Thụy Điển đang trở thành Thung lũng Silicon của châu Âu
Cùng với sự lớn mạnh và thành công của nhiều công ty khởi nghiệp, thủ đô Stockholm của Thụy Điển đang dần vươn lên để trở thành Thung lũng Silicon của châu Âu.
Sebastian Siemiatkowski, nhà sáng lập công ty fintech Klarna cho biết một trong những lý do khiến Klarna thành công như ngày hôm nay là nhờ vào chính sách trang bị máy tính cho mọi nhà của chính phủ Thụy Điển.
Nói với Reuters , Siemiatkowski cho rằng việc chính phủ nước này yêu cầu mọi nhà đều phải có máy tính vào những năm 1990 và sớm hỗ trợ người dân đầu tư vào Internet là lý do thủ đô Thụy Điển trở thành mảnh đất sản sinh hàng loạt công ty khởi nghiệp. Đây cũng chính là nơi ra đời của nhiều tập đoàn nổi tiếng như H&M, Spotify, và Skype.
Sebastian Siemiatkowski, CEO công ty tài chính công nghệ Klarna.
“Sở hữu một chiếc máy tính là một điều không tưởng đối với những gia đình thu nhập thấp như tôi, nhưng nhờ có chính sách của chính phủ, mẹ tôi đã mua cho chúng tôi một chiếc máy tính ngay ngày hôm sau”, anh chia sẻ với Reuters .
Video đang HOT
Siemiatkowski bắt đầu tập viết code trên máy tính khi anh 16 tuổi. Sau này, khi anh thành lập Klarna và trải qua hơn 2 thập kỷ, công ty của anh đã được định giá 46 tỷ USD.
Trong khoảng thời gian mà chính sách nói trên có hiệu lực, từ 1998-2001, 850.000 máy tính được bán ra, phủ gần 1/4 số hộ gia đình tại Thụy Điển khi đó. Ngoài việc trang bị máy tính, việc phổ biến mạng băng rộng cũng giúp nhiều công ty Internet như Spotify phát triển.
Khi Spotify mới ra mắt, đây là dịch vụ thuần nghe nhạc trực tuyến, trong khi iTunes của Apple vẫn yêu cầu phải tải xuống. Chính điều này đã mang lại lợi thế cho Spotify khi phát nhạc trực tuyến trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, phúc lợi xã hội tốt cũng góp phần đưa Thụy Điển trở thành nơi có tỷ lệ khởi nghiệp cao thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, với hơn 20 công ty khởi nghiệp trên 1000 nhân viên văn phòng. Tỷ lệ startup tồn tại sau 3 năm tại nước này là 74%, theo nghiên cứu của OECD vào năm 2018.
Thụy Điển là một trong những quốc gia phúc lợi và đãi ngộ tốt nhất thế giới. Phần lớn khoản chi cho trẻ em đều miễn phí. Ngoài ra, nhiều quỹ bảo hiểm thu nhập có thể hỗ trợ người dân trong trường hợp công việc kinh doanh thất bại hoặc bị thất nghiệp. Quỹ này đảm bảo tới 80% mức lương trước đó của họ trong 300 ngày đầu tiên thất nghiệp.
Mặt khác, mạng lưới an sinh xã hội được đặt ra để đảm bảo cho cuộc sống đủ đầy của người dân cũng chính là một trong những lý do dẫn đến sự phát triển về mọi mặt của đất nước này.
“Mạng lưới an sinh xã hội ở Thụy Điển cho phép chúng tôi ít gặp ảnh hưởng xấu khi rủi ro xảy ra”, Gohar Avagyan, người đồng sáng lập của Vaam, một dịch vụ nhắn tin video bày tỏ.
Thụy Điển giữ nguyên lệnh cấm Huawei bán thiết bị 5G
Quyết định này đã làm tiêu tan hy vọng cho sự quay trở lại châu Âu và trả đũa đối thủ Ericsson của Huawei.
Bắc Kinh đã giận dữ khi Huawei bị gọi là mối đe dọa an ninh
Theo Reuters, một tòa án Thụy Điển hôm 22.6 duy trì lệnh cấm Huawei Technologies bán thiết bị 5G tại nước này. Trước đó, vào tháng 10.2020, cơ quan quản lý viễn thông Thụy Điển PTS đã bất ngờ cấm hãng viễn thông Trung Quốc cung cấp thiết bị 5G cho các công ty di động của Thụy Điển, với lý do lo ngại về bảo mật.
"An ninh quốc gia là điều rất quan trọng. Tòa án hành chính đã quyết định chỉ có Cảnh sát An ninh và các lực lượng vũ trang mới được quyền có cái nhìn tổng thể về tình hình an ninh và mối đe dọa đối với Thụy Điển", tòa án cho biết trong một tuyên bố.
Trước quyết định trên, ông Kenneth Fredriksen, Phó chủ tịch điều hành Huawei khu vực Trung Đông Âu và Bắc Âu, nói "không có gì bất ngờ khi tòa án cũng đưa ra kết luận về các giả định mà về cơ bản đã được cơ quan Dịch vụ An ninh Thụy Điển (SAPO) đưa ra", đồng thời nhấn mạnh "chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giành quyền có mặt tại thị trường Thụy Điển".
Sau áp lực ngoại giao từ phía Mỹ, các chính phủ châu Âu thời gian qua đã thắt chặt kiểm soát đối với sự có mặt của các công ty công nghệ Trung Quốc trong kế hoạch xây dựng mạng 5G. Ngoài Thụy Điển, Romania là nước mới nhất đưa ra lệnh cấm Huawei tham gia vào việc phát triển mạng 5G.
Những rào cản mà Huawei gặp phải không chỉ giúp các công ty đối thủ như Nokia và Ericsson có được thị phần ở châu Âu, mà còn tạo điều kiện cho Samsung Electronics tiến vào châu lục này thông qua việc ký hợp đồng cung cấp thiết bị mạng 5G với tập đoàn viễn thông Vương quốc Anh Vodafone.
Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển chưa đưa ra bình luận. Tuy nhiên, Bắc Kinh trước đó đã giận dữ khi Huawei bị gọi là mối đe dọa an ninh. Trung Quốc đã yêu cầu Thụy Điển "ngay lập tức sửa chữa sai lầm" về quyết định cấm Huawei, đồng thời cảnh báo một cách kín đáo trong tháng này rằng có thể sẽ có hành động trả đũa đối với Ericsson.
Ericsson đang lo ngại về nguy cơ mất thị phần ở Trung Quốc do ảnh hưởng từ lệnh cấm Huawei. Một phát ngôn viên của Ericsson nói quyết định của PTS, hiện đã được tòa án khẳng định, "có thể tác động xấu đến lợi ích kinh tế của Thụy Điển và của cả Ericsson". Theo Reuters, khoảng 10% doanh thu của Ericsson là từ Trung Quốc.
Châu Âu thừa nhận quá 'ngây thơ' khi thuê gia công chip Ông Thierry Breton - Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cựu lục địa đã quá ngây thơ khi thuê gia công chip trong những thập kỷ gần đây. Ông Thierry Breton tin tưởng vào tương lai ngành chip của châu Âu Dù vậy, ông nghĩ vẫn có cách để khắc phục tình trạng thiếu cân bằng hiện tại, và cơn...