‘Thượng viện xa lạ’ thách thức nỗ lực của Biden
Tháng 12/2016, những bạn cũ tại Thượng viện vây quanh Biden trong không khí thân tình trước khi ông rời Nhà Trắng. 4 năm sau, tình hình đã thay đổi.
“Ông là một người bạn thực sự, một đối tác đáng tin cậy. Thật vinh dự khi được phụng sự cùng ông. Chúng tôi sẽ nhớ ông”, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell nói với Joe Biden, khi đó là phó tổng thống Mỹ chuẩn bị mãn nhiệm, đồng thời kể lại những kỷ niệm giữa họ.
Một loạt nghị sĩ Cộng hòa khác cũng không ngớt lời ca ngợi Biden trong cuộc chia tay tại Thượng viện trước khi nhiệm kỳ của chính quyền Barack Obama khép lại. Họ gọi Biden là “người đàn ông tuyệt vời”, “tôn kính Chúa và tốt bụng”, “một người yêu nước chân chính” với “nghị lực vô hạn và sự thu hút không thể phủ nhận”.
Tuy nhiên, nơi từng vô cùng thân thuộc với Biden giờ đây dường như trở thành một chốn xa lạ, không còn thân thiện và hiệu quả như trước, khi ông đảm nhiệm cương vị tổng thống. Chỉ vài ngày sau khi Biden kêu gọi đoàn kết trong bài phát biểu nhậm chức, Thượng viện rơi vào bế tắc khi các lãnh đạo hai đảng không thể thống nhất về những quy tắc hoạt động cơ bản.
Joe Biden (phải) và Mitch McConnell tại Phòng Thượng viện trong tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hồi tháng 1/2015. Ảnh: AFP .
“Tôi hoài niệm về cách chúng tôi từng hợp tác cùng nhau. Bây giờ Thượng viện chẳng làm gì cả”, Harry Reid, cựu lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, người nghỉ hưu hồi năm 2016, hồi tưởng về quốc hội Mỹ những năm 1970 và 1980.
Với 36 năm giữ chức thượng nghị sĩ và 8 năm trong Nhà Trắng, Biden sở hữu kinh nghiệm làm việc dày dặn trong chính quyền, hiểu biết sâu sắc về quy trình lập pháp cũng như giới chính trị gia. Tuy nhiên, bình luận viên Lisa Lerer của NY Times đặt câu hỏi rằng liệu chúng có còn “hợp thời” hay không, bởi giờ đây khi Biden nhắc đến hợp tác lưỡng đảng, nhiều người trong phe Dân chủ lặng lẽ đảo mắt.
Video đang HOT
4 năm qua, hơn 1/4 số ghế tại Thượng viện đã đổi đảng, bao gồm 5 thượng nghị sĩ Cộng hòa từng ca ngợi Biden trong sự kiện hồi tháng 12/2016. Nhiều thành viên mới gia nhập Thượng viện trong bối cảnh chính trị phân cực sâu sắc dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Họ chưa từng làm việc trong một Thượng viện tích cực trong các quyết sách hơn.
Một số phụ tá thân cận của Biden tin rằng vụ bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1, do đám đông ủng hộ Trump gây ra, đã khiến nội bộ đảng Cộng hòa thay đổi theo hướng tích cực hơn, thúc đẩy các nghị sĩ cùng nhau hợp tác. Tuy nhiên, rất nhiều dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Trump trong đảng vẫn tồn tại.
Bình luận viên Lerer chỉ ra rằng chủ nghĩa Trump không biến mất bất chấp mức tín nhiệm lao dốc của ông đối với các đảng viên Cộng hòa sau vụ bạo loạn. Bằng chứng là hàng loạt quan chức, lãnh đạo địa phương và cử tri Cộng hòa vẫn tin vào những cáo buộc của Trump về gian lận bầu cử, coi Biden là tổng thống bất hợp pháp.
Theo Lerer, họ đang đe dọa nỗ lực của chính những đảng viên Cộng hòa hợp tác với Biden, đồng thời gây phức tạp hóa tính toán chính trị của các nghị sĩ quốc hội, bao gồm vài người sẽ tái tranh cử vào năm sau như Thượng nghị sĩ Rob Portman của Ohio và Lisa Murkowski của Alaska.
Kế hoạch cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Biden cũng vấp phải phản ứng hoài nghi từ phe Cộng hòa, gồm cả một số nghị sĩ trung lập từng giúp xây dựng gói kích cầu được Trump thông qua cuối năm ngoái. Roy Blunt, chủ tịch Ủy ban Chính sách của Thượng viện, cho rằng đây không phải mức ngân sách có thể đưa ra để bắt đầu đàm phán.
“Chúng ta vừa thông qua một chương trình trị giá hơn 900 tỷ USD. Trước mắt, tôi không tính đến một chương trình mới”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Utah Mitt Romney trả lời báo giới ngay sau lễ nhậm chức của Biden.
Khó khăn trong hợp tác lưỡng đảng còn xuất phát từ chính phe Dân chủ của Biden. Sau 4 năm dưới thời Trump, nhiều đảng viên Dân chủ không còn sẵn lòng thỏa hiệp trong các chương trình nghị sự. Một bộ phận có tiếng nói trong đảng đang thúc đẩy thông qua mức đề xuất cứu trợ Covid-19 của Biden bằng một nghị quyết về ngân sách, cho phép dự luật chỉ cần 51 phiếu ở Thượng viện để được phê duyệt, thay vì 60 phiếu như thông thường.
Trong khi đó, cựu nghị sĩ Reid kêu gọi Biden không tốn quá nhiều thời gian để cố gắng lấy lòng các đồng nghiệp cũ bên phe Cộng hòa. Giống như nhiều đảng viên Dân chủ khác, Reid muốn Biden bãi bỏ luật “filibuster”, quy định các bên có quyền tranh luận không ngừng và những dự luật lớn cần ít nhất 60 phiếu để được thông qua, từ đó cho phép phe Dân chủ đạt được mục tiêu với thế đa số mong manh tại Thượng viện.
Chính viễn cảnh này dường như khiến lãnh đạo Cộng hòa McConnell lo lắng, dẫn đến việc ông từ chối ký thỏa thuận về hoạt động của Thượng viện cho đến khi phe Dân chủ đảm bảo không thay đổi các quy tắc. Theo bình luận viên Lerer, quyết định này về cơ bản nhằm kìm hãm lợi thế đa số mà phe Dân chủ mới giành được, trước cả khi những cuộc chiến pháp lý gay gắt bắt đầu.
Biden thường tỏ ra thận trọng về vấn đề loại bỏ “filibuster”, dù từng để ngỏ khả năng này trong những tháng cuối của chiến dịch tranh cử. Một số đảng viên Dân chủ cho rằng sự phản đối của McConnell có thể khiến Biden thay đổi quan điểm, khi ông trở nên tuyệt vọng với những chính sách bị đình trệ.
“Theo những gì tôi biết về Joe Biden, ông ấy sẽ vô cùng kiên nhẫn và cố gắng tiếp tục để Thượng viện vận hành như trước đây. Tôi không lạc quan lắm”, Reid nói.
Nghị sĩ Cộng hòa công bố điều khoản luận tội Biden
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Marjorie Taylor Greene thông báo điều khoản luận tội Biden với cáo buộc "lạm quyền" và "đổi chác lợi ích" với nước ngoài.
"Tổng thống Biden đã thể hiện rằng ông ấy sẽ làm bất cứ điều gì để giải cứu con trai Hunter, đồng thời đổ đầy túi của gia đình bằng những khoản tiền từ các công ty năng lượng tham nhũng ở nước ngoài", Greene, hạ nghị sĩ Cộng hòa đại diện cho bang Georgia, cho biết trong tuyên bố hôm 21/1 về điều khoản luận tội Tổng thống.
Tuyên bố cho thấy Greene tìm cách luận tội tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vì những hoạt động "trao đổi lợi ích" tại Ukraine, đồng thời cáo buộc ông "lạm dụng quyền lực thông qua việc cho phép con trai Hunter Biden kiếm chác từ Nga và Trung Quốc, hai kẻ thù lớn nhất của Mỹ".
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tại tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hôm 4/1. Ảnh: AFP .
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái, Biden cũng thường xuyên chịu áp lực từ phe Cộng hòa, do những nghi vấn xung quanh công việc kinh doanh của gia đình ông.
Cựu tổng thống Donald Trump và các thân tín cho rằng Biden từng dùng quyền lực khi giữ chức phó tổng thống hồi năm 2016 để giúp công ty năng lượng Ukraine Burisma, nơi con trai Hunter từng làm việc, không bị điều tra hình sự về tham nhũng. Quan hệ làm ăn của Hunter ở Trung Quốc cũng gây nghi ngờ anh lợi dụng địa vị của cha mình để tư lợi.
Greene thông báo về kế hoạch trình điều khoản luận tội Biden của bà từ hôm 13/1, sau khi Trump bị luận tội lần hai với cáo buộc kích động bạo loạn, liên quan đến vụ đám đông ủng hộ ông xông vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1.
"Tôi xin thay mặt người dân Mỹ tuyên bố rằng chúng ta phải đảm bảo những lãnh đạo cần chịu trách nhiệm. Chúng ta không thể có một Tổng thống Mỹ sẵn sàng lạm dụng quyền lực và bị mua chuộc bởi những chính phủ nước ngoài, công ty năng lượng ở nước ngoài của Trung Quốc hay Ukraine", Greene trả lời phỏng vấn hôm 13/1.
Greene mới đắc cử nghị sĩ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, nhờ đại diện cho một quận rất bảo thủ ở miền bắc bang Georgia. Nữ nghị sĩ này tin theo thuyết âm mưu của QAnon, nhóm cực hữu tin rằng Trump đang bí mật chiến đấu với một phe phái gồm những kẻ ấu dâm tôn thờ quỷ Satan. QAnon bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) coi là mối đe dọa khủng bố trong nước.
Greene là người đầu tiên theo thuyết QAnon đắc cử nghị sĩ. Bà từng nói rằng người da màu là "nô lệ cho đảng Dân chủ" và đàn ông da trắng là "nhóm người bị ngược đãi nhiều nhất ở Mỹ".
Austin Scott, nghị sĩ Cộng hòa bang Georgia, tuyên bố ông phản đối việc đồng nghiệp Greene đòi luận tội Tổng thống Biden, cũng như cách ông không đồng ý với nỗ lực luận tội Trump. "Một người không thể có hành vi bị luận tội khi chưa tuyên thệ làm Tổng thống Mỹ và tôi hoàn toàn không có ý ủng hộ bà ấy trong việc này. Tôi sẽ không ký vào điều khoản đó", Scott nói.
Trên thực tế, nỗ lực của Greene được cho là sẽ không đi đến đâu, do đảng Dân chủ đang kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ.
Phe Dân chủ, Cộng hòa bất đồng về cách điều hành Thượng viện Bất đồng giữa lãnh đạo phe Dân chủ và Cộng hòa về quy tắc cốt lõi khiến hai đảng không đạt được thỏa thuận điều hành Thượng viện. Mitch McConnell, nghị sĩ Cộng hòa, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, đã yêu cầu giữ quy tắc lâu đời của Thượng viện là để thông qua dự thảo luật, cần đảm bảo...