tổn thương đến khi phần lớn dân số phát triển miễn dịch tự nhiên hoặc vaccine có sẵn.
Hai tuần tới sẽ xác định liệu cách tiếp cận của Thụy Điển có thể thành công không hay các nhà chức trách sẽ phải đương đầu với một đợt tăng ào ạt những ca nhiễm mới, Cecilia Sderberg-Nauclér, bác sĩ và giáo sư ngành vi sinh y học Viện nghiên cứu Karolinska cho biết.
Bà Cecilia dự đoán chính phủ sẽ buộc phải thay đổi cách tiếp cận vì virus đã vượt khỏi tầm kiểm soát do thiếu vắng các lệnh hạn chế cần thiết cũng như xét nghiệm. Các nước châu Á đã cố gắng tránh phong tỏa toàn quốc bằng cách dựa vào việc xét nghiệm hàng loạt để cô lập các trường hợp nhiễm bệnh và ngăn chặn sự lây lan, cô nói.
Thụy Điển có truyền thống lâu đời ủng hộ các hướng dẫn tự nguyện, thiên về khuyến khích người già tự cô lập và thanh niên giảm thiểu giao lưu xã hội, hơn là các biện pháp cưỡng chế. Tiến sĩ Tegnell cho rằng cách này dẫn đến sự tuân thủ cao hơn trong dân chúng.
“Hầu hết mọi người sẽ ở nhà nếu họ có các biểu hiện bệnh”, ông nói. “Chúng tôi muốn làm chậm dịch bệnh cho đến khi Thụy Điển trải qua một đỉnh dịch, và nếu mức đỉnh này không quá tồi tệ, chúng ta có thể tiếp tục”.
Không giống như ở Mỹ, có rất ít dấu hiệu phản ứng từ dân chúng đối với cách tiếp cận tự nguyện này. Một cuộc thăm dò của Novus tuần trước cho thấy 80% người dân đồng tình với bài phát biểu của Thủ tướng Stefan Lfven, trong đó ông kêu gọi trách nhiệm cá nhân của mỗi công dân trưởng thành để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven thông báo sẽ đóng cửa các trường đại học và trung học. Không có thông báo nào về các trường cấp thấp hơn như mẫu giáo và tiểu học. Trong ảnh, người dân ngồi ăn trong một nhà hàng tại Stockholm hôm 25/3. Ảnh: A P.
Những lo ngại về lây lan vượt kiểm soát – viễn cảnh cận kề
ỞStockholm cuối tuần vừa qua, đã có nhiều người bắt đầu tránh các không gian kín hơn cuối tuần trước, trong khi khách du lịch ngồi cách xa nhau trên các phương tiện giao thông công cộng. Một số người dân Stockholm đang chọn ở nhà trong khi và nhiều người trượt tuyết đã hủy kế hoạch tới các khu resort trượt tuyết nổi tiếng như Are. Số người sử dụng tàu điện ngầm và xe công cộng đã giảm 50% vào tuần trước, theo số liệu của Storstockholms Lokaltrafik, công ty vận tải công cộng.
Một số chuyên gia và quan chức châu Âu, bao gồm Ansgar Lohse, bác sĩ nổi tiếng người Đức và Patrick Vallance, cố vấn khoa học cho chính phủ Anh đã ca ngợi cách tiếp cận này. Nhưng ngay cả một số chuyên gia uy tín cũng cho rằng kết quả tương tự khó có thể lặp lại bên ngoài phạm vi Bắc Âu.
Trong văn hóa Thụy Điển, họ lưu ý, sự tương tác giữa các thế hệ không thường xuyên như nhiều nơi khác, chẳng hạn như Italy. Theo dữ liệu chính thức, số người sống một mình chiếm hơn một nửa số hộ gia đình Thụy Điển. Điều này có nghĩa có ít nguy cơ người trẻ tuổi truyền virus sang những người lớn tuổi hơn trong gia đình.
Điều này cũng có thể giải thích tại sao có một số lượng tử vong bất thường trong cộng đồng dân Somalia tại nước này, nơi các thành viên gia đình có xu hướng sống trong các khu nhà chật chội ở các khu dân cư nghèo, với nhiều thế hệ sống cùng một nhà và ít được tiếp cận với thông tin từ chính phủ.
Một số nhà kinh tế Thụy Điển cũng chỉ trích chiến lược của chính phủ là thiển cận, cảnh báo rằng chi phí cho dịch bệnh khi vượt ngoài tầm kiểm soát có thể vượt xa lợi ích của việc tránh phong tỏa trong thời gian ngắn.
Người dân ngồi trong một quán bar tại Stockholm hôm 25/3. Ảnh: AP
Tuy nhiên, những người tỏ ra lo lắng nhiều nhất là các nhà khoa học và bác sĩ. Một số lo ngại rằng các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng sớm và nhanh chóng. Phòng khám Huddinge ở Stockholm đã mua các container lạnh để lưu trữ các thi thể trong trường hợp số người chết leo thang như ở các nước khác, các ca phẫu thuật không khẩn cấp được tạm ngừng trong khi chính quyền địa phương cho dựng nhiều bệnh viện dã chiến tại Stockholm.
“Đây là một thử nghiệm lớn và đầy rủi ro và toàn dân có thể phải nhận kết cục thảm khốc”, Mitch Joacim Rocklv, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Umea và là một trong nhiều nhà khoa học đang vận động chính phủ thay đổi cách tiếp cận dịch, cho biết.
“Thật nguy hiểm khi để mọi người tự quyết định nên làm gì mà không có bất kỳ hạn chế nào. Có thể thấy trường hợp của các quốc gia khác rằng đây là một căn bệnh nghiêm trọng, và Thụy Điển không khác gì các quốc gia khác cả”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Rocklv, cho thấy rằng việc theo đuổi phương án miễn dịch tập thể mà không ngăn chặn sự lây lan của virus sẽ gây quá tải các bệnh viện và dẫn đến tới số lượng ca tử vong lớn trong tương lai gần. Ông hoài nghi rằng những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm bệnh không được bảo vệ một cách hiệu quả.
Fredrik Elgh, giáo sư virus học tại Đại học Umea thì cho rằng chính sách hiện tại thật đáng sợ và kêu gọi Stockholm ban hành lệnh cách ly nghiêm khắc.
“Chúng ta sẽ bị choáng ngợp bởi số các ca bệnh khi đi tiếp theo đường cong dịch”, ông nói.
Mexico đi ngược với toàn thế giới trong dịch Covid-19
Theo New York Times, trong bối cảnh các nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn Covid-19, Mexico lại tỏ ra bình tĩnh và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Tiết lộ các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới năm 2020
Bản đồ Rủi ro Du lịch mới đã tiết lộ các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới vào năm 2020.
Libya và Somalia là những nơi nguy hiểm nhất trên Trái Đất vào năm 2020, theo bản đồ mới thiết kế cho khách du lịch nhằm cảnh báo về rủi ro ở nước ngoài. Những nơi an toàn nhất được gọi tên là Phần Lan, Na Uy, Iceland và các quốc gia Bắc Âu khác.
Bản đồ Rủi ro Du lịch (Travel Risk Map) năm nay được tạo ra bởi các chuyên gia rủi ro toàn cầu International SOS, xếp hạng sự an toàn của các quốc gia theo 3 tiêu chí khác nhau bao gồm Y tế, An ninh và An toàn đường bộ.
Libya, Somalia đều xếp hạng thấp trong cả 3 tiêu chí cùng với Afghanistan và Venezuela. Điều đó có nghĩa là các quốc gia này nguy hiểm nhất thế giới. Ngược lại, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và Greenland đều được coi là có nguy cơ thấp về các vấn đề y tế, an ninh và an toàn đường bộ. Đây là những đất nước an toàn nhất.
Bản đồ rủi ro y tế toàn cầu với minh họa nơi có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe và bệnh tật cao nhất là màu đỏ và thấp nhất màu xanh lá cây. Ảnh: International SOS.
Khi nói đến sức khỏe, những nơi du khách có nguy cơ mắc vấn đề y tế hoặc bệnh tật cao nhất bao gồm các quốc gia châu Phi như Nigeria, Guinea, Sierra Leone, Liberia, Nam Sudan, Eritrea và Cộng hòa Trung Phi. Yemen cũng là quốc gia tiềm ẩn rủi ro cao khi nói đến sức khỏe cùng với Syria và Triều Tiên.
Cuối bảng xếp hạng này, những nơi có nguy cơ mắc bệnh thấp hầu hết ở châu Âu, Canada, Mỹ, New Zealand, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bản đồ rủi ro an ninh toàn cầu đánh dấu những quốc gia có rủi ro không đáng kể bằng màu xanh nhạt, các quốc gia có rủi ro cao và cực cao là màu đỏ và đỏ sẫm. Ảnh: International SOS.
Về an ninh, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mối đe dọa gây ra cho du khách bằng bạo lực chính trị (bao gồm khủng bố và nổi loạn), bất ổn xã hội và tội phạm bạo lực.
Các quốc gia nguy hiểm với du khách là Afghanistan, Syria, Yemen, Iraq, Somalia, Libya và một phần của Nigeria. Những nơi rủi ro an ninh không đáng kể bao gồm Na Uy, Greenland, Phần Lan, Iceland, Thụy Sĩ và Slovenia.
Bản đồ phân loại các quốc gia theo rủi ro an toàn đường bộ, với màu hồng nhạt là rủi ro thấp nhất và nâu đậm là cao nhất. Ảnh: International SOS.
Khi nói đến an toàn đường bộ, Thái Lan, Belize, Arab Saudi, Nam Phi, Namibia và nhiều quốc gia châu Phi khác tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất. Hầu hết châu Âu được xếp hạng là có rủi ro thấp cùng với Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Theo news.zing.vn
Quốc gia có cách chống Covid-19 "lạ đời" nhất châu Âu Quốc gia châu Âu này đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì cách tiếp cận và những biện pháp chống dịch Covid-19 được cho là mới mẻ và lạ lùng so với những quốc gia cùng khu vực. Khi Covid-19 bắt đầu tấn công châu Âu, hầu hết các quốc gia thuộc châu lục này đều có những biện...