Thụy Điển ghi nhận tình trạng bài Do Thái gia tăng
Theo báo cáo của Hội đồng quốc gia Thụy Điển về Phòng chống tội phạm (BRA) công bố ngày 2/5, nước này đã tiếp nhận hơn 110 đơn khiếu nại về tình trạng bài Do Thái trong khoảng thời gian từ ngày 7/10 – 31/12/2023, tức tăng gấp 5 lần so với cùng thời điểm năm trước đó.
Người Hồi giáo Iraq tuần hành phản đối việc đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Baghdad, ngày 30/6/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Jon Lundgren, một điều tra viên tại BRA, cho biết hình thức thù ghét bài Do Thái gồm phát tán biểu ngữ và tuyên bố bài Do Thái trong các cuộc biểu tình, những tuyên bố mang tính đe dọa và hành vi phạm tội chống lại người có gốc Do Thái.
Làn sóng bài Do Thái đã lan rộng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại châu Âu, kể từ khi cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel bùng phát ngày 7/10 năm ngoái.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng bày tỏ lo ngại về hành vi bài Do Thái gia tăng bất thường tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian qua.
EC đã kêu gọi người dân đẩy lùi làn sóng bài Do Thái, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp các nước thành viên tăng cường các biện pháp an ninh, đồng thời bảo đảm các nền tảng trực tuyến nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai lệch và nội dung kích động bạo lực, thù hận, phân biệt chủng tộc.
Hàng trăm người biểu tình tấn công Đại sứ quán Thụy Điển tại Iraq
Rạng sáng 20/7, hàng trăm người biểu tình tại Iraq đã xông vào Đại sứ quán Thụy Điển tại thủ đô Baghdad, có những hành động quá khích và phóng hỏa cơ quan này để bày tỏ phản đối trước khả năng một vụ đốt kinh khác sẽ xảy ra tại Thụy Điển.
Người Hồi giáo Iraq tuần hành phản đối việc đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở Nassiriyah, ngày 30/6/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã có thông báo chính thức, cho biết các nhân viên đại sứ quán đều đã được an toàn, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Iraq có trách nhiệm bảo vệ các nhân viên ngoại giao đang làm việc tại nước này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Iraq ngay lập tức đã bày tỏ lên án hành động trên của những người biểu tình, đồng thời cho biết đã triển khai lực lượng an ninh để ổn định tình hình, cũng như nhanh chóng làm rõ vụ việc, xác định các đối tượng có hành vi quá khích và buộc những người này chịu trách nhiệm pháp lý.
Ngày 19/7, hãng thông tấn Thụy Điển TT đưa tin cảnh sát Thụy Điển đã cho phép một buổi tụ tập công khai bên ngoài Đại sứ quán Iraq tại Stockholm vào ngày 20/7. TT cho biết hai trong số những người tham gia sẽ có hành động đốt Kinh Koran và cờ Iraq, trong đó một người được cho là Salwan Momika - đối tượng đã thực hiện vụ đốt kinh hôm 28/6.
Theo nội dung trên Telegram do một nhóm ủng hộ Giáo sĩ dòng Shiite Moqtada Sadr đăng tải, cuộc biểu tình mới nhất này tại Baghdad được thực hiện sau lời kêu gọi vào tháng trước của Giáo sĩ Sadr, nhằm phản đối việc đốt kinh Koran được cho là sẽ diễn ra vào ngày 20/7 tại Thụy Điển. Các video được lan truyền trên Telegram cho thấy nhiều người đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển tại Baghdad vào khoảng 1h sáng, hô khẩu hiệu ủng hộ Giáo sĩ Sadr và sau đó đã xông vào đại sứ quán. Một số video khác cho thấy khói bốc lên từ khuôn viên đại sứ quán, song các hãng tin chưa chứng thực được độ tin cậy của những video này.
Salwan Momika - một người tị nạn Iraq sống tại Thụy Điển, đã đốt kinh Koran trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở thủ đô Stockholm hôm 28/6, đúng ngày đầu tiên diễn ra lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo. Chính phủ của một số quốc gia Hồi giáo, bao gồm cả Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Jordan và Maroc đã bày tỏ phản đối vụ việc trên. Cuối tháng trước, Giáo sĩ Sadr kêu gọi người Hồi giáo biểu tình chống lại Thụy Điển và trục xuất đại sứ Thụy Điển tại Iraq sau vụ việc trên. Hai cuộc biểu tình lớn đã diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad sau vụ đốt kinh Koran đó.
Ngày 2/7, Chính phủ Thụy Điển đã có tuyên bố chính thức lên án vụ đốt kinh Koran bên ngoài đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở thủ đô Stockholm, đồng thời coi đây là hành động "bài Hồi giáo" và khẳng định Thụy Điển hay châu Âu nói chung không ủng hộ những hành động như vậy.
Mỹ phản ứng sau vụ tấn công bằng rocket tại Iraq Ngày 8/12, Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad đã kêu gọi Chính phủ Iraq thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nhân sự của phái bộ này, sau vụ tấn công bằng rocket nhằm vào Đại sứ quán Mỹ trong Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt ở trung tâm thủ đô của Iraq vào sáng cùng ngày. Đại sứ quán Mỹ...