Thủy điện “chặn” đường lên rẫy của dân
Ngày 25/11, ông Trần Đình Khởi, Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã gửi tờ trình lên UBND huyện về việc Thủy điện Thượng Nhật (thôn 3, xã Thượng Nhật) tích nước ảnh hưởng người dân.
Theo ông Khởi, công trình thủy điện Thượng Nhật đã tiến hành với tiến độ 60%. Hiện đường đi vào khu sản xuất Cha Lai của bà con xã chuyên khai thác mủ cao su và chăm sóc keo đã không đi được. Nguyên nhân do thủy điện san ủi đường nên đường bị dốc không vào được.
Đường quá dốc do thủy điện Thượng Nhật San ủi dường nên bà con miền núi không vào được rẫy canh tác
“Nếu không làm đường cho dân vào, người dân sẽ chặn đường phục vụ thi công vào thủy điện. Tổng cộng có 25 hộ dân ở xã chúng tôi bị ảnh hưởng. Diện tích bị ảnh hưởng là 23 hecta gồm cao su 17 hecta với 8 hộ, keo 15 hecta với 17 hộ” – ông Khởi trao đổi.
Ngoài ra theo Chủ tịch xã này, 200 công nhân ở công trình thủy điện trên đã không làm vệ sinh môi trường, không đào hố rác và vứt rác thẳng xuống sông. Họ còn ủi đất vứt xuống sông hòa vào dòng chảy sông Hương ô nhiễm.
Video đang HOT
Rác và đất bị công nhân thủy điện Thượng Nhật vứt xuống sông gây ô nhiễm
Việc đo đạc về tích nước lòng hồ thủy điện gây chết cây cối đã xong nhưng áp giá đền bù chưa xong, người dân đang chờ đợi từng ngày.
“Do thủy điện sẽ tích nước làm ngập diện tích với khoảng 150 hecta các cây cao su, nhiều nhất là cây keo. Phía thủy điện đo đạc thống kê cũng chưa hết. Chúng tôi đã nói họ phải đo đạc kỹ, không sau này ngập thêm nhiều diện tích cây cho dân nữa thì khổ” – ông Khởi bày tỏ.
Ông Trần Đình Khởi, Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông bức xúc trước công trình thủy điện gây khó khăn nhiều bề cho người dân
Được biết Công trình Thủy điện Thượng Nhật được khởi công xây dựng năm 2006 với diện tích 154ha, tổng vốn đầu tư 186 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đơn vị thi công thủy điện này là Công ty CP Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam.
Qua ý kiến người dân và chính quyền xã Thượng Nhật, UBND huyện Nam Đông hiện đã có công văn gửi Công ty CP Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam đề nghị sớm có kế hoạch mở đường cho người dân thuận lợi đi lại sản xuất, thế nhưng đến nay yêu cầu này vẫn chưa được thực hiện.
Đường vào công trình thủy điện rất khó khăn.
Đại Dương
Theo Dantri
Vụ vợ chồng giáo viên chết trước ngày 20.11: Những lời kể đau lòng
Người thân, đồng nghiệp và hàng xóm của hai vợ chồng giáo viên ở Thừa Thiên - Huế chết thảm trước ngày 20.11 cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vụ án gây chấn động dư luận này.
Theo người thân của bà N.T.K.L (50 tuổi, trú thôn Thuận Lộc, xã Hương Giang, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế), khoảng 1 tháng trở lại đây, vì mâu thuẫn với chồng là ông T.H (51 tuổi) nên bà L về sinh sống ở nhà bố mẹ đẻ. Sáng 18.11, bà L đến dạy học tại Trường Tiểu học Hương Hữu (huyện Nam Đông) như mọi ngày. Chiều 18.11, không thấy bà L về nhà bố mẹ đẻ, mọi người gọi điện cho bà thì không liên lạc được.
Người thân lo hậu sự cho vợ chồng bà L. Ảnh: V.A
Nghi ngờ có chuyện không lành xảy đến với bà L, anh trai bà này là ông Nguyễn Hiền lặn lội đi tìm em. Sau khi tìm kiếm nhiều nơi không có kết quả, ông Hiền đi đến nhà vợ chồng bà L thì bàng hoàng phát hiện em gái nằm bất động giữa nền nhà và đã tử vong. Lúc này, trên cổ bà L bị quấn bởi một sợi dây điện dùng để sạc pin điện thoại.
Trong khi cơ quan công an đang điều tra vụ việc và người thân, đồng nghiệp, bà con lối xóm chuẩn bị lo hậu sự cho bà L thì ông T.H ngồi một chỗ như người mất hồn. Không lâu sau đó, mọi người hoảng hồn nhìn thấy ông H treo cổ tự tử bằng một sợi đây ở vườn nhà. Khi được đưa xuống đất để chở đi cấp cứu thì ông H đã tử vong.
Qua điều tra ban đầu, cơ quan công an nhận định bà L tử vong do bị siết cổ và có khả năng ông H đã dùng dây sạc điện thoại siết cổ vợ rồi tự tìm đến cái chết bằng cách treo cổ trên cây.
Theo nhiều đồng nghiệp của bà L, khi thấy thời gian gần đây bà L về sinh sống ở nhà bố mẹ đẻ, nhiều người hỏi thì bà này bảo do mâu thuẫn gia đình. Bà L cũng kể việc chồng bà này mắc bệnh trầm cảm.
Nhiều người hàng xóm của vợ chồng bà L cho biết, hàng chục năm qua họ chưa từng nghe cặp vợ chồng này to tiếng với nhau. "Vợ chồng cô L sống mẫu mực và rất được hàng xóm quý mến, họ không làm mất lòng ai. Sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người trong thôn" - một người dân thôn Thuận Lộc kể.
Được biết, ông H là giáo viên Trường Tiểu học Hương Giang. Cặp vợ chồng này có 3 người con, trong đó người con đầu hiện đang làm giáo viên tại Bình Dương, người con thứ 2 làm việc tại TP.Đà Lạt, người con út vừa vào quân đội.
Như tin đã đưa, vào khoảng 20h ngày 18.11, tại nhà vợ chồng bà L, người thân phát hiện bà L tử vong. Khi mọi người đang tập trung lo hậu sự cho bà L thì ông H treo cổ tự tử sau vườn nhà. Qua khám nghiệm ban đầu cho thấy, bà L tử vong nghi do bị ông H siết cổ. Xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ việc là do mâu thuẫn gia đình.
Theo Danviet
Dân 19 nước bán điện không hết, Việt Nam vẫn lo xây thuỷ nhiệt điện Trong khi điện gió, điện mặt trời ngày càng rẻ, 19 nước trên thế giới đã mua điện mặt trời của dân với giá rẻ hơn điện bán lẻ. Còn giá mua điện gió và điện mặt trời của Việt Nam đang ở mức cao hơn thế giới, song chủ trương Bộ ngành vẫn muốn thuỷ - nhiệt điện, gây nhiều hệ luỵ...