Thường xuyên ăn ốc, người đàn ông bị sán dây ‘ăn’ não suýt chết
Người đàn ông tên Wang đến từ Trung Quốc bị nhiễm ký sinh trùng (sán dây) do thường xuyên ăn ốc trong các bữa tối.
Ông Wang (36 tuổi) cho biết, năm 2004 do làm việc trong nhà hàng nên ông thường xuyên tiếp xúc với các món ăn. Trong đó, ông thích nhất là món ốc xào nên thường xuyên sử dụng cho bữa tối của mình.
Chỉ sau 1 năm, ông bắt đầu có các triệu chứng nôn mửa thường xuyên. Tới năm 2007, ông có biểu hiện tê cứng chân tay, yếu cơ và co giật. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến ông Wang buộc phải nghỉ việc.
Ông Wang buộc phải nghỉ việc do sán dây “ăn” não.
Để điều trị, ông đi khắp các bệnh viện gần nơi ở của mình suốt 10 năm sau đó, nhưng tất cả đều không tìm ra nguyên nhân căn bệnh.
Năm 2018, tại một bệnh viện, bác sĩ bất ngờ phát hiện não của ông Wang có con sán dây dài đang cư trú bên trong và có dấu hiện “ăn” não. Đây chính là lý do khiến ông luôn bị co giật và tê bì chân tay.
Để điều trị, bác sĩ khuyên ông không nên phẫu thuật bởi phương pháp này tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Ông được kê thuốc để uống tại nhà. Nhưng sau một năm, ông vẫn liên tục lên cơn co giât, thậm chí tình trạng ngày càng trầm trọng.
Ông được gia đình đưa đến Bệnh viện Não khoa Quảng Đông 999. Nơi đây, các bác sĩ chỉ định ông phải phẫu thuật để kiểm soát tình hình, bởi sán dây vẫn còn sống.
Phải mất 2 giờ đồng hồ, các bác sĩ mới loại bỏ được con sán dây cư trú trong não của ông Wang.
Video đang HOT
Con sán dây được lấy ra khỏi não bệnh nhân 36 tuổi ở Trung Quốc.
Theo bác sĩ Gu Youming – Phó Giám đốc Bệnh viện Não khoa Quảng Đông 999, con ký sinh trùng có tên là Sparganum mansoni, thường được tìm thấy trong ruột của chó và mèo, rất hiếm khi có ở người.
“Con sán dây vẫn còn sống, nếu không được loại bỏ nó sẽ “ăn” não và gây ra những biến chứng nguy hiểm như tê liệt thần kinh, co giật, mất trí nhớ thậm chí là ảnh hưởng tới mạng sống”, bác sĩ Gu nói.
Bác sĩ Gu Youming cũng cho biết, sau phẫu thuật, tình trạng của ông Wang đang khá dần lên và sẽ bình phục hoàn toàn trong thời gian tới.
Theo vtc.vn
Sát thủ gây ung thư bàng quang là 'món' hàng triệu người Việt nghiện mê mẩn
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong ung thư hệ thống tiết niệu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ, nhưng đã xác định có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất...
Ảnh minh họa: Internet
Mỗi năm, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị khoảng 140 trường hợp ung thư bàng quang, trong đó 25% người bện đến khám ở giai đoạn muộn, ung thư đã xâm lấn lớp cơ bàng quang và cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang để điều trị triệt để.
Ung thư bàng quang xảy ra ở lớp niêm mạc lót trong lòng bàng quang. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ xâm lấn vào đến lớp cơ bàng quang và có thể di căn xa ra bên ngoài bàng quang, gây khó khăn cho việc điều trị tận gốc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, điều trị ung thư bàng quang tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chủ yếu là cắt toàn bộ bướu bàng quang qua ngả nội soi niệu đạo.
Khi bệnh phát triển ở mức độ ác tính của tế bào ung thư, bướu bàng quang có thể tái phát từ 30 - 50% trường hợp sau phẫu thuật nội soi cắt bướu. Do đó, người bệnh phải tuân thủ chế độ tái khám nghiêm ngặt để có thể phát hiện sớm các trường hợp bướu tái phát.
Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không. Ảnh minh họa: Internet
Khi bướu không còn khu trú ở lớp niêm mạc lót bên trong mà đã xâm lấn vào lớp cơ bàng quang, cách điều trị hiệu quả duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang.
Sau khi cắt bỏ toàn bộ bàng quang, trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ dùng một đoạn ruột non để tái tạo lại bàng quang mới giúp người bệnh có thể tự đi tiểu được qua đường tự nhiên như trước khi mổ.
Theo các bác sỹ, nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ, nhưng khoa học đã xác định được bệnh lý này có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất...
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ung thư bàng quang sớm
Tiểu lẫn máu: là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu.
Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu)thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanhcũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu của ung thư bàng quang. Ảnh minh họa: Internet
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ.
Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu: tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông. Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...
Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh: cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu. Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính.
Nhưng ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ.
Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao. Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hoá chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Phòng bệnh lây truyền qua thực phẩm ô nhiễm Bệnh truyền qua thực phẩm, trong đó nhiễm ký sinh trùng liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống như: tiết canh, gỏi sống, các loại đồ ăn/thức uống chưa đun sôi, nấu kỹ. Nhiều hội chứng bệnh do ký sinh trùng Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm...