Thương vụ Foxconn mua lại Sharp tiếp tục thực hiện
Theo nguồn tin của Reuters, thương vụ Foxconn mua lại Sharp đang được triển khai, sau khi có những thông tin cho rằng thương vụ này bị hoãn lại vì những khoản nợ mới của Sharp.
Sharp trong thời gian tới sẽ do Foxconn quản lý – Ảnh: Reuters
Theo đó, ngay sau khi Sharp ra thông cáo chính thức về việc sáp nhập vào Foxconn (Đài Loan) với giá khoảng 6,24 tỉ USD, Foxconn lại cho biết hãng này sẽ tạm hoãn thương vụ nói trên. Các nguồn tin nội bộ cho rằng Foxconn đã bị “bất ngờ” về các khoản nợ lên tới 3,1 tỉ USD của Sharp.
Tuy nhiên, theo nguồn tin mới nhất của Reuters thì thương vụ đã giải quyết được những vấn đề “bên trong”, để tiếp tục triển khai vào ngày 31.3 tới.
Video đang HOT
Với việc mua lại Sharp, Foxconn sẽ tiếp quản khoảng 48.000 nhân viên cũng như những công nghệ sản xuất màn hình LCD mà Sharp đang nắm giữ.
Thương vụ này mang nhiều ý nghĩa cho Foxconn, khi hãng tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đến nhiều nhà sản xuất khác. Hiện nay, Foxconn là nhà cung cấp thiết bị điện tử lớn cho cả Apple lẫn Microsoft.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Foxconn mua lại Sharp có thể giúp iPhone giảm giá
Hãng điện tử Nhật Bản Sharp đã chấp nhận mức giá mà tập đoàn Foxconn, Đài Loan đưa ra hôm 25/2 cho thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất đầu năm 2016.
Foxconn là đơn vị lắp ráp iPhone - thiết bị bán chạy nhất của Apple, cũng là smartphone có mức lợi nhuận cao nhất thế giới. Họ cũng sản xuất một vài linh kiện cho thiết bị này. Những linh kiện này được Foxconn bán cho Apple như một phần của "hóa đơn bằng hàng hóa". Phần đắt giá nhất trong hóa đơn ấy là màn hình - chi tiết đắt tiền nhất của iPhone.
Màn hình là chi tiết ngốn nhiều tiền vốn nhất của iPhone. Bảng biểu từ AtlasIHS.
Foxconn không sản xuất được màn hình, nhưng Sharp thì có thể. Bằng cách mua lại Sharp, Foxconn thậm chí sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ iPhone. Apple cũng sẽ có lợi ích khi họ có thể mua lại màn hình từ một đối tác, thay vì đối thủ như LG hiện nay. Giá đầu tư cho mỗi màn hình cũng rẻ hơn so với mua từ LG hay Samsung.
Kết quả là iPhone có thể sẽ giảm chi phí đáng kể, dù không chắc giá bán sẽ giảm. Apple có lẽ không có thói quen giảm lợi nhuận để thỏa mãn những khách hàng quá nhạy cảm về giá tiền.
Sáng ngày 26/2, Foxconn đã tạm hoãn thương vụ "sau khi nhận được các thông tin mới từ Sharp".
"Chúng tôi sẽ hoãn bất kỳ ký kết quyết định nào cho đến khi đạt được sự thấu hiểu và các giải pháp cho tình hình", Foxconn nói thêm. Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi liệu đây có phải chỉ là chiến thuật đàm phán hay thực sự là dấu hiệu cho thấy Foxconn muốn thâu tóm Sharp bằng mọi cách, bằng chứng là họ đã tăng giá trị thương vụ liên tục. Chưa có câu trả lời trực tiếp được đưa ra, nhưng vài nguồn tin nói với Wall Street Journalrằng Sharp vừa để lộ ra một nguồn nợ chưa xác định có thể lên đến hàng tỷ USD và khiến Foxconn băn khoăn.
Thương vụ này đã xuất hiện nhiều năm, lần đầu được tiết lộ vào năm 2012 khi Foxconn thất bại trong việc thuyết phục Sharp bán lại. Và hồi kết của thương vụ này đang dấy lên nhiều bàn cãi tại Nhật Bản, nơi việc một tập đoàn nước ngoài mua lại tên tuổi trong nước vẫn còn là điều hiếm gặp. Nếu thực sự thương vụ thành công, nó sẽ mang lại lợi ích then chốt cho cả Apple và Foxconn.
Lê Phát
Theo Zing
Sharp chấp nhận bán mình cho Foxconn với giá 6,24 tỷ USD Vụ việc này đã được các bên xác nhận, chỉ còn chờ chính phủ Nhật Bản thông qua. Sharp đã nhấp nhận mức giá 700 tỷ yen (khoảng 6,24 tỷ USD) từ Foxconn, theo Wall Street Journal, để kết thúc thương vụ dai dẳng trong nhiều tháng qua. Trước đó, Foxconn liên tục nâng giá, quyết thuyết phục hội đồng quản trị của...