Thượng viện Thụy Sĩ phản đối kiểu trừng phạt đơn phương, bảo toàn vị thế trung lập
Ủy ban an ninh quốc hội của Hội đồng Quốc gia (CPS-E) Thụy Sĩ đã nhất trí ngăn chặn khả năng nước này đưa ra các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các cá nhân bị cáo buộc vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng.
Thụy Sĩ có lịch sử trung lập lâu đời và thường đóng vai trò trung gian giữa các quốc gia có mối quan hệ không tốt đẹp. Ảnh: Reuters
Ủy ban lo ngại những sửa đổi này có thể thách thức vị thế trung lập của quốc gia.
“Ủy ban tin rằng chính sách trừng phạt hiện tại đã chứng minh được hiệu quả của nó. Cho đến nay, Thụy Sĩ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương mà tham gia vào các lệnh cấm vận được quốc tế chấp thuận rộng rãi tùy từng trường hợp. Theo quan điểm của CPS-E, một chính sách trừng phạt đơn phương sẽ chỉ mang tính biểu tượng và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, ủy ban bác bỏ điều khoản do Hội đồng Quốc gia đưa ra như một phần của việc sửa đổi luật cấm vận”, tuyên bố của CPS-E nêu rõ.
Các thượng nghị sĩ tin rằng những sửa đổi được đề xuất sẽ thay đổi đáng kể đến chính sách trừng phạt của Thụy Sĩ và đặt ra nghi vấn về pháp quyền và vị thế trung lập của quốc gia.
“SPC-E cho rằng đất nước chúng ta có thể đứng trước nguy cơ bị gây sức ép trong tương lai khi nói đến áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số thực thể hoặc cá nhân”, tuyên bố cho biết thêm.
Ngày 3/8, Thụy Sĩ đã thông qua gói trừng phạt thứ bảy của Liên minh châu Âu đối với Nga bao gồm lệnh cấm nhập khẩu vàng và đóng băng tài sản của ngân hàng Sberbank. Vào thời điểm đó, đảng Nhân dân Thụy Sĩ (UDC) cho biết các lệnh trừng phạt Nga đã vi phạm hiến pháp của Thụy Sĩ, trong đó nhấn mạnh nước này giữ nguyên lập trường trung lập.
Thụy Sĩ có thể đại diện cho lợi ích ngoại giao của Ukraine tại Nga
Thụy Sĩ ngày 10/8 xác nhận Ukraine đã yêu cầu nước này đại diện ngoại giao cho họ tại Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng phía Moskva nên đồng thuận để thỏa thuận được triển khai.
Thụy Sĩ có truyền thống lâu đời đại diện cho quyền lợi của các nước khác khi có mâu thuẫn. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, Thụy Sĩ - một quốc gia luôn được biết đến với quan điểm trung lập - cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ ngoại giao và đóng vai trò như một nhà trung gian.
Trong một tuyên bố ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ xác nhận Ukraine đã yêu cầu Bern đảm nhận một nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho Kiev ở Nga. Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ giải thích nhiệm vụ mà nước này đảm nhận sẽ cho phép các quốc gia duy trì quan hệ cấp thấp và cung cấp hoạt động lãnh sự cho công dân Ukraine tại Nga.
"Các cuộc đàm phán tương ứng đã hoàn tất", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ trả lời thư điện tử hãng tin AFP. Tuy nhiên, người phát ngôn này không cung cấp thêm thông tin chi tiết về thời lượng hoặc nội dung của các cuộc đàm phán, nhấn mạnh rằng tính thận trọng là yếu tố cốt yếu trong nhiệm vụ lần này.
Thụy Sĩ vẫn cần phải có sự đồng thuận từ phía Nga. Tuy nhiên, cơ hội này tương đối mong manh do Moskva vẫn còn tức giận trước quyết định của Bern theo chân Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt Nga.
Thụy Sĩ từng đảm nhận vai trò đại diện ngoại giao cho một nước khác trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong một số trường hợp mâu thuẫn khác, nước này cũng từng đại diện cho lợi ích ngoại giao của Mỹ ở Iran, đại diện cho Iran ở Canada và đại diện cho lợi ích của Nga tại Georgia.
Dubai trở thành "Thụy Sĩ mới" của các doanh nhân Nga Lệnh trừng phạt của phương Tây đang thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng Nga chuyển đến Dubai hoạt động, trong bối cảnh việc kinh doanh ở Thụy Sĩ ngày càng trở nên khó khăn. UAE đã trở thành 'nơi trú ẩn' an toàn của giới nhà giàu Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Ảnh: Bloomberg Theo...