Thủy điện, hồ chứa lớn nhất Huế điều tiết lũ, sẵn sàng sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người dân khỏi những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để đảm bảo an toàn.
Chiều 17/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo dự báo, từ hôm nay đến hết ngày 18/10, địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-250mm, có nơi trên 350mm.
Sáng cùng ngày, mực nước trên sông Hương tại Kim Long 0,92m, dưới báo động động 1 là 0,08m; sông Bồ, tại Phú Ốc 2,09m trên báo động 1 là 0,59m; đập Thảo Long 0,62m; mực nước sông Ô Lâu, tại Phong Bình 1,43m.
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ở những nơi nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Để đề phòng mưa lớn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu chủ hồ chứa thủy điện Bình Điền điều tiết nước qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến từ 70m3/s – 200m3/s. Thời gian tăng dần lưu lượng từ lúc 13h hôm nay.
Trước đó trong ngày 16/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu vận hành điều tiết hồ Tả Trạch (hồ chứa lớn nhất của tỉnh) qua tràn xả sâu và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 180-280m3/s.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế đề nghị UBND các huyện, thị xã và TP Huế triển khai công tác ứng phó với mưa lớn, phân công lãnh đạo xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Video đang HOT
Một số địa phương vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang bị ngập lụt cục bộ, nước lũ rút chậm.
Yêu cầu các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người dân khỏi những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt, chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu. Yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trong ngày 17/10, tại nhiều địa phương thấp trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế như các xã Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An, Quảng Thọ, Quảng Phú (huyện Quảng Điền) và một số xã của huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc… vẫn còn bị ngập lụt cục bộ, nước lũ rút chậm do đợt mưa lớn kéo dài trong những ngày trước đó.
Trước dự báo mưa lớn và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh xả lũ, hiện chính quyền và người dân các địa phương đang chuẩn bị phương án khi có nguy cơ lũ chồng lũ nhằm đảm bảo an toàn tài sản và các công trình
Huế sẽ làm kênh thoát lũ từ sông Bồ sang sông Hương
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nghiên cứu xây dựng một con kênh thoát nước từ sông Bồ dẫn sang sông Hương nhằm cắt lũ cho vùng hạ du.
Thừa Thiên Huế sẽ làm kênh thoát lũ dẫn nước từ sông Bồ sang sông Hương để thoát lũ cho vùng hạ du sông Bồ. Trong ảnh: trận lũ hồi tháng 10-2022 khiến đô thị Huế bên sông Hương bị ngập nặng - Ảnh: ĐỨC HIẾU
Chiều 9-12, tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương - chủ tịch UBND tỉnh - thông tin về phương án chống ngập cho thành phố Huế.
Trước đó, đại biểu Trần Quốc Thắng đã nêu vấn đề đợt mưa đầu tháng 12 vừa qua chưa phải là mưa quá lớn nhưng đã khiến nhiều địa phương như TP Huế, huyện Phú Lộc, huyện Quảng Điền... bị ngập lụt.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đình Đức - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết đợt mưa vừa rồi ở Huế là đợt mưa rất lớn và hiếm gặp trong vòng mấy chục năm qua. Riêng trong ngày 2-12, lượng mưa ghi nhận ở huyện Phú Lộc là hơn 650mm chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ.
Hậu quả của đợt mưa bất thường này khiến 3 người chết, gần 3.000 ngôi nhà ở Huế bị ngập.
Theo ông Đức, trong đợt mưa vừa rồi các hồ thủy lợi Tả Trạch và thủy điện Bình Điền (đầu nguồn sông Hương) chỉ tích nước, không xả lũ nên hạ nguồn sông Hương không bị ngập nặng.
Tuy nhiên ở đầu nguồn sông Bồ, lượng mưa quá lớn khiến hồ chứa thủy điện Hương Điền nhanh chóng đầy. Thủy điện này đã phải xả lũ 300 - 1.200m 3/s để đảm bảo an toàn và khiến hạ du con sông nước lên nhanh, gây lũ ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà...
"Qua theo dõi nhiều năm, chúng tôi thấy rằng để thoát lũ nhanh cho các khu vực thấp trũng ở vùng Quảng Điền, Hương Trà... thì phải chuyển nước từ sông Bồ sang sông Hương. Hiện nay mức báo động lũ trên sông Bồ cao hơn sông Hương đến tận 1m", ông Đức giải thích.
Theo ông Đức, để thoát lũ nhanh trên sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nghiên cứu để có dự án làm thêm nhiều kênh dẫn nước từ sông Bồ sang sông Hương bởi lũ trên sông Hương sẽ thoát ngay về cửa biển, còn ở sông Bồ sẽ về đầm phá, chậm hơn nhiều.
Người dân xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế lội lũ giữa mùa đông trong đợt mưa lớn bất thường đầu tháng 12 này - Ảnh: NHẬT LINH
Trả lời thêm về điều này, ông Nguyễn Văn Phương - chủ tịch UBND tỉnh - cho biết tỉnh đang cho nghiên cứu và sẽ sớm trình HĐND tỉnh đề án thực hiện xây dựng kênh dẫn dòng nước từ sông Bồ sang sông Hương tại khu vực xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Riêng về ngập lụt đô thị, ông Phương cho biết hiện nay tỉnh đang cho Viện quy hoạch xây dựng cùng các sở, ngành nghiên cứu, tìm phương án thoát lũ tối ưu cho khu vực đô thị Huế.
"Hiện nay hệ thống cống ngầm của hệ thống cải thiện môi trường nước phía Nam đang dần hoàn thiện. Sắp tới khi đưa vào hoạt động, hệ thống này sẽ góp phần vào việc cắt lũ cục bộ cho đô thị Huế", ông Phương khẳng định.
TP Huế muốn mời 'thần đèn' di dời căn biệt thự cổ số 26 Lê Lợi UBND TP Huế cho biết HĐND TP vừa thông qua việc lập dự án chỉnh trang một đoạn đường Lê Lợi, trong đó có dành một phần kinh phí để mời "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ có kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi. Theo UBND TP Huế, kinh phí dự kiến để dời ngôi biệt...