Thủy điện Gia Lai (GHC) dự kiến phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu giá 25.000 đồng/CP
Ngày 30/10 tới đây, CTCP Thủy điện Gia Lai (GHC – UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu.
Theo đó, Thủy điện Gia Lai dự kiến phát hành 10,25 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 2:1, tức 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, cứ 2 quyền được mua 1 cổ phiếu mới. Giá phát hành là 25.000 đồng/CP.
Trong khi đó, giá đóng cửa cổ phiếu GHC khi kết phiên 22/10 tại 35.000 đồng/CP. Như vậy, lượng cổ phiếu được phát hành ở trên có mức giá bằng 71% thị giá hiện tại.
Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ ngày 05/11/2020 đến ngày 19/11/2020, quyền mua được chuyển nhượng 1 lần. Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 05/11/2020 đến ngày 24/11/2020, chứng khoán đặt mua là loại tự do chuyển nhượng.
Video đang HOT
Hiện Công ty chưa có báo cáo tài chính quý III/2020. Kết thúc 6 tháng đầu năm, Thủy điện Gia Lai ghi nhận doanh thu 126,22 tỷ đồng, tăng 42,88% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 39,92 tỷ đồng, giảm 11,21% so với cùng kỳ.
Với kế hoạch kinh doanh cả năm là doanh thu 291,56 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 95,98 tỷ đồng, nửa đầu năm, GHC đã hoàn thành 43,29% kế hoạch doanh thu và 41,6% kế hoạch lợi nhuận.
Tiền thân của là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Gia Lai được thành lập từ năm 2002, Thủy điện Gia Lai hiện có vốn điều lệ 205 tỷ đồng. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh điện; đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ…
VN-Index mất gần 6 điểm, OIL giảm mạnh sau số lỗ khủng của quý 1
Chốt phiên 27/4, VN-Index giảm 5,89 điểm (-0,76%) xuống 770,77 điểm. VN30-Index giảm 0,74% còn 719,66 điểm, HNX-Index giảm 0,63%, trong khi UPCoM-Index tăng 0,39%.
Lực cung gia tăng nhưng chủ yếu trong nhóm vốn hóa lớn khiến sắc xanh vẫn chiếm ưu thế dù VN-Index giảm. Sàn HoSE ghi nhận 185 mã tăng, 55 mã đứng tham chiếu và 175 mã giảm. Tuy nhiên, trong nhóm VN30, sự chênh lệch thể hiện rõ hơn với 24/30 mã bluechip giảm giá.
Hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá. Như, VCB giảm 3%, BID giảm 2,5%, VIC giảm 1,1%. Các cổ phiếu khác như SAB, VNM về tham chiếu, FPT, PNJ, MWH, BVH đều chìm trong sắc đỏ.
Ở chiều ngược lại, VPB chỉ tăng còn 2,4% trước lực bán áp đảo đến từ nhóm nhà đầu tư nước ngoài với khối lượng bán ròng hơn 3,8 triệu đơn vị, CTD tăng 5,6% lên 64.000 đồng/cp...
Thị trường giảm điểm phiên đầu tuần.
Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp và cao su ghi nhận sự bứt phá với nhiều mã tăng trần. Có thể kể đến như SZL, SZC, D2D, SIP, PHR, GVR... Ngoài ra, nhóm thuỷ sản như MPC tăng 9,8%, VHC, ANV tăng trần.
Nhóm cổ phiếu dầu khí biến động mạnh trong phiên chiều. Đến 14h, OIL, PVB giảm hơn 5%, PVD giảm 3,9%, BSR giảm 3,3%, PVS giảm 1,7%. Ở chiều ngược lại, POW tăng hơn 3%.
Cổ phiếu OIL bị bán mạnh sau trong phiên chiều, dứt chuỗi tăng hơn 11% trước đó khi công ty công bố số liệu tài chính quý 1. Theo báo cáo tài chính, OIL lỗ trước thuế trong ba tháng đầu năm hơn 530 tỷ đồng, tăng đột biến so với cùng kỳ và nâng tổng mức lỗ lũy kế lên gần 1.200 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo công ty, tác động của COVID-19 khiến tính hình kinh doanh xăng dầu các đầu mối và OIL gặp nhiều khó khăn. Sản lượng kinh doanh trong quý 1 giảm 11%, sản lượng bán lẻ giảm 6%.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước 15 ngày đầu tháng 4 thấp hơn giá gốc hàng tồn kho tại ngày 31/3 khiến công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 275 tỷ đồng.
Anh Nhi
Công ty 'lên sàn' chứng khoán khi nào? Pháp luật về chứng khoán hiện quy định rất chặt chẽ về điều kiện để một công ty có thể "lên sàn" chứng khoán. Bạn đọc NNTT gửi câu hỏi về cho PLO với nội dung: "Công ty của em là công ty cổ phần kinh doanh bất động sản. Em làm đã lâu năm; thấy công ty lương, thưởng rất tốt so...